Hợp đồng vận chuyển ô tô nội địa

Hợp đồng vận chuyển ô tô nội địa, vận chuyển ô tô tới các đại lý, vận chuyển tới showroom, khách hàng. Ô tô là sản phẩm, phương tiện có giá trị cao, vì thế khi cần đưa tới đại lý, showroom nhằm múc đích phân phối, các đơn vị thường lựa chọn những đơn vị vận chuyển có cơ sở vật chất phù hợp hoặc phải thành lập riêng một đơn vị vận chuyển trực thuộc. Cũng trong một số trường hợp đặc biệt việc vận chuyển ô tô nội địa trong quốc gia là để làm quá tặng hay chuyển chiếc xe của mình ra địa chỉ mới nhưng không tiện trực tiếp lái, vận hành theo đường bộ.

Khi đó bên có nhu cầu và bên có dịch vụ tương ứng sẽ tiến hành đàm phán ký kết Hợp đồng vận chuyển ô tô nội địa. Để tham khảo biểu mẫu văn bản này được rõ ràng hơn, các bạn vui lòng theo dõi bài viết dưới đây.

Mẫu Hợp đồng vận chuyển ô tô nội địa

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ngày, …tháng….. năm

HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN Ô TÔ NỘI DỊA

Số:…../……

  • Căn cứ bộ luật dân sự số 91/2015/QH13;
  • Căn cứ luật thương mại số 36/2005/L-QH11
  • Căn cứ nhu cầu hai bên

Hôm nay ngày…., tháng….., năm…. , chúng tôi gồm

Bên A. …………

Địa chỉ: ……………

Điện thoại: …………… – Fax: ………

Mã số thuế………                                                   

Tài khoản số: ………- Ngân hàng: ……

Đại diện: ………. – Chức vụ: ……

Bên B. …………

Địa chỉ: …………

Điện thoại: ………… – Fax: …………

Mã số thuế……………                                                  

Tài khoản số: …………- Ngân hàng: ……

Đại diện: ………… – Chức vụ: ……

Điều 1: Nội dung thỏa thuận

Bên B đồng ý vận chuyển ô tô  cho bên B

  1. Thời hạn hợp đồng: ……….ngày
  2. Tên hàng hóa: ô tô
  3. Vận chuyển trong nội địa 
  4. Khối lượng
  5. Thời gian vận chuyển
  6. Địa điểm nhận vận chuyển
  7. Địa điểm xử lý:
  8. Người liên hệ: ……… Điện thoại

Điều 2: Cách thức thực hiện

  1. Gồm những loại xe ô tô
  2. Nhãn hiệu xe
  3. Phân khúc thị trường
  4. Phương tiện vận chuyển:
  5. Số lượng phương tiện vận chuyển
  6. Giấy tờ hợp lệ cho phương tiện vận chuyển
  7. Kiểm tra chất lượng xe

Điều 3: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán

  • Đơn giá:
  • Phương thức thanh toán: tiền việt nam đồng
  • Hình thức thanh toán: thanh toán 1 lần
  • Cách thức thanh toán : bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản

Thanh toán bằng tiền mặt : thanh toán cho                     

Họ và tên:………… chức danh

CMND/CCCD:………. ngày cấp………… nơi cấp

ĐT:

Thanh toán bằng hình thức chuyển khoản:

Số TK

Chủ tài khoản

Ngân hàng

Chi nhánh

  • Thời hạn thanh toán
  • Lệ phí đi đường: vận chuyển qua các trạm, chi phí đường bộ

Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của hai bên

Quyền và nghĩa vụ của bên A:

– Trả đủ tiền cước phí vận chuyển cho bên B theo đúng thời hạn, phương thức đã thoả thuận;

– Trông coi tài sản trên đường vận chuyển, nếu có thoả thuận. Trong trường hợp bên A trông coi tài sản mà tài sản bị mất mát, hư hỏng thì không được bồi thường.

– Bên A phải bồi thường thiệt hại cho bên B và người thứ ba về thiệt hại do tài sản vận chuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại mà không có biện pháp đóng gói, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.

– Yêu cầu bên B chuyên chở tài sản đến đúng địa điểm, thời điểm đã thoả thuận;

– Trực tiếp hoặc chỉ định người thứ ba nhận lại tài sản đã thuê vận chuyển;

– Yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại.

Quyền và nghĩa vụ của bên B

– Bảo đảm vận chuyển hàng hóa đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn;

– Trả tài sản cho người có quyền nhận;

– Chịu chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

– Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật;

– Bồi thường thiệt hại cho bên A trong trường hợp bên B để mất mát, hư hỏng tài sản do lỗi của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

– Kiểm tra sự xác thực của tài sản, của vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác;

– Từ chối vận chuyển tài sản không đúng với loại tài sản đã thoả thuận trong hợp đồng;

– Yêu cầu bên A thanh toán đủ cước phí vận chuyển đúng thời hạn;

– Từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, nếu bên B biết hoặc phải biết;

– Yêu cầu bên A bồi thường thiệt hại.

Điều 5: Tranh chấp và giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu có tranh chấp phát sinh các bên giải quyết trên tinh thần hoà giải, thương lượng đôi bên cùng có lợi. Các bên tiến hành thương lượng, hòa giải ít nhất …..lần trong vòng …….tháng kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.

Trong trường hợp tranh chấp không thỏa thuận được sẽ được giải quyết bằng hòa giải, trọng tài thương mại hoặc giải quyết theo quy định của pháp luật nước Công hòa xã hội Chủ nghĩa việt nam.

Điều 6: Trường hợp bất khả kháng

  1. Hợp đồng có thể bị tạm dừng thực hiện hoặc chấm dứt hiệu lực trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng. Hai bên tiến hành thỏa thuận trong vòng ……… kể từ ngày được biết về sự kiện xảy ra về việc tạm ngưng hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng.
  2. Hai bên thỏa thuân về các điều khoản sau trong thỏa thuận tạm ngưng hợp đồng
  3. Thời gian tạm ngưng hợp đồng,
  4. Áp dụng các biện pháp khẩn cấp để giảm thiểu tổn thất
  5. Trách nhiệm của các bên để khắc phục hậu quả do sự kiện bất khả kháng gây ra

Thỏa thuận về việc tạm ngừng hợp đồng phải được lập thành văn bản và có sự xác nhận của hai bên

3. Hai bên có thể thống nhất chấm dứt hợp đồng trong trường hợp không thể khắc phục hậu quả do sự kiện bất khả kháng gây ra.

4. Một sự kiện được coi là bất khả kháng theo điều này quy định phải đáp ứng 03 điều kiện sau:

  • Sự kiện xảy ra một cách khách quan nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng;
  • Hậu quả của sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm;
  • Hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Điều 7: Giám sát và thực hiện hợp đồng

  • Giám sát thực hiện hợp đồng:

Quyền giám sát:

Cách thức giám sát : khối lượng, chất lượng công việc

  • Kiểm tra thực hiện hợp đồng: 

Quyền giám sát:

Cách thức giám sát : khối lượng, chất lượng công việc

Điều 8: Phạt vi phạm hợp đồng

*Phạt vi phạm : là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Bộ luật Dân sự.

*Thỏa thuận phạt vi phạm :

vi phạm lần 1 phạt số tiền là

vi phạm lần 2 phạt số tiền là

*Trách nhiệm các bên: thực hiện phạt vi phạm đúng theo thỏa thuận nếu có vi phạm xảy ra

*Truy cứu phạt vi phạm : nếu một bên vi phạm từ 3 lần trở lên thì bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng .

*Chậm trả của phạt vi phạm : nếu bên vi phạm chậm trả cho bên bị vi phạm, thì số tiền chậm trả sẽ được tính theo lãi suất của bộ luật dân sự năm 2015

Điều 9: Bồi thường thiệt hại

Ngoài  phạt vi phạm hợp đồng , bên vi phạm phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bên bị vi phạm nếu có thiệt hại xảy ra

Điều 10: Chấm dứt hợp đồng

1. Hợp đồng có thể chấm dứt trong các trường hợp sau:

Chấm dứt hợp đồng theo ý chí của 1 bên

Chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận của 2 bên

Chấm dứt hợp đồng  do tác động của cơ quan nhà nước, cơ quan chủ thể có thẩm quyền

2. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu không phải do lỗi và không có thiệt hại xảy ra. Tất cả có trường hợp còn lại đều phải bồi thường theo thỏa thuận

Điều 11: Điều khoản chung

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…. Và kết thúc ngày …..

Hai bên cùng đồng ý thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản của hợp đồng .

Hợp đồng này được kí tại ….

Lập thành hai bản có giá trị pháp lý ngang nhau và có hiệu lực từ ngày …..      

Bên A Bên B

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com