Mẫu Hợp đồng mua bán vải – Hợp đồng mua bán đồ may mặc

Hợp đồng mua bán vải, mua bán sản phẩm dệt may, thủ công được ghi nhận với những nội dung cơ bản sau đây, mời các bạn tham khảo mẫu.

Công ty Luật LVN – Luật sư Tư vấn trực tuyến – Gọi ngay 1900.0191

Tổng quan Hợp đồng mua bán vải

Hợp đồng mua bán vải là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên bán sẽ chuyển quyền sở hữu một số lượng vải nhất định cho bên mua còn bên mua có trách nhiệm trả tiền cho bên bán.

1. Hợp đồng mua bán vải cần có những nội dung gì

Hợp đồng mua bán vải là thỏa thuận giữa các bên theo đó bên bán chuyển số vải cùng quyền sở hữu đối với số vải đó cho bên mua, bên mua vải có trách nhiệm nhận vải và có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, việc giao hàng thanh toán phải thực hiện theo thời gian, địa điểm, phương thức được thỏa thuận trong hợp đồng.

Mục đích của hợp đồng mua bán vải là cơ sở pháp lý ràng buộc quyền và nghĩa vụ của bên mua và bên bán, đảm bảo hai bên thực hiện đầy đủ và chính xác quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đảm bảo hoàn thành hợp đồng.

Các nội dung cơ bản trong hợp đồng mua bán vải bao gồm: thông tin về chủ thể ký kết, thông tin về số lượng vải giao dịch (số lượng, chủng loại, chất lượng, màu sắc), giá thành và thanh toán, bảo hành, quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm vi phạm hợp đồng, các trường hợp chấm dứt hợp đồng,…

2. Điều khoản về chất lượng, chủng loại, bảo hành trong Hợp đồng mua bán vải

Để tránh xảy ra các tranh chấp không đáng có, các bên nên thỏa thuận rõ ràng về chất lượng, chủng loại của đối tượng hàng hóa được hướng đến và nghĩa vụ của bên cung cấp khi chất lượng không đảm bảo như đã thỏa thuận

(1) Điều khoản về chất lượng và chủng loại vải mua bán được quy định phụ thuộc vào từng loại vải khác nhau mà các bên thỏa thuận, có thể bao gồm

– Chất liệu vải: thỏa thuận rõ về phần trăm các thành phần có trong vải (100% cotton, 70% cotton 30% polyester…); nguồn gốc nguyên liệu (cây đay, bông, lông động vật…)

– Cỡ sợi được tính bằng đường kính của sợi vải, đây là yếu tố quan trọng thứ hai về chất lượng vải.

– Quy trình sản xuất vải

– Mật độ sợi: 180/10cm2, 220 sợi/10cm2,…

– Kiểu dệt: kiểu dệt thường,  dệt satin, dệt twill…

(2) Điều khoản về bảo hành

Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với chất lượng vải cung cấp cho bên mua để bảo vệ quyền lợi cho bên mua, các bên cần thỏa thuận cụ thể:

– Phạm vi bảo hành: phai màu, bục,…

– Thời gian bảo hành:……………

– Cách thức bảo hành: đổi, trả, giảm giá,…

– Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo hành:…………….

– Chế tài khi không thực hiện nghĩa vụ bảo hành:….

3. Điều kiện kinh doanh vải, mở xưởng sản xuất vải

Theo quy định của pháp luật hiện nay, kinh doanh vải không thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó, để có thể kinh doanh vải, mở xưởng sản xuất vải, cá nhân, tổ chức cần đáp ứng các quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và nghị định hướng dẫn thi hành đối với việc đăng ký ngành nghề phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng mã ngành trong hệ thống và thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh, mở xưởng sản xuất vải phù hợp với các đề án quy hoạch tại nơi đặt địa điểm kinh doanh, đối với cơ sở kinh doanh sản xuất có hoạt động phát sinh chất thải nguy hại thì phải có các báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án giải quyết và kế hoạch bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận.

4. Thuế đối với sản phẩm may mặc tại Việt Nam

(1) Thuế đối với ngành nghề gia công may mặc của hộ gia đình:

– Trường hợp kinh doanh với ngành nghề gia công may mặc thì tỷ lệ tính thuế trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.

– Trường hợp kinh doanh với ngành nghề là dịch vụ may đo quần áo thì tỷ lệ tính thuế trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.

– Trường hợp kinh doanh với cả 2 ngành nghề là dịch vụ may đo và gia công may mặc thì tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng ngành nghề..

(Căn cứ theo quy định Thông tư số 92/2015/TT-BTC, Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC: Danh mục ngành nghề tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với hộ cá nhân kinh doanh)

(2) Thuế giá trị gia tăng đối với ngành vải: 10%. Doanh nghiệp trả thuế giá trị gia tăng 10% khi mua vải trong nước. Khi xuất khẩu sản phẩm được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% và được khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào.

5. Thủ tục xuất khẩu vải may mặc ra nước ngoài

(1) Các loại vải không nằm trong danh sách các mặt hàng bị cấm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP, vì vậy, có thể làm thủ tục hải quan giống như bất kỳ sản phẩm thông thường nào khác.

Doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan trước khi hàng được xuất đi bao gồm:

Bước 1: Nộp hồ sơ hải quan.

Bước 2: Hải quan tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ thuế giá.và kiểm tra thực tế hàng hóa.

Bước 3: Nộp lệ phí hải quan, hoàn thành thủ tục và được trả tờ khai hải quan.

(a) Hồ sơ hải quan xuất khẩu vải bao gồm:

– Tờ khai hải quan (02 bản chính)

– Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu xuất khẩu ủy thác) đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu, hàng xuất khẩu có yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế, hàng hóa có quy định về thời điểm liên quan đến hợp đồng xuất khẩu: 01 bản chụp;

– Bảng kê chi tiết hàng hoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: 01 bản chụp;

– Văn bản xác định trước mã số, trị giá hải quan (nếu có): 01 bản chụp;

– Đăng ký kinh doanh/chứng nhận mã số thuế của doanh nghiệp xuất khẩu (nếu lần đầu xuất khẩu, các lần sau thì không cần) – Bản sao của doanh nghiệp;

– Hoá đơn thương mại (Invoice);

– Quy cách đóng gói (Packing List);

– Vận đơn (Bill of Lading);

– Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O);

– Phân tích phân loại, giấy chứng nhận hợp quy phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật của mặt hàng đó. 

(b) Thời hạn nộp hồ sơ hải quan:

–  Thời hạn nộp tờ khai hải quan được quy định như sau:

+  Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;

+ Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký.

+ Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan được quy định như sau:

 Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình chứng từ có liên quan khi đăng ký tờ khai hải quan.

 Trường hợp khai hải quan điện tử, khi cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, người khai hải quan nộp các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan, trừ những chứng từ đã có trong hệ thống thông tin một cửa quốc gia;

(c) Thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan:

Căn cứ Điều 23 Luật hải quan 2014:

            + Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;

            + Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan.

(2) Thuế xuất khẩu

– Thuế VAT 0% và được khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào

– Thuế xuất khẩu: vải không nằm trong danh sách các mặt hàng chịu thuế xuất khẩu (Theo Biểu hải quan xuất khẩu theo Danh mục hàng hóa chịu thuế ban hành kèm theo Thông báo số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính, các mặt hàng thuộc Phần XI không phải chịu thuế xuất khẩu). Do đó, khi xuất khẩu vải người xuất khẩu không phải nộp thuế xuất khẩu

6. Mẫu Hợp đồng mua bán vải

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————

……….., ngày…. tháng…. năm…..

HỢP ĐỒNG MUA BÁN VẢI

(Số:……/HĐMB-……..)

– Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;

– Căn cứ…;

– Căn cứ khả năng và nhu cầu của các bên.

Hôm nay, ngày…. tháng…. năm…… tại địa chỉ…………….., chúng tôi gồm:

Bên Bán (Bên A):

Họ và tên:……………………………….                       Sinh năm:………

CMND/CCCD số:……………….. do CA…………. cấp ngày… tháng…. năm…….

Địa chỉ thường trú:………………………………

Nơi cư trú hiện tại:…………………………….

Số điện thoại liên hệ:……………………..

(Nếu là tổ chức thì trình bày những nội dung sau:

Tên công ty:………………………………………

Địa chỉ trụ sở:……………………………………….

Giấy CNĐKDN số:…………………. do Sở Kế hoạch đầu tư………. cấp ngày… tháng…. năm…..

Hotline:…………………..               Số Fax/email (nếu có):…………………

Người đại diện theo pháp luật:Ông/Bà…………………….                       Sinh năm:………

Chức vụ:……………………..          Căn cứ đại diện:……………….

Địa chỉ thường trú:…………………………….

Nơi cư trú hiện tại:…………………………….

Số điện thoại liên hệ:……………………….)

Số TK:…………….- Chi nhánh…………- Ngân hàng……………

Và:

Bên Mua (Bên B):

Họ và tên:……………………………….                       Sinh năm:………

CMND/CCCD số:……………….. do CA…………. cấp ngày… tháng…. năm…….

Địa chỉ thường trú:………………………………

Nơi cư trú hiện tại:…………………………….

Số điện thoại liên hệ:……………………..

(Nếu là tổ chức thì trình bày những nội dung sau:

Tên công ty:………………………………………

Địa chỉ trụ sở:……………………………………….

Giấy CNĐKDN số:…………………. do Sở Kế hoạch đầu tư………. cấp ngày… tháng…. năm…..

Hotline:…………………..               Số Fax/email (nếu có):…………………

Người đại diện theo pháp luật:Ông/Bà…………………….                       Sinh năm:………

Chức vụ:……………………..          Căn cứ đại diện:……………….

Địa chỉ thường trú:…………………………….

Nơi cư trú hiện tại:…………………………….

Số điện thoại liên hệ:……………………….)

Số TK:…………….- Chi nhánh…………- Ngân hàng……………

Cùng thỏa thuận ký kết Hợp đồng mua bán vải số……………. ngày…./…../…… để ghi nhận việc Bên A sẽ bán …. (số lượng) vải…… cho Bên B trong thời gian từ ngày…./…./…. đến hết ngày…./……/…….. tại địa điểm………….. với tổng giá trị là………….. VNĐ (Bằng chữ:…………………… Việt Nam Đồng). Nội dung Hợp đồng cụ thể như sau:

Điều 1. Đối tượng Hợp đồng

Bên A đồng ý bán cho Bên B  số lượng vải được đưa ra dưới đây:

STTLoại vảiHoa văn, màu sắcThành phầnChất lượngGiáSố lượngThành tiềnGhi chú
1.        
2.        
3.        
      Tổng:………….. VNĐ 

Trong thời gian từ ngày…./…../…… đến hết ngày…/…./….. tại địa điểm……………

Chất lượng của số vải mà Bên A bán cho bên B được xác định theo những tiêu chí sau:…………… (hoặc theo những tiêu chí được ghi nhận tại Phụ lục 1 kèm theo Hợp đồng này).

Điều 2. Giá và phương thức thanh toán

Bên A đồng ý bán toàn bộ số vải đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này cho Bên B với giá là………………… VNĐ (Bằng chữ:………………….. Việt Nam Đồng).

Số tiền trên đã bao gồm:……………………………. (……..VNĐ (Bằng chữ:…………… Việt Nam Đồng)  thuế giá trị gia tăng/…)

Và chưa bao gồm:…………………………………

Toàn bộ số tiền đã xác định ở trên sẽ được Bên B thanh toán cho Bên A qua …. đợt, cụ thể từng đợt như sau:

– Đợt 1. Thanh toán số tiền là……………. VNĐ (bằng chữ:………………….. Việt Nam Đồng) khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán được thực hiện theo phương thức…………… (chuyển khoản qua ngân hàng/trả tiền mặt/…).

– Đợt 2. Thanh toán số tiền là……………. VNĐ (bằng chữ:………………….. Việt Nam đồng) khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán được thực hiện theo phương thức…………… (chuyển khoản qua ngân hàng/trả tiền mặt/…).

– …

Số tiền đã xác định theo nội dung trên sẽ được Bên B trả trực tiếp cho đại diện theo……../… của Bên A, cụ thể là:

Ông:………………………………….                Sinh năm:…………

Chức vụ:………………………

Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA………… cấp ngày…./…../…….

Và được chứng minh bằng Biên bản nhận tiền/… có chữ ký của những cá nhân sau:

1.Ông:………………………….                       Sinh năm:…………

Chức vụ:………………………

Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA………… cấp ngày…./…../…….

2.Bà:………………………….                          Sinh năm:…………

Chức vụ:………………………

Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA………… cấp ngày…./…../…….

(Hoặc:

Gửi qua ngân hàng tới Tài khoản số…………….. Chi nhánh…………….. – Ngân hàng………… có biên lai xác nhận/……… chứng minh)

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng trên nếu có sự thay đổi về giá thị trường/… dẫn tới việc thay đổi/phát sinh các chi phí/…………… thì số tiền chênh lệch/phát sinh trên/… sẽ do Bên …. chịu trách nhiệm.

Điều 3. Thực hiện hợp đồng

1.Thời hạn thực hiện Hợp đồng

Thời hạn thực hiện Hợp đồng này được hai bên thỏa thuận là từ ngày…./…../……. đến hết ngày…/…../…..

Trong đó, Bên A phải đảm bảo sẽ …………. (giao …… vải mẫu mỗi loại/…) cho người đại diện theo……. của Bên B, tức là Ông……………..                           Sinh năm:…………

Chức vụ:………………………

Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA………… cấp ngày…./…../…….

Trong thời hạn…. ngày, kể từ ngày……………

Việc giao-nhận này được chứng minh bằng Biên bản…/… có chữ ký của Ông…………..

Trong trường hợp việc thực hiện hợp đồng bị gián đoạn bởi những trường hợp khách quan, tình thế cấp thiết,…………….  thì thời hạn thực hiện Hợp đồng này được tính theo các quy định/căn cứ sau: …………………

2.Địa điểm và phương thức thực hiện

Toàn bộ số vải đã được xác định tại Điều 1 Hợp đồng này sẽ được Bên A giao cho Bên B qua…… đợt, cụ thể từng đợt như sau:

-Đợt 1. Thực hiện vào ngày…/…../….. tại địa điểm………………, Bên A có trách nhiệm giao:…………………………. vải trực tiếp cho:

Ông………………………..                               Sinh năm:………..

Chức vụ:…………….

Chứng minh nhân dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….

-Đợt 2. Thực hiện vào ngày…/…../….. tại địa điểm………………, Bên A có trách nhiệm giao:………….. vải trực tiếp cho:

Ông………………………..                               Sinh năm:………..

Chức vụ:…………….

Chứng minh nhân dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….

Ngay sau khi nhận được số vải mà Bên A giao tới trong từng đợt, Ông…………… có nghĩa vụ kiểm tra số lượng, tình trạng của số vải đã nhận, lập văn bản xác nhận việc đã nhận cũng như tình trạng khi nhận vào Biên bản/…. và giao Biên bản…. trực tiếp cho:

Ông………………………..                               Sinh năm:………..

Chức vụ:…………….

Chứng minh nhân dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….

Trong thời hạn….ngày, kể từ ngày Bên B nhận được số vải theo thỏa thuận của hai bên được ghi nhận trong Biên bản…. tương ứng, Bên B có quyền trả lại/…. số vải đã nhận nếu phát hiện vải mà Bên A đã giao có chỉ tiêu về …………..  không đúng nội dung thỏa thuận và yêu cầu Bên A……………… (giao lại số vải không hợp lệ, bồi thường thiệt hại/…)

Điều 4. Đặt cọc

Trong thời gian từ ngày…/…./…… đến hết ngày…./…./……., Bên B có trách nhiệm giao cho Bên A số tiền là………………..VNĐ (Bằng chữ:…………….. Việt Nam Đồng) để bảo đảm cho việc Bên B sẽ mua toàn bộ số vải đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này mà Bên A giao tới theo đúng nội dung Hợp đồng, trừ trường hợp…………..

-Trong trường hợp Bên A thực hiện đúng nghĩa vụ mà Bên B không mua/không nhận/… theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, Bên A có quyền nhận số tiền trên (cụ thể là……………. VNĐ) để…………….

-Trong trường hợp Bên A không thực hiện đúng nghĩa vụ dẫn đến Hợp đồng không được thực hiện/… thì Bên A có trách nhiệm trả lại số tiền trên cho Bên B và bồi thường một khoản tiền tương đương cho Bên B để…………………

-Trong trường hợp hai bên tiếp tục thực hiện việc mua-bán, Bên A có quyền nhận số tiền trên để bù trừ nghĩa vụ thanh toán của Bên B/…

-Trong trường hợp việc không thực hiện được Hợp đồng này là do lỗi của cả hai bên, số tiền trên sẽ được giải quyết như sau:………………………………..

Điều 5. Cam kết của các bên

1.Cam kết của bên A

Cam kết tính trung thực, chính xác của những thông tin mà bên A đã đưa ra và đảm bảo sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những sự việc phát sinh từ tính trung thực, chính xác của những thông tin này.

Bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên B nếu có thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm của bản thân.

2.Cam kết của bên B

Cam kết thực hiện Hợp đồng này bằng thiện chí,…

Cam kết thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho Bên A theo thỏa thuận ghi nhận tại Hợp đồng.

Điều 6.Vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp

Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng vì bất kỳ lý do gì bên còn lại có các quyền sau:

-Phạt vi phạm bên vi phạm một số tiền là:……………… VNĐ (Bằng chữ:…………. Việt Nam Đồng)

-Ngoài ra, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu và được bên vi phạm bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh bởi hành vi vi phạm. Thiệt hại thực tế được xác định như sau:………………………….

-Trong trường hợp Bên A có các vi phạm về………. trong bất kỳ thời gian nào khi thực hiện công việc cho Bên B gây ra bất kỳ hậu quả gì. Bên A có nghĩa vụ phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước Bên A, pháp luật và các chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng.

-…

Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này phải được thực hiện ít  nhất là …. lần và phải được lập thành…….. (văn bản). Nếu sau… lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà hai bên không thỏa thuận giải quyết được tranh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Điều 7. Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng này sẽ chấm dứt khi có một trong các căn cứ sau:

– Hai bên có thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng;

– Hợp đồng không thể thực hiện do có vi phạm pháp luật;

– Hợp đồng không thể thực hiện do nhà nước cấm thực hiện;

– Một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ……….. được ghi nhận trong Hợp đồng này và bên bị vi phạm có yêu cầu chấm dứt thực hiện hợp đồng.

– …

Điều 8. Hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…/…./…..

Hợp đồng này hết hiệu lực khi các bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình, hoặc có thỏa thuận chấm dứt và không thực hiện hợp đồng, hoặc…

Hợp đồng này được lập thành…. bản bằng tiếng Việt, gồm……. trang. Các bản Hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau và Bên A giữ…. bản để…….., Bên B giữ…. bản để…….

Bên A ………., ngày…. tháng…. năm………..

Bên B

7. Mẫu Hợp đồng kinh tế sản xuất đồ thủ công

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————

HỢP ĐỒNG SẢN XUẤT ĐỒ THỦ CÔNG

Số:………./HĐSXĐTC

– Căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015;

– Căn cứ Luật thương mại 2005;

– Căn cứ thỏa thuận của các bên.

Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm ….., Tại…………….               

BÊN A (BÊN ĐẶT SẢN XUẤT):

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………………………..

Giấy phép kinh doanh số…………………………………..Cấp ngày……………………………………..

Số tài khoản: ……………………………………………………… tại Ngân hàng ………………………………..

Người đại diện:………………………………………..Chức vụ:……………………………………………..

CCCD/CMND số: ………………………………… Ngày cấp …………………………….. Nơi cấp ………….

BÊN B (BÊN SẢN XUẤT):

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………………………..

Giấy phép kinh doanh số…………………………………..Cấp ngày……………………………………..

Số tài khoản: ……………………………………………………… tại Ngân hàng ………………………………..

Người đại diện:………………………………………..Chức vụ:……………………………………………..

CCCD/CMND số: ………………………………… Ngày cấp …………………………….. Nơi cấp ………….

Sau khi cùng nhau thỏa thuận, hai bên thống nhất nội dung hợp đồng như sau:

Điều 1. Nội dung công việc

1. Đối tượng và giá trị hợp đồng

STTTên đồ thủ công (sản phẩm)Số lượngChất liệuĐặc điểm (màu sắc, công dụng,…)Tiền công (Đồng)Đơn giá (Đồng)Thành tiền (Đồng)
        

Thuế VAT:……….

Tổng giá trị hợp đồng:………..

Giá đã bao gồm:………….

Chưa bao gồm:……….

Đơn giá này là đơn giá cố định và không thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng

2. Nguyên liệu

a) Nguyên liệu chính:

– Bên A có trách nhiệm cung cấp các nguyên phụ liệu chính của đồ thủ công đảm bảo số lượng, chất lượng theo thỏa thuận tại khoản 1 Điều này;

– Các nguyên phụ liệu cụ thể đối được quy định chi tiết tại phụ lục … của hợp đồng này;

– Bên A có trách nhiệm vận chuyển nguyên liệu đó đến địa chỉ bên B cung cấp.

b) Nguyên liệu phụ

Bên B cung cấp các nguyên phụ liệu cần thiết khác để sản xuất đồ thủ công mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này

3. Công việc thực hiện

a) Bên đặt sản xuất (Bên A):

            + Cung cấp đầy đủ thông tin, bản vẽ phác thảo, tài liệu,… cho bên B để thực hiện việc sản xuất đồ thủ công theo đúng yêu cầu của bên A;

            + Cử người có trình độ chuyên môn am hiểu về sản phẩm sang hướng dẫn, giúp đỡ bên B trong quá trình sản xuất.

b) Bên sản xuất (Bên B):

            + Thực hiện việc sản xuất đồ thủ công theo đúng thông tin về thành phần, số lượng, hình dáng, kích thước,… mà bên B yêu cầu theo khoản 1 của Điều này;

            + Kiểm tra chất lượng sản phẩm, lỗi trong suốt quá trình sản xuất

            + Nghiệm thu và bàn giao sản phẩm cho bên A sau khi hoàn thành

            + Bàn giao nguyên liệu còn thừa, tài liệu liên quan đến sản phẩm mà bên A cung cấp để tiến hành sản xuất

Điều 2. Quyền sở hữu trí tuệ

1. Trường hợp bên A cung cấp mẫu thiết kế cho bên B sản xuất thì bên B chỉ được phép sử dụng để sản xuất sản phẩm cho bên A, không được sử dụng để sản xuất nhằm mục đích trục lợi, bán cho người thứ ba;

2. Các thiết kế, mẫu mã bên B cung cấp là sản phẩm trí tuệ của bên B, bên A không được phép sử dụng để làm giả, làm nhái gây ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của bên B.

Điều 3. Đặt cọc và Thanh toán

1. Đặt cọc

a) Bên A thanh toán cho bên B một khoản tiền bằng … giá trị hợp đồng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán và đặt hàng của mình

b) Tiền đặt cọc này sẽ được hoàn trả 100% hoặc khấu trừ sau khi bên A thanh toán đủ …% của hợp đồng; trường hợp được khấu trừ, mức khẩu trừ cụ thể trong các lần thanh toán được các bên thỏa thuận chi tiết trong phụ lục của hợp đồng

c) Trường hợp bên A không thanh toán và lấy hàng theo đúng thỏa thuận thì khoản tiền cọc thuộc về bên B

Trường hợp bên B không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thì phải trả lại số tiền cọc trên và phải trả cho bên B một khoản tiền bằng … % giá trị hợp đồng

2. Thanh toán

a) Hình thức: chuyển khoản vào số tài khoản bên B cung cấp trong hợp đồng này

b) Phương thức thanh toán: Bên A thanh toán cho bên B thành … đợt

            + Đợt 1: Thanh toán … % giá trị hợp đồng sau khi bên A hoàn thành … % công việc trong vòng … ngày kể từ ngày hoàn thành đủ công việc; các bên tiến hành lập biên bản nghiệm thu và thanh toán có chữ ký đại diện của hai bên

            + Đợt …: Thanh toán … % giá trị hợp đồng sau khi bên A hoàn thành … % công việc trong vòng … ngày kể từ ngày hoàn thành đủ công việc; các bên tiến hành lập biên bản nghiệm thu và thanh toán có chữ ký đại diện của hai bên

            + Lần cuối: Thanh toán tiền hợp đồng còn lại sau khi bên B hoàn tất công việc và giao hàng đến cho bên A trong vòng … ngày kể từ ngày các bên hoàn tất việc bàn giao

c) Quyết toán: trong vòng … ngày kể từ ngày các bên hoàn tất việc bàn giao bên A tiến hành lập hồ sơ quyết toán bao gồm: hóa đơn các lần thanh toán, biên bản đối chiếu công nợ; bản kê các khoản đã thanh toán, chưa thanh toán, các khoản khấu trừ; các chi phí phát sinh;… và gửi cho bên B kèm theo các hóa đơn, biên bản, chứng từ

Bên B tiến hành kiểm tra và thanh toán đầy đủ cho bên A trong thời hạn yêu cầu của hồ sơ quyết toán, nếu có khoản chi phí không rõ ràng bên A có nghĩa vụ giải trình cho bên B và bên B được quyền tạm hoãn việc thanh toán đối với những chi phí có tranh chấp.

3. Trường hợp bên B không thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo quy định tại Điều này thì chịu lãi suất chậm trả bằng … %/năm đối với số tiền chậm trả, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và phải lập thành văn bản

Bên B có quyền chấm dứt hợp đồng khi:

            + Bên A không thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền cọc theo quy định tại khoản 1 điều này;

            + Bên A không thanh toán tiền theo quy định tại khoản 2 Điều này trong thời hạn … ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Điều 4. Thời hạn hợp đồng và tiến độ công việc

1. Thời hạn hợp đồng

Thời hạn sản xuất:….tháng/năm

Ngày bắt đầu:…

Ngày kết thúc:…

Trường hợp xảy ra rủi ro, sự kiện bất khả kháng hoặc theo yêu cầu của bên A khiến việc thực hiện hợp đồng bị gián đoạn hoặc tăng khối lượng công việc so với thỏa thuận ban đầu thì thời hạn thực hiện hợp đồng được thay đổi như sau:

            + Sự kiện bất khả kháng, rủi ro: thời gian xảy ra rủi ro, sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn hợp đồng, ngày kết thúc bằng …/…/… cộng thêm khoảng thời gian bị tạm hoãn

            + Bên A tăng khối lượng công việc so với thỏa thuận ban đầu: bên B tiến hành lập bảng tiến độ mới và các bên tiến hành lại thời hạn thực hiện hợp đồng, đưa vào phụ lục của hợp đồng này.

2. Tiến độ công việc

– Sau khi bên A cung cấp đầy đủ nguyên liệu, thông tin sản phẩm,… cần thiết cho việc sản xuất đồ thủ công, bên B có trách nhiệm lập bản tiến độ công việc cụ thể dựa trên thời hạn hợp đồng và gửi cho bên A xác nhận. Mẫu bản tiến độ công việc được thực hiện theo phụ lục…của hợp đồng này;

– Hàng tháng/tuần vào ngày…/…/… bên B có trách nhiệm báo cáo cụ thể, chi tiết công việc bằng văn bản cho đại diện hợp pháp bên A (Ông/bà:….) về số lượng công việc thực hiện được;

– Trong thời gian sản xuất nếu xuất hiện các vấn đề chưa rõ, bên B phải liên hệ ngay cho đại diện bên A (Ông/bà:…) để xin ý kiến, không tự ý thực hiện trừ trường hợp cấp thiết nếu không giải quyết ngay có thể gây thiệt hại cho bên A nhưng phải thông báo lại cho bên A vào ngày hôm sau khi giải quyết xong vấn đề;

Điều 5. Kiểm tra, giám sát

1. Bên A có quyền kiểm tra, giám sát tất cả các giai đoạn cũng như nguyên liệu sản xuất đồ thủ công trong quá trình bên B tiến hành công việc bất cứ lúc nào trong giờ làm việc của bên B;

2. Nếu bên A phát hiện các vấn đề không đúng yêu cầu, các hành vi vi phạm thì phải lập văn bản chỉ rõ hành vi vi phạm và cung cấp được bằng chứng chứng minh thì có quyền yêu cầu bên B bồi thường và nộp phạt;

3. Bên B có trách nhiệm tạo điều kiện về mọi mặt để bên A thực hiện việc kiểm tra, giám sát của mình, do đó mà bên A phải thông báo trước cho bên B trong vòng … giờ/ngày để bên B chuẩn bị.

4. Trường hợp trong quá trình kiểm tra, giám sát bên B không đạt tiến độ công việc bên A có quyền gửi văn bản nhắc nhở và yêu cầu bên B đưa ra các giải pháp để công việc thực hiện đúng tiến độ.

Điều 6. Nghiệm thu

1. Bên B có trách nhiệm nghiệm thu sau mỗi giai đoạn hoàn tất của việc sản xuất; các bên lập biên bản về các vấn đề cần nghiệm thu: chất lượng, mẫu mã, màu sắc,… và có chữ ký của đại diện hợp pháp hai bên;

2. Trong quá trình nghiệm thu nếu bên B phát hiện các sai sót trong việc sản xuất, lỗi thành phẩm thì phải ghi vào biên bản nghiệm thu và có các quyền:

            + Yêu cầu bên B khắc phục bằng chi phí của mình

            + Đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu đó là những sai sót lớn

3. Trường hợp lỗi, sai sót của bên B trong quá trình nghiệm thu xuất phát từ sai sót, lỗi của bên A thì bên A phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bằng chi phí của mình và bồi thường cho bên B một khoản tiền bằng … giá trị hợp đồng

Điều 7. Bàn giao sản phẩm

1. Sau khi sản phẩm hoàn tất và các bên đã nghiệm thu xong bên A vận chuyển sản phẩm đến cho bên B:

            – Thời gian giao nhận:….

            – Địa điểm giao nhận:….

2. bên A có trách nhiệm cử chuyên gia kiểm tra lại một lần nữa thành phẩm sau khi sản phẩm đến kho bên A; bên B sẽ không chịu trách nhiệm đối với những vấn đề có thể phát hiện trong quá trình kiểm tra mà do sai sót của bên B nên không phát hiện được kể từ thời điểm hoàn tất việc bàn giao;

3. Việc bàn giao sản phẩm hoàn tất khi các bên đã tiến hành kiểm tra và đại diện hợp pháp của hai bên ký vào biên bản giao nhận sản phẩm.

Điều 8. Bảo hành

1. Trong thời hạn … tháng bên B có nghĩa vụ bảo hành đối với sản phẩm thủ công được sản xuất theo hợp đồng này

2. Phạm vi bảo hành: lỗi về quy trình sản xuất, lỗi chất lượng sản phẩm,…

Bên B không chịu trách nhiệm bảo hành trường hợp lỗi sản phẩm do bên A cung cấp nguyên liệu không đảm bảo hoặc các lỗi khác xuất phát từ bên A

3. Cách thức bảo hành: bên B tiến hành sửa chữa đối với những lỗi bên A thông báo trong vòng … ngày kể từ ngày nhận được thông báo

Trường hợp sản phẩm không thể sửa chữa, bên B có nghĩa vụ thu hồi, tiêu hủy sản phẩm lỗi và làm lại sản phẩm mới cung cấp cho bên A

4. Mọi chi phí phát sinh trong quá trình bảo hành do bên B hoàn toàn chịu trách nhiệm..

Điều 9. Mục đích sản xuất

Mục đích sản phẩm:….

Bên A có nghĩa vụ sử dụng sản phẩm đúng mục đích, đảm bảo công dụng của sản phẩm, nếu không sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong trường hợp có hậu quả xảy ra và có nghĩa vụ bồi thường cho bên B nếu gây ảnh hưởng xấu đến công việc và hình ảnh của bên B.

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của các bên

1. Quyền và nghĩa vụ của bên A

a) Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, thiết kế, … liên quan đến việc sản xuất đồ thủ công cho bên B;

b) Cung cấp đầy đủ nguyên liệu theo thỏa thuận tại Điều 1 của hợp đồng này;

c) Trả tiền cho bên B theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng này;

d) Nhận thành phẩm sau khi hoàn thành theo đúng thỏa thuận;

e) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng này

2. Quyền và nghĩa vụ của bên B

a) Tiến hành sản xuất đồ thủ công theo đúng quy trình, bảo đảm chất lượng, số lượng, thiết kế… theo thỏa thuận tại Điều 1 của hợp đồng này;

b) Không được sử dụng tài liệu, thiết kế mà bên A cung cấp ngoài việc sản xuất sản phẩm cho bên B theo hợp đồng này nếu không được sự cho phép bằng văn bản của bên A;

c) Chịu trách nhiệm về kiểm tra chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất và bảo đảm chất lượng của sản phẩm cho đến khi xuất trả cho Bên A;

d) Báo cáo tiến độ công việc và gửi văn bản xin ý kiến của bên A trường hợp có vấn đề chưa rõ, vấn đề mới phát sinh;

e) Nhận thù lao theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng này

f) Yêu cầu bên A cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc sản xuất đồ thủ công;

g) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng này

Điều 11. Chế tài vi phạm hợp đồng

1. Bên nào có hành vi vi phạm hợp đồng phải chịu phạt bằng … % giá trị bị vi phạm trừ trường hợp:

            – Vi phạm thanh toán: mức phạt….% giá trị bị vi phạm

            – Vi phạm yêu cầu sản phẩm theo Điều 1 của hợp đồng: mức phạt….% giá trị bị vi phạm

2. Bên có hành vi vi phạm phải bồi thường cho bên còn lại trường hợp có thiệt hại trên thực tế xảy ra.

3. Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến một trong các bên không thể thực hiện nghĩa vụ thì không được xem là vi phạm hợp đồng và không bị phạt vi phạm cũng như bồi thường thiệt hại

Điều 12. Rủi ro, Bất khả kháng

1. Rủi ro

– Bên A phải chịu trách nhiệm với mọi rủi ro xảy ra với sản phẩm kể từ thời điểm hai bên hoàn tất việc bàn giao trừ trường hợp quy định tại Điều 8 của hợp đồng này;

– Bên B phải chịu trách nhiệm với mọi rủi ro xảy ra đối với sản phẩm trước thời điểm hai bên hoàn tất việc bàn giao trừ trường hợp do lỗi của bên A.

2. Bất khả kháng

– Các bên thống nhất các trường hợp được xác định là bất khả kháng bao gồm thiên tai ( động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần,…); thay đổi của chính sách pháp luật;…

– Bên bị thiệt hại do sự kiện bất khả kháng phải áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế tối đa hậu quả khi sự kiện bất khả kháng xảy ra

– Các bên phải thông báo cho nhau về sự kiện bất khả kháng cũng như tình trạng của mình cho bên còn lại được biết trong thời hạn … ngày

Điều 13. Đơn phương chấm dứt hợp đồng

1. Bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng khi:

– Bên B không sản xuất đồ thủ công theo đúng bản vẽ, thiết kế, mẫu mã bên A yêu cầu;

– Bên B vi phạm quy định tại Điều 2 của hợp đồng này.

2. Bên B đơn phương chấm dứt hợp đồng khi:

– Vi phạm nghĩa vụ thanh toán quy định tại khoản 3 Điều 3 của hợp đồng này;

– Bên B đã nhắc nhở quá … lần mà bên A vẫn không cung cấp đầy đủ thông tin, tại liệu theo quy định tại Điều 1 của hợp đồng

Điều 14. Giải quyết tranh chấp

1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu xảy ra tranh chấp các bên sẽ tiến hành giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải trong thời hạn … tháng kể từ ngày tranh chấp phát sinh. Nếu không thể giải quyết bằng hòa giải, tranh chấp sẽ được đưa ra giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền tại….

2. Trong quá trình phát sinh tranh chấp các bên vẫn thực hiện hợp đồng theo đúng thỏa thuận trừ vấn đề tranh chấp đang giải quyết

Điều 15. Hiệu lực hợp đồng

1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày …………………………………

2. Hợp đồng gồm….trang và được lập thành …. bản bằng tiếng Việt có giá trị pháp lý như nhau, mỗi Bên giữ … bản.

 …………., Ngày….. tháng…. năm….
BÊN A
(Ký, ghi rõ họ tên)
BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên)

8. Mẫu Hợp đồng mua bán đồ may mặc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————

HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐỒ MAY MẶC

Số:………./HĐMBĐMM

– Căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015;

– Căn cứ Luật thương mại 2005;

– Căn cứ thỏa thuận của các bên.

Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm ….., Tại…………….               

BÊN A (BÊN BÁN):

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………………

GĐKKD số:………………………………………………………. Ngày cấp:……………………………………….

Điện thoại:………………………………………………………… Fax:……………………………………………….

Đại diện:……………………………………………………………….. Chức vụ:…………………………………….

CMND số: ………………………………… Ngày cấp …………………………….. Nơi cấp …………………..

BÊN B (BÊN MUA):

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………………

GĐKKD số:………………………………………………………. Ngày cấp:……………………………………….

Điện thoại:………………………………………………………… Fax:……………………………………………….

Đại diện:……………………………………………………………….. Chức vụ:…………………………………….

CMND số: ………………………………… Ngày cấp …………………………….. Nơi cấp …………………..

Sau khi cùng nhau thỏa thuận, hai bên thống nhất nội dung hợp đồng như sau:

Điều 1. Nội dung hợp đồng và giá trị thanh toán

1. Bên B đồng ý bán các mẫu mã đồ may mặc bên B cung cấp cho bên A, bên A đông ý mua, cụ thể:

STTTên sản phẩmSố lượng (Kg)Đặc điểm (size, màu sắc,…Thời gian giao nhận hàngĐơn giá (Đồng)Thành tiền (Đồng)
       

Thuế VAT:……….

Tổng giá trị hợp đồng: … Đồng, bằng chữ: …

2. Giá trị hợp đồng đã bao gồm…………

Chưa bao gồm:………..

3. Đơn giá trên là giá cố định không đổi trong thời gian ký kết hợp đồng

4. Chất lượng

            + Sản phẩm đảm bảo các đường may thẳng hàng, chắc chắn, không có chỉ thừa;

            + Đảm bảo đúng yêu cầu của bên B theo quy định tại Điều 1.1 Hợp đồng này;

            + Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đầy đủ hóa đơn chứng từ mua bán;

            + Đóng gói đẹp, gọn gàng, đầy đủ tem mác

5. Quyền sở hữu trí tuệ

Bên B được quyền sử dụng, buôn bán các sản phẩm may mặc do bên A cung cấp với thương hiệu sản xuất của bên B

Điều 2. Vận chuyển

1. Bên B chuẩn bị phương tiện vận chuyển đến lấy hàng đúng thời hạn thỏa thuận theo quy định tại Điều 1 hợp đồng này;

2. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ do bên B chịu trách nhiệm, thời điểm bên B hoàn tất việc bốc xếp sản phẩm lên xe là thời điểm chuyển giao trách nhiệm đối với sản phẩm sang cho bên B

Bên A phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm sau khi bàn giao nếu trong quá trình sử dụng bên B phát hiện sản phẩm không đúng thỏa thuận tại Điều 1 của hợp đồng này.

Điều 3. Thanh toán

1. Hình thức thanh toán: chuyển khoản vào số tài khoản mà bên A cung cấp trong hợp đồng này

2. Phương thức thanh toán: Bên B thanh toán 100% tiền lô hàng cho bên A trong thời hạn … ngày kể từ ngày hai bên hoàn tất việc giao nhận và bên A cung cấp hóa đơn thanh toán, bảng kê khai chi tiết số lượng trên thực tế cho bên trong khoảng thời gian này

Trường hợp bên A không cung cấp đủ hóa đơn chứng từ thì bên B có quyền tạm hoãn việc thanh toán mà không bị xem là vi phạm nghĩa vụ cho đến khi bên A cung cấp đầy đủ hóa đơn, chứng từ

3. Bên B phải thanh toán cho bên A đúng thời hạn đã thỏa thuận nếu không chịu lãi suất chậm trả … % đối với số tiền chậm thanh toán. Thời hạn chậm thanh toán: … , nếu quá thời hạn trên mà bên B vẫn chưa thanh toán thì phải chịu mức lãi suất trậm chả … % kể từ thời điểm quá hạn chậm thanh toán

Bên A chỉ tiếp tục giao hàng cho bên B nếu bên B đảm bảo thanh toán … % giá trị đơn hàng trước đó

Điều 4. Đặt cọc

1. Bên B thanh toán cho bên A một khoản tiền bằng … giá trị hợp đồng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán và đặt hàng của mình;

2. Tiền đặt cọc này sẽ được hoàn trả 100% sau khi bên A hoàn thành nghĩa vụ thanh toán; các bên có thể thỏa thuận về việc khấu trừ tiến đặt cọc đối với các nghĩa vụ thanh toán chưa hoàn thành nhưng phải lập thành văn bản;

c) Trường hợp bên B không thanh toán và lấy hàng theo đúng thỏa thuận thì khoản tiền cọc thuộc về bên A

Trường hợp bên A không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng thì phải trả lại số tiền cọc trên và phải trả cho bên B một khoản tiền bằng … % giá trị hợp đồng

Điều 5. Thời gian và địa điểm giao nhận

1. Bên B tiến hành thu mua đồ may mặc bên A thành từng đợt vào các ngày đã thỏa thuận tại Điều 1 của hợp đồng

 Thời gian lấy hàng chậm nhất … giờ trong ngày

2. Bên A có trách nhiệm chuẩn bị đủ số lượng sản phẩm như đã thỏa thuận để bên B đến lấy, trường hợp bên B thay đổi thời gian lấy hàng thì phải thông báo trước cho bên A trong vòng … ngày; nếu không sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm đối với sản phẩm mà bên A đã chuẩn bị như đúng thỏa thuận;

Trường hợp bên B gặp sự cố và đến lấy hàng chậm hơn thỏa thuận thì phải thông báo ngay cho bên A để bên A có các biện pháp xử lý thích hợp.

3. Địa điểm giao nhận: Bên B đến lấy hàng tại địa chỉ….

Trường hợp bên A thay đổi địa chỉ lấy hàng thì phải thông báo trước cho bên A trong vòng … ngày trước ngày giao nhận hàng, các chi phí phát sinh từ việc thay đổi địa điểm do bên B chịu trách nhiệm

4. Trước khi bốc xếp hàng hóa lên xe các bên tiến hành kiểm tra số lượng, bao bì,… đối với … thùng hàng và ký biên bản bàn giao.

Vì số lượng hàng hóa lớn bên B chỉ có thể kiểm tra một số lượng nhỏ thùng hàng, bên A có nghĩa vụ đảm bảo các thùng hàng còn lại đáp ứng đúng yêu cầu tại Điều 1 của hợp đồng này và phải bảo hành cho bên B

Bên B không chịu trách nhiệm đối với trường hợp bên A giao thừa số lượng đã thỏa thuận tại Điều 1 của hợp đồng này.

Điều 6. Bảo hành

1. Trong thời hạn … tháng bên A có nghĩa vụ bảo hành đối với sản phẩm may mặc được cung cấp bởi bên A theo hợp đồng này;

2. Phạm vi bảo hành: lỗi về chất lượng, giao thiếu hàng, sai loại sản phẩm…

Bên A không chịu trách nhiệm bảo hành trường hợp xuất phát từ lỗi của bên B

3. Cách thức bảo hành: bên A tiến hành đổi trả, giao bổ sung cho sản phẩm trong phạm vi bảo hành

4. Mọi chi phí phát sinh trong quá trình bảo hành do bên B hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Điều 7. Trách nhiệm của các bên

7.1. Trách nhiệm của bên A

a) Cung cấp đầy đủ sản phẩm cho bên B theo đúng thỏa thuận tại Điều 1 của hợp đồng này;

b) Bàn giao sản phẩm cho bên B đúng thời hạn thỏa thuận;

c) Đảm bảo quyền sử dụng bên B đối với các mặt hàng mà bên A cung cấp;

d) Nghĩa vụ bảo hành cho bên B theo thời gian thỏa thuận trong hợp đồng này;

7.2. Trách nhiệm của bên A

a) Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn cho bên A theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng này;

b) Đến lấy hàng hóa theo đúng thời gian, địa điểm thỏa thuận;

c) Bồi thường cho bên A trong trường hợp làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, thương hiệu sản phẩm bên A

Điều 8. Bất khả kháng

1. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra mang tính chất khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên như động đất, bão lụt, lốc, sóng thần, lở đất, hỏa hoạn, chiến tranh hoặc nguy cơ xảy ra chiến tranh….và các thảm họa khác chưa lường hết được, sự thay đổi chính sách hoặc ngăn cấm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam

2. Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng các bên có nghĩa vụ thông báo ngay cho bên còn lại được biết để tìm hướng giải quyết

3. Bên bị thiệt hại do sự kiện bất khả kháng có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế tối đa hậu quả có thể xảy ra.

Điều 9. Chế tài vi phạm hợp đồng

1. Các bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản trong hợp đồng, trường hợp có vi phạm, bên vi phạm phải nộp phạt bằng 8% giá trị hợp đồng bị vi phạm

2. Trường hợp các bên vi phạm bất kì điều khoản nào trong hợp đồng, bên vi phạm có trách nhiệm khắc phục mọi hậu quả xảy ra và bồi thường thiệt hạn cho bên còn lại bằng …% giá trị của hợp đồng

3. Sự kiện bất khả kháng không được xem là cơ sở để phạt vi phạm và yêu cầu các bên bồi thường thiệt hại.

Điều 10. Đơn phương chấm dứt hợp đồng

1. Các trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng không phải bồi thường cho bên còn lại:

a) Bên A:

            + Quá thời hạn chậm thanh toán cho phép bên B vẫn không thanh toán cho bên A

            + Bên B có hành vi làm xấu hình ảnh thương hiệu bên A, gây ảnh hưởng đến uy tín, việc kinh doanh của bên A

b) Bên B:

            + Bên A nhiều lần bàn giao sản phẩm không đáp ứng yêu cầu tại Điều 1 của hợp đồng này và bị nhắc nhở quá … lần

            + Giao hàng chậm quá … lần

c) Các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp sự kiện bất khả kháng xảy ra kéo dài … tháng, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng nhưng phải thông báo cho bên còn lại trong thời hạn … ngày trước khi chấm dứt

2. Trường hợp các bên tự ý đơn phương chấm dứt hợp hợp đồng thì phải chịu phạt … giá trị hợp đồng và phải bồi thường thiệt hại cho bên kia bằng … giá trị hợp đồng

Điều 11. Giải quyết tranh chấp

1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có phát sinh tranh chấp các bên ngồi lại với nhau để thương lượng trong thời gian….Việc thương lượng phải được lập thành văn bản có chữ ký của đại diện hai bên và các bên có nghĩa vụ thực hiện theo đúng những gì đã thương lượng

2. Trong trường hợp không thể thương lượng, tranh chấp được đưa ra giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền theo pháp luật Việt Nam

3. Trong thời gian xảy ra tranh chấp hợp đồng vẫn được thực hiện bình thường ngoại trừ vấn đề đang bị tranh chấp

Điều 12. Điều khoản chung

1. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày…

Hợp đồng được lập bằng tiếng Việt; bao gồm … trang; được lập thành … bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ … bản

2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có điều khoản nào trong hợp đồng bị vô hiệu cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của các điều khoản còn lại trong hợp đồng. Kể từ thời điểm vô hiệu, điều khoản bị vô hiệu sẽ tự động được sửa chữa cho phù hợp với quy định của pháp luật trừ trường hợp các bên không đồng ý và muốn thỏa thuận lại

3. Hợp đồng chấm dứt khi:

– Các bên hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng

– Theo thỏa thuận của các bên

– Đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 10 của hợp đồng này

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng này

 …………., Ngày….. tháng…. năm….
BÊN A
(Ký, ghi rõ họ tên)
BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên)

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com