Mẫu Hợp đồng mua bán sầu riêng – Hợp đồng mua bán trái cây

Hợp đồng mua bán sầu riêng, Hợp đồng mua bán trái cây, Hợp đồng mua bán rau quả tươi.

1. Hợp đồng mua bán sầu riêng là gì

Hợp đồng mua bán sầu riêng là văn bản ghi nhận thoả thuận của các bên về công việc mua bán với đối tượng là sầu riêng. Theo đó bên bán sẽ chuyển quyền sở hữu một số lượng sầu riêng nhất định cho bên mua và bên mua sẽ chi trả chi phí để có được số sẩu riêng đó theo như thoả thuận

2. Các điều khoản cơ bản trong Hợp đồng mua bán sầu riêng

a, Chủ thể: Cần ghi rõ thông tin của các bên như: tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật, mã số thuế doanh nghiệp, số tài khoản ngân hàng sử dụng để giao dịch… theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Khi tiến hành giao kết hợp đồng, các bên có thể liên hệ và yêu cầu đối tác cung cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để đảm bảo đúng thông tin và thẩm quyền ký kết.

b, Đối tượng của hợp đồng: đối tượng cụ thể trong hợp đồng này là sầu riêng. Các bên thoả thuận rõ số lượng sầu riêng mà hai bên sẽ mua bán là bao nhiêu. Để đảm bảo quyền lợi cho phía bên mua, bên bán cần cung cấp thông tin về sản phẩm như loại sầu riêng, xuất xứ và bên mua cũng cần kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua bán

c, Giá: Cần ghi rõ tổng giá trị của hợp đồng. Các bên cần lưu ý đồng tiền thanh toán là Việt Nam đồng, trừ một số trường hợp được Nhà nước cho phép sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Thông tư 32/2013/TT-NHNN. Ngoài ra một điều khoản mà các chủ thể hay bỏ qua đó là cách xác định giá khi có biến động, khi có sự kiện bất khả kháng.

d, Phương thức và thời gian thanh toán: Các bên cần ghi rõ phương thức thanh toán (chuyển khoản hay tiền mặt) và thời gian thanh toán cụ thể với số tiền thanh toán của từng đợt.

e, Thời điểm giao nhận: Đối với bên mua, cần quy định rõ những điều kiện kèm theo và thời điểm cụ thể trong tiến trình mua bán để bên bán thực hiện nghĩa vụ trong việc chuyển giao hàng theo quy định của hợp đồng.

f, Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên: Các bên cần chi tiết hóa các nghĩa vụ trong giai đoạn trước, trong và sau khi thực hiện hợp đồng cũng như thời điểm chấm dứt cụ thể.

g, Điều khoản ràng buộc trách nhiệm: Các bên có thể dự trù các tình huống đối phương có thể vận dụng để không thực hiện hợp đồng mà soạn thảo những điều khoản thích hợp, như trách nhiệm của bên mua khi không thanh toán, hoặc trách nhiệm của bên bán khi không chuyển giao hàng hóa của hợp đồng.

h, Thời hạn thực hiện hợp đồng: Trong hợp đồng cần quy định rõ thời điểm bắt đầu có hiệu lực và chấm dứt, hoặc những căn cứ phát sinh dẫn đến hợp đồng chấm dứt hiệu lực.

i, Điều khoản giải quyết tranh chấp: đầu tiên khi có tranh chấp, các bên cần giải quyết theo hướng hoà giả, thương lượng. Nếu hai bên không thể tự giải quyết tranh chấp có thể được đưa ra Tòa án có thẩm quyền hoặc Trọng tài thương mại để giải quyết

3. Điều kiện để kinh doanh xuất khẩu hoa quả trái cây nông sản

– Trái cây, nông sản thuộc loại mặt hành không bị cấm xuất khẩu theo quy định tại doanh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu được ban hành kèm theo nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ

– Nghiên cứu thị trường xuất khẩu và tìm đối tác: Trong nghiên cứu cần nắm vững một số nội dung như: Những điều kiện chính trị, thương mại chung, luật pháp và chính sách buôn bán, những điều kiện về tiền tệ và tín dụng, điều kiện vận tải và tình hình giá cước. Bên cạnh đó, đơn vị kinh doanh cũng cần phải nắm vững một số nội dung liên quan đến mặt hàng kinh doanh trên thị trường đó như dung lượng thị trường, tập quán và thị hiếu tiêu dùng của người dân, giá thành và dự biến động giá cả, mức độ cạnh tranh của mặt hàng đó.

– Xác định nước nhập khẩu sẽ chuyển đến là nước nào, nước nhập khẩu có cho pháp nhập khẩu những loại nông sản đó không

– Có giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của nông sản và vườn trồng được chứng nhận mã theo quy định niêm yết của Cục bảo vệ thực vật

– Thực hiện đầy đủ thủ tục hải quan khi xuất khẩu: Bộ chứng từ làm thủ tục xuất khẩu bao gồm: Hợp đồng mua bán; phiếu đóng gói hàng hoá; tờ khai hải quan; chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, chứng nhận chất lượng sản phẩm; kiểm dịch thực vật

– Quy trình vận tải: trên đường vận chuyển hàng hoá cần phải chú ý đến những điều sau: Thời gian thu hoạch của loại nông sản; Thời gian đóng hàng hóa; Thời gian làm thủ tục hải quan, kiểm dịch thực vật, chiếu xạ,…..; Thời gian vận chuyển; Cách đóng hàng vào thùng, bao bì.

4. Thuế phí trong Hợp đồng mua bán sầu riêng

Căn cứ vào khoản 5 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều Luật thuế giá trị gia tăng thì khi công ty mua sản phẩm nông sản, mang về sơ chế qua như sấy khô, cắt lát … khi bán ra chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng như sau:

Trường hợp 1: Công ty bán sản phẩm nông sản cho khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã thì thuộc đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng;

Trường hợp 2: Công ty bán sản phẩm nông sản cho khách hàng là hộ kinh doanh, cá nhân, tổ chức khác không phải doanh nghiệp thì chịu thuế giá trị gia tăng là 5%.

5. Lưu ý khi soạn thảo Hợp đồng mua bán sầu riêng

– Hình thức hợp đồng: với trường hợp các bên mua bán sầu riêng với số lượng ít, thì hợp đồng có thể thực hiện bằng lời nói. Nhưng đối với hợp đồng mua bán với số lượng lớn, để đảm bảo cho quyền lợi của các bên thì hình thức nên được lập thành văn bản và có chữ kí xác nhận của các bên.

– Chủ thể tham gia kí kết hợp đồng: Các bên tham gia ký kết hợp đồng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

– Đối tượng của hợp đồng: Đối tượng cụ thể trong hợp đồng ở đây là sầu riêng nên sẽ có một số điều lưu ý đối với hàng hoá được mua bán này. Xác định đây là loại sầu riêng nà, xuất xứ tại đâu, chất lượng của sản phẩm và cũng như quy trình nuôi trồng nếu có

– Giá trị hợp đồng và thanh toán: Các bên cần thoả thuận về giá cả hàng hoá và thống nhất về tổng giá trị hàng hoá các bên sẽ mua bán: Đối với phương thức thanh toán các bên có thể lựa chọn một trong các phương thức thanh toán phổ biến hiện nay như: thanh toán trực tiếp; thanh toán thông qua chuyển khoản. Thời hạn thanh toán các bên nên thỏa thuận một thời hạn thanh toán cụ thể. Thời hạn thanh toán có thể là một lần hoặc nhiều lần theo tiến độ của hợp đồng.

– Lưu ý về điều khoản phạt vi phạm: Đây là điều khoản các bên tự thỏa thuận. Tuy nhiên nếu các bên không thỏa thuận điều khoản này thì khi xảy ra vi phạm, các bên sẽ không được phạt vi phạm hợp đồng. Do vậy, để đề phòng thì các bên nên quy thỏa thuận điều khoản này trong hợp đồng. Các bên thỏa thuận cụ thể mức phạt vi phạm, nhưng không được vượt quá 8% giá trị hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận cụ thể chỉ một số trường hợp vi phạm mới bị phạt vi phạm hoặc tất cả các vi phạm đều bị áp dụng.

6. Mẫu Hợp đồng mua bán trái cây

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…

HỢP ĐỒNG MUA BÁN TRÁI CÂY

Số:…../HĐMBTC

Căn cứ theo Bộ luật dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015

Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 năm 2005

Căn cứ vào các Thông tư, Nghị định khác có liên quan

– Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của các bên, hôm nay ngày … tháng …. .năm …. tại địa chỉ……………………………………………………………………………………chúng tôi bao gồm:

I, BÊN BÁN TRÁI CÂY A

– Tên cơ sở: ……………………………………………………………………..

– Người đại diện: ………………………………………………………………….

– Chức vụ: …………………………………………………………………………

– Mã số thuế:………………………………………………Fax:………………….

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………..

– Số điện thoại: ……………………………………………………………………

– Emai: …………………………………………………………………………….

(Nếu là thể nhân thì trình bày như sau:

– Họ tên: …………………………………………………………………………..

– Năm sinh: ………………………………………………………………………..

– Số CCCD/CMT: …………………………………………………………………

– Ngày cấp: ………………………………………Nơi cấp………………………..

– Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………

– Số điện thoại: ……………………………………………………………………)

II, BÊN MUA B (ĐẠI LÝ BUÔN BÁN TRÁI CÂY)

– Tên cơ sở: ……………………………………………………………………..

– Người đại diện: ………………………………………………………………….

– Chức vụ: …………………………………………………………………………

– Mã số thuế:………………………………………………Fax:………………….

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………..

– Số điện thoại: ……………………………………………………………………

– Emai: …………………………………………………………………………….

Theo như thoả thuận của hai bên, bên A và bên B đã thống nhất kí kết hợp mua bán trái cây được nuôi trồng tại cơ sở của A. Hợp đồng mua bán giữa hai bên gồm những điều khoản sau:

Điều 1: Nội dung của hợp đồng

Phía bên B là đại lí chuyên buôn bán hàng hoá trái cây đang có nhu cầu tìm kiếm nhà cung cấp sản phẩm trái cây. Bên A là cơ sở nuôi trồng trái cây chuyên cung cấp nguồn hàng cho các nhà phân phối. Bên A đồng ý với lời đề nghị của bên B, theo như thoả thuận bên A sẽ cung cấp cho bên B số lượng trái cây nhất định và bên B sẽ phải chi trả để mua được số trái cây đó

Điều 2: Đối tượng của hợp đồng

Bên A sẽ cung cấp những loại trái cây với số lượng tương ứng như sau:

STTLoại trái câySố lượng (kg)Đơn giá (VNĐ)Thành tiền (VNĐ)
1    
2    
….    
Tổng    

Điều 3: Yêu cầu về hàng hoá

Yêu cầu cho sản phẩm trái cây: Trái cây phải là sản phẩm mới được thu hoạch, trái cây phải được vận chuyển ngay sau khi thu hoạch hoặc không được để quá…….ngày. Trái cây phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, việc thu hoạch hàng hoá phải đúng theo quy trình.

Ngoài ra bên A có trách nhiệm phải cung cấp thông tin cho phía bên B về nguồn gốc xuất xứ của cây trồng, quy trình sản xuất nuôi trồng phải đúng theo chuyên môn. Không được phun hoá chất trong thời gian nuôi trồng trái cây

Điều 4: Thực hiện hợp đồng

Sau khi hợp đồng được kí kết, bên B tiến hành thanh toán trước cho bên A trong vòng…………ngày kể từ ngày kí kết.

Ngày …….tháng…….. năm……… bên A tiến hành xếp hàng và vận chuyển tới cho phía bên B. Khi nhận được hàng bên B sẽ kiểm tra số lượng hàng và kiểm tra chất lượng sản phẩm theo như thoả thuận trong hợp đồng. Việc thanh toán nốt hợp đồng sẽ được bên B thanh toán trong vòng …….. ngày kể từ ngày bên B nhận hàng.

Điều 5: Địa điểm và thời gian giao nhận hàng

Địa điểm nhận hàng cho bên B chỉ định có địa chỉ tại: ………………….…………….

………………….…………………….………………….……………………………..

Thời gian bên A vận chuyển hàng tới cho bên B chậm nhất ngày …….tháng…….. năm……..

Điều 6: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán

a, Tổng giá trị của hợp đồng: ………………….…………………….……………VNĐ

(Bằng chữ………………….…………………….…………………Việt Nam Đồng)

Giá trị hợp đồng đã bao gồm VAT, chi phí vận chuyển do bên …….. chi trả

b, Hình thức thanh toán (tiền mặt/chuyển khoản): ………………….…………………

Ngân hàng: ………………….…………………….………………….……………

Số tài khoản: ………………….…………………….………………….……………

c, Phương thức thanh toán: Việc bên B thanh toán sẽ chia thành 2 đợt.

Đợt 1: Thanh toán tiền cọc trong vòng……..ngày kể từ khi kí kết hợp đồng với giá trị là…………% giá trị hợp đồng

Đợt 2: Thanh toán trong vòng……..ngày kể từ ngày bên B nhận hàng, bên B sẽ thanh toán nốt khoản tiền còn lại

Điều 7: Tiền cọc

Để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng, số tiền cọc được bên B thanh toán trước ………..% giá trị hợp đồng, hay có giá trị là……………….…………………….VNĐ. Tiền cọc có thể được trả lại cho phía bên B hoặc được trừ vào đợt thanh toán lần 2 tuỳ thuộc vào thoả thuận của mỗi bên

Điều 8: Quy cách vận chuyển hàng hoá

Việc đóng gói hàng hoá mà bên A sẽ phải tuân thủ có quy trình như sau:

Bước 1: Trái cây sau khi thu hoạch, làm sạch, để khô ráo. Nếu không ráo nước thì hoa quả dễ bị hư hỏng, thối rửa nếu thời gian vận chuyển là lâu và trong điều kiện thời tiết nóng ẩm như Việt Nam;

Bước 2: Sử dụng loại xốp bọc trái cây chuyên dụng với kích thước phù hợp. Các loại xốp này thiết kế dạng lưới để tránh va đập vào nhau. Có thể dùng thêm giấy báo gói bên ngoài cho chắn chắn;

Bước 3: Bỏ trái cây vào các thùng xốp hoặc carton. Lưu ý số lượng lớp trái cây tối đa được xếp chồng lên nhau, tránh xếp chồng quá nhiều lớp sẽ gây hư hại cho trái cây lớp dưới cùng.

Điều 9: Yêu cầu của các bên

a, Yêu cầu đối với bên A

– Trong trường hợp cần thiết bên A sẽ phải cung cấp cho bên B thông tin về quy trình nuôi trồng sản phẩm

– Cung cấp Giấy chứng nhận về chất lượng trái cây

– Thực hiện chính xác đối với các điều khoản đã được thoả thuận trong hợp đồng

b, Yêu cầu đối với bên B

– Có trách nhiệm cung cấp bản sao giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh nhà thuốc

– Có trách nhiệm nhận mua hàng hoá khi được gửi đến nếu chất lượng, số lượng hàng hoá đạt đúng yêu cầu của thoả thuận

– Thực hiện chính xác đối với các điều khoản đã được thoả thuận trong hợp đồng

Điều 10: Quyền và nghĩa vụ của bên A

a, Quyền lợi của bên A

– Được bên B tạm ứng, thanh toán đủ và đúng thời hạn theo quy định tại hợp đồng.

– Yêu cầu bên B tuân thủ quy định về bảo quản hàng hóa theo yêu cầu của nhà sản xuất.

– Không chịu trách nhiệm đối với hàng hóa bị mất mát, hư hỏng, khiếm khuyết, sau khi bên A đã giao hàng hóa cho bên B.

b, Nghĩa vụ của bên A

– Cung cấp hàng hóa theo thỏa thuận tại Hợp đồng; chịu trách nhiệm về chất lượng, xuất xứ và tính hợp pháp của hàng hóa.

– Chịu trách nhiệm trong quá trình vận chuyển hàng hoá đến cho bên B

– Chuẩn bị đầy đủ hàng hoá, không được giao chậm cho bên B theo như lịch trình đã thoả thuận.

Điều 11: Quyền và nghĩa vụ của bên B

a, Quyền lợi của bên B

– Được Bên A cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cần thiết về hàng hóa.

– Được bên A giao hàng hóa theo nội dung thông tin hai bên đã thỏa thuận.

– Từ chối nhận hàng hóa nếu hàng hóa bị hỏng, không đảm bảo chất lượng trong quá trình kiểm tra hàng hóa.

b, Nghĩa vụ của bên B

– Tạm ứng, thanh toán đúng và đầy đủ giá trị hàng hóa theo thỏa thuận.

– Bố trí nhân sự tiếp nhận hàng hóa của bên A sau khi nhận được thông báo giao hàng của bên A.

– Bảo quản hàng hóa theo yêu cầu của nhà sản xuất. Chỉ được sử dụng hàng hóa khi tuân thủ quy định bảo quản hàng hóa và trong thời hạn nhà sản xuất quy định.

– Bảo mật các nội dung liên quan đến hơp đồng hoặc được tiếp nhận từ trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Điều 12: Thời hạn của hợp đồng

Hợp đồng bắt đầu có hiệu lực từ ngày……..tháng…….năm……., kết thúc thời hạn ngày……..tháng…….năm……. sau khi bên B hoàn thành việc thanh toán cho phía bên A

Điều 13: Giao nhận hàng hoá

– Bên A phải giao hàng cho bên B theo nội dung đơn đặt hàng, bên B phải bổ trí nhân sự tiếp nhận hàng của bên A, trừ trường hợp nội dung xác nhận đơn đặt hàng có quy định khác.

– Bên B có trách nhiệm bố trí nhân sự và địa điểm để bốc dỡ hàng kịp thời.

– Khi đến nhận hàng: người nhận hàng của Bên A phải xuất trình giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền hợp pháp do bên A cấp. Nếu có sự tranh chấp về số lượng và chất lượng hàng hoá thì phải lập biên bản tại chỗ, có chữ ký của người đại diện mỗi bên.

– Chi phí vận chuyển do bên B chịu trách nhiệm chi trả 100%.

– Việc nghiệm thu, giao nhận sản phẩm phải được các bên lập thành văn bản.

Điều 14: Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng sẽ được chấm dứt trong các trường hợp sau:

– Hết thời hạn hợp đồng và các bên đã hoàn thành nghĩa vụ với nhau

– Các bên thỏa thuận chấm dứt hợ đồng.

– Một trong hai bên phá sản hoặc giải thể hoặc bị đình chỉ hoạt động theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng.

– Có sư kiện bất khả kháng xảy ra.

Điều 15: Vi phạm và phạt vi phạm hợp đồng

– Bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp bên B không thực hiện nghĩa vụ tạm ứng, thanh toán trong thời hạn ……. ngày kể từ ngày quá hạn tạm ứng, thanh toán.

– Bên A nếu không giao hàng đúng số lượng, đúng chất lượng cho bên B hoặc giao không đúng thời hạn thì bị phạt ……..% giá trị hợp đồng trên tổng đơn hàng. Bên B cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và đòi lại số tiền đặt cọc

– Trường hợp bên B  tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng không theo các điều khoản của hợp đồng, Bên B phải chịu phạt hợp đồng tương ứng với ……..% giá trị hợp đồng bị vi phạm.

– Bên vi phạm phải nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, chấp hành phạt vi phạm theo hợp đồng trong thời hạn …… ngày kể từ ngày nhận yêu cầu bằng văn bản của bên còn lại.

Điều 16: Trường hợp bất khả kháng

Hai bên sẽ không bị coi là vi phạm Hợp đồng khi không thực hiện nghĩa vụ của mình trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, bao gồm nhưng không giới hạn các sự kiện sau: Chiến tranh, hỏa hoạn, các thảm họa tự nhiên, dịch bệnh, sự ngăn cấm của cơ quan nhà nước,….… Tuy nhiên, trường hợp bất khả kháng không ảnh hưởng đến nghĩa vụ thanh toán hoặc bồi hoàn chi phí mà phía bên kia được hưởng trước khi xảy ra trường hợp nêu trên.

Điều 17: Giải quyết tranh chấp

Các bên cam kết thực hiện các điều khoản đã ghi trong hợp đồng , trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh tranh chấp sẽ được giải quyết trước bằng phương thức thương lượng đàm phán . Trường hợp một bên hoặc các bên không thể tự thương lượng được sẽ do Tòa án có thẩm quyền giải quyết

Điều 18: Trường hợp biến động giá cả thị trường

Trường hợp giá cả thị trường có đột biến gây thua thiệt quá khả năng tài chính của bên A thì hai bên bàn bạc để Bên B điều chỉnh giá bán nông sản hàng hoá cho Bên B so với giá đã ký tại Điều  của Hợp đồng này.

Ngược lại, nếu giá cả thị trường tăng có lợi cho Bên A thì hai bên bàn bạc để Bên A tăng giá mua nông sản cho Bên B.

Điều 19: Các điều khoản khác

– Các bên hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình, cam kết thực hiện đúng và chính xác theo những gì đã thoả thuận, gánh chịu hậu quả pháp lí nếu để vi phạm xảy ra

– Nếu có bất kì sự thay đổi nào khác với các điều khoản thì hai bên cần phải thông báo và thoả thuận lại với nhau

– Hợp đồng này được lập thành…… bản có giá trị pháp lí tương đương nhau, mỗi bên giữ…. bản

BÊN CUNG CẤP A                                                 BÊN MUA  B

 (Chữ kí)                                                                   (Chữ kí)

7. Mẫu Hợp đồng mua bán vườn cây ăn quả

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…

HỢP ĐỒNG MUA BÁN VƯỜN CÂY

Số:…../HĐMBVC

Căn cứ theo Bộ luật dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015

Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 năm 2005

Căn cứ Luật Đất đai số 45/2013/QH13

– Căn cứ Luật kinh doanh bất động sản 2014

Căn cứ vào các Thông tư, Nghị định khác có liên quan

Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của các bên, hôm nay ngày … tháng …. .năm …. tại địa chỉ……………………………………………………………………………………chúng tôi bao gồm:

I, BÊN CHUYỂN NHƯỢNG A

– Tên cơ sở: ……………………………………………………………………..

– Người đại diện: ………………………………………………………………….

– Chức vụ: …………………………………………………………………………

– Mã số thuế:………………………………………………Fax:………………….

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………..

– Số điện thoại: ……………………………………………………………………

– Emai: …………………………………………………………………………….

II, BÊN MUA B

Họ tên: …………………………………………………………………………..

– Năm sinh: ………………………………………………………………………..

– Số CCCD/CMT: …………………………………………………………………

– Ngày cấp: ………………………………………Nơi cấp………………………..

– Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………

– Số điện thoại: ……………………………………………………………………

Theo như thoả thuận của hai bên, bên A và bên B đã thống nhất kí kết hợp mua bán mảnh vườn cây ăn quả có giấy chứng nhận quyền sử dụng là của A. Hợp đồng mua bán giữa hai bên gồm những điều khoản sau:

Điều 1: Nội dung của hợp đồng

Bên A là cơ sở nuôi trồng cây ăn quả được cấp quyền sử dụng cho mảnh đất mà bên A canh tác, hiện bên A đang có nhu cầu bán khu vườn trồng cây ăn quả do không có nhu cầu sử dụng. Bên B đồng ý với lời mời của bên A muốn hai bên kí kết hợp đồng chuyển nhượng vườn cây cây ăn quả. Bên B sẽ thực hiện thanh toán chi phí cho phí bên A.

Điều 2: Đối tượng của hợp đồng

Thông tin diện tích đất công ty A gồm những điều sau đây:

– Diện tích: ……/ m2 (Bằng chữ: ……)

– Loại đất: ……………………….Hạng đất (nếu có) ……………………………

– Địa chỉ: …………..

– Thửa đất số: ……….

– Thời hạn sử dụng đất còn lại: ………………………………………………..

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: …………………..do……………………………………cấp ngày…….. tháng …….. năm…….

– Phần diện tích đất vườn chuyển nhượng………………………….m2

Điều 3: Đối tượng bất động sản gắn liền với đất

Trên mảnh đất vườn được trồng những loại cây ăn quả sau:

– Loại cây 1: ……………………………… Số lượng:………………………..cây

– Loại cây 2: ……………………………… Số lượng:………………………..cây

– Loại cây 3: ……………………………… Số lượng:………………………..cây

……….

Điều 4: Bàn giao đất và đăng ký quyền sử dụng

1. Bàn giao quyền sử dụng đất

a) Việc bàn giao quyền sử dụng đất phải được các bên lập thành biên bản, tuân thủ đúng quy định của pháp luật về đất đai.

b) Bên chuyển nhượng A có trách nhiệm bàn giao cho bên B các giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất kèm theo quyền sử dụng đất:

– Bản gốc của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với trường hợp bắt buộc phải có giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật);

– Bản sao các các giấy tờ khác theo thỏa thuận: ……

2. Đăng ký quyền sử dụng đất

Trong thời hạn ……ngày kể từ ngày hợp đồng này được ký kết, bên chuyển nhượng có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để đăng ký quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng B tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai, trừ trường hợp bên nhận chuyển nhượng tự nguyện làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất.

Bên nhận chuyển nhượng có trách nhiệm phối hợp với bên chuyển nhượng thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 5: Mục đích sử dụng đất

Bên nhận chuyển nhượng đất B sử dụng mảnh vườn với mục đích là:………………….

………………….………………….………………….………………….………………

Điều 6: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán

a, Giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất: ………………………………………………….VNĐ

– Tiền thuế VAT: …………………………………………………VNĐ

– Hai bên đã thoả thuận và thống nhất bên B cũng sẽ mua số lượng cây trồng trên mảnh vườn có giá trị là…………………………………………………VNĐ

Tổng giá trị của hợp đồng này là: …………………………………………………VNĐ

(Bằng chữ………………………………………………… ………………………………………………VNĐ)

Giá chuyển nhượng chưa bao gồm: các loại  phí, lệ phí trước bạ, lệ phí pháp luật liên quan đến việc thực hiện các thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho Bên nhận chuyển nhượng

b, Hình thức thanh toán  (tiền mặt/chuyển khoản): ………………….…………………

Ngân hàng: ………………….…………………….………………….……………

Số tài khoản: ………………….…………………….………………….……………

Người thụ hưởng…………….…………………….………………….……………..

c, Phương thức thanh toán

Bên B sẽ thanh toán trước cho phía bên A khoản tiền …………………………(VNĐ)

Sau khi cả hai bên hoàn tất thủ tục cho việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì bên B sẽ thanh toán số tiền còn lại

Trường hợp hai bên tiến hành thanh toán thông qua người thứ ba thì hai bên cần đưa ra giấy uỷ quyền rõ ràng

Điều 7: Thời hạn của hợp đồng

Hợp đồng bắt đầu có hiệu lực từ ngày……..tháng……..năm…….. và kết thúc vào ngày ……..tháng……..năm……..

Điều 8: Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng A

a, Quyền của bên chuyển nhượng:

– Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thanh toán tiền theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng;

– Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhận đất theo đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng;

– Không bàn giao đất khi chưa nhận đủ tiền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

b, Nghĩa vụ của bên chuyển nhượng:

– Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về quyền sử dụng đất và chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp;

– Chuyển giao đất cho bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đủ diện tích, đúng vị trí và tình trạng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng;

– Làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai và giao Giấy chứng nhận cho bên nhận chuyển nhượng, trừ trường hợp bên nhận chuyển nhượng có văn bản đề nghị tự làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận;

– Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

– Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật;

Điều 9: Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng B

a, Quyền của bên nhận chuyển nhượng

– Yêu cầu bên chuyển nhượng cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về quyền sử dụng đất chuyển nhượng;

– Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao đất đủ diện tích, đúng vị trí và tình trạng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng;

– Yêu cầu bên chuyển nhượng làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai và giao Giấy chứng nhận cho bên nhận chuyển nhượng;

– Có quyền sử dụng đất kể từ thời điểm nhận bàn giao đất từ bên chuyển nhượng;

b, Nghĩa vụ của bên nhận chuyển

– Thanh toán tiền cho bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo thời hạn và phương thức thỏa thuận trong hợp đồng;

– Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

– Xây dựng nhà, công trình xây dựng tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và quy hoạch được duyệt;

– Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật

Điều 10: Tiền cọc

Bên B thanh toán trước cho phía bên A số tiền là ………………………………(VNĐ) vào ngày …… tháng ……. năm …….. để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng

Khi thanh toán hợp đồng số tiền cọc có thể chuyển lại cho bên B hoặc dùng để trừ vào số tiền thanh toán tuỳ thoả thuận các bên

Trong trường hợp hai bên không hoàn thành hợp đồng, hợp đồng bị chấm dứt, vô hiệu thì số tiền đặt cọc được chuyển lại cho bên B

Điều 11: Cam kết của các bên

Bên A và Bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

– Những thông tin về nhân thân, về thửa đất đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

– Thửa đất thuộc trường hợp được chuyển đổi quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

– Đã xem xét kỹ, biết rõ về thửa đất nhận chuyển đổi nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này và các giấy tờ về quyền sử dụng đất;

Tại thời điểm giao kết Hợp đồng này:

– Thửa đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

Điều 12: Chấm dứt hợp đồng

 Các trường hợp chấm dứt hợp đồng:

a) Hai bên thoả thuận về điều khoản chấm dứt hợp đồng.

b) Bên nhận chuyển nhượng chậm thanh toán tiền nhận chuyển nhượng theo thoả thuận

c) Bên chuyển nhượng chậm bàn giao đất theo thỏa thuận

d) Khi hai bên hoàn thành xong nghĩa vụ, trách nhiệm và tiến hành thủ tục thanh lý hợp đồng

d) Trong trường hợp bên bị tác động bởi sự kiện bất khả kháng không thể khắc phục được để tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn … ngày, kể từ ngày xảy ra sự kiện bất khả kháng và hai bên cũng không có thỏa thuận khác thì một trong hai bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng này và việc chấm dứt hợp đồng này không được coi là vi phạm hợp đồng.

Điều 13: Sự kiện bất khả kháng

a, Sự kiện bất khả kháng được hiểu là những sự việc xảy ra một cách khách quan, không thểlường trước được bao gồm: nhưng không hạn chế các sự kiện như thiên tai, hỏa hoạn, động đất, chiến tranh, bạo loạn, xung đột vũ trang…gây ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng này.

b, Khi xuất hiện một trong các trường hợp bất khả kháng thì bên bị tác động bởi trường hợp bất khả kháng phải thông báo bằng văn bản hoặc thông báo trực tiếp cho bên còn lại biết trong thời hạn … ngày, kể từ ngày xảy ra trường hợp bất khả kháng Việc bên bị tác động bởi trường hợp bất khả kháng không thực hiện được nghĩa vụ của mình sẽ không bị coi là vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng và cũng không phải là cơ sở để bên còn lại có quyền chấm dứt hợp đồng này.

Điều 14: Thông báo

– Việc thông báo là để các bên có thể theo dõi tình hình công việc của các bên, hoặc thông báo về bất kì yêu cầu, khiếu nại, thoả thuận thay đổi khác……

– Hình thức thông báo của các bên có thể thông qua Mail, số điện thoại, thông báo trực tiếp bằng văn bản

Email bên A:……………………

Email bên B:……………………

Số điện thoại bên A:……………………..

Số điện thoại bên B:………………………

– Nếu có đề nghị thay đổi về địa chỉ, hình thức và tên người nhận thông báo thì phải lập văn bản; nếu khi đã có thay đổi về (địa chỉ, hình thức, tên người nhận thông báo do các bên thỏa thuận …..) thì các bên phải có trách nhiệm thông báo lại với nhau.

Điều 15: Tranh chấp và giải quyết tranh chấp

– Các bên tiến hành giải quyết tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng này thông qua con đường thương lượng, hòa giải trên tinh thần thiện chí, hợp tác. Trong trường hợp hòa giải không thành, các bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành giải quyết.

– Trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án, các bên duy trì thực hiện những nội dung khác của Hợp đồng, trừ nội dung là đối tượng của tranh chấp.

Điều 16: Những điều khoản khác

– Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày … tháng …. năm ….

– Các Bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ được quy định tại hợp đồng này.

– Mọi điều khoản sửa đổi, bổ sung đối với hợp đồng này chỉ có giá trị nếu được thực hiện bằng văn bản và được đại diện có thẩm quyền của hai bên ký kết (Văn bản này là một bộ phận không thể tách rời hợp đồng).

– Hợp đồng này được lập thành ….. bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ….. bản để thực hiện.

BÊN CHUYỂN NHƯỢNG ABÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG B
(Chữ kí)(Chữ kí)      

8. Mẫu Hợp đồng mua bán sầu riêng

Công ty Luật LVN – Luật sư Tư vấn trực tuyến – Gọi ngay 1900.0191

Hợp đồng mua bán sầu riêng là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để ghi nhận sự thỏa thuận của các bên, trong đó, bên bán có trách nhiệm chuyển quyền sở hữu một số lượng trái sầu riêng nhất định của bên bán cho bên mua, bên mua có trách nhiệm trả tiền cho bên bán.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————

……….., ngày…. tháng…. năm…..

HỢP ĐỒNG MUA BÁN SẦU RIÊNG

(Số:……/HĐMB-……..)

– Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;

– Căn cứ…;

– Căn cứ khả năng và nhu cầu của các bên.

Hôm nay, ngày…. tháng…. năm…… tại địa chỉ…………….., chúng tôi gồm:

Bên Bán (Bên A):

Họ và tên:……………………………….                       Sinh năm:………

CMND/CCCD số:……………….. do CA…………. cấp ngày… tháng…. năm…….

Địa chỉ thường trú:………………………………

Nơi cư trú hiện tại:…………………………….

Số điện thoại liên hệ:……………………..

(Nếu là tổ chức thì trình bày những nội dung sau:

Tên công ty:………………………………………

Địa chỉ trụ sở:……………………………………….

Giấy CNĐKDN số:…………………. do Sở Kế hoạch đầu tư………. cấp ngày… tháng…. năm…..

Hotline:…………………..               Số Fax/email (nếu có):…………………

Người đại diện theo pháp luật:Ông/Bà…………………….                       Sinh năm:………

Chức vụ:……………………..          Căn cứ đại diện:……………….

Địa chỉ thường trú:…………………………….

Nơi cư trú hiện tại:…………………………….

Số điện thoại liên hệ:……………………….)

Số TK:…………….- Chi nhánh…………- Ngân hàng……………

Và:

Bên Mua (Bên B):

Họ và tên:……………………………….                       Sinh năm:………

CMND/CCCD số:……………….. do CA…………. cấp ngày… tháng…. năm…….

Địa chỉ thường trú:………………………………

Nơi cư trú hiện tại:…………………………….

Số điện thoại liên hệ:……………………..

(Nếu là tổ chức thì trình bày những nội dung sau:

Tên công ty:………………………………………

Địa chỉ trụ sở:……………………………………….

Giấy CNĐKDN số:…………………. do Sở Kế hoạch đầu tư………. cấp ngày… tháng…. năm…..

Hotline:…………………..               Số Fax/email (nếu có):…………………

Người đại diện theo pháp luật:Ông/Bà…………………….                       Sinh năm:………

Chức vụ:……………………..          Căn cứ đại diện:……………….

Địa chỉ thường trú:…………………………….

Nơi cư trú hiện tại:…………………………….

Số điện thoại liên hệ:……………………….)

Số TK:…………….- Chi nhánh…………- Ngân hàng……………

Cùng thỏa thuận ký kết Hợp đồng mua bán sầu riêng số……………. ngày…./…../…… để ghi nhận việc Bên A sẽ bán …. (số lượng) sầu riêng cho Bên B trong thời gian từ ngày…./…./…. đến hết ngày…./……/…….. tại địa điểm………….. với tổng giá trị là………….. VNĐ (Bằng chữ:…………………… Việt Nam Đồng). Nội dung Hợp đồng cụ thể như sau:

Điều 1. Đối tượng Hợp đồng

Bên A đồng ý bán số lượng sầu riêng được liệt kê dưới đây:

STTChủng loạiChỉ tiêuChất lượngYêu cầuGiáKhối lượngThành tiềnGhi chú
1.        
2.        
3.        
        

Tổng:…………………………… VNĐ (Bằng chữ:…………………….. Việt Nam Đồng)

Cho Bên B trong thời gian từ ngày…./…../…… đến hết ngày…/…./….. tại địa điểm……………

Chất lượng của số sầu riêng mà Bên A bán cho bên B được xác định theo những tiêu chí sau:…………… (hoặc theo những tiêu chí được ghi nhận tại Phụ lục 1 kèm theo Hợp đồng này).

Điều 2. Giá và phương thức thanh toán

Bên A đồng ý bán toàn bộ số số sầu riêng đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này cho Bên B với giá là………………… VNĐ (Bằng chữ:………………….. Việt Nam Đồng).

Số tiền trên đã bao gồm:……………………………. (……..VNĐ (Bằng chữ:…………… Việt Nam Đồng)  thuế giá trị gia tăng/…)

Và chưa bao gồm:…………………………………

Toàn bộ số tiền đã xác định ở trên sẽ được Bên B thanh toán cho Bên A qua …. đợt, cụ thể từng đợt như sau:

– Đợt 1. Thanh toán số tiền là……………. VNĐ (bằng chữ:………………….. Việt Nam Đồng) khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán được thực hiện theo phương thức…………… (chuyển khoản qua ngân hàng/trả tiền mặt/…).

– Đợt 2 . Thanh toán số tiền là……………. VNĐ (bằng chữ:………………….. Việt Nam đồng) khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán được thực hiện theo phương thức…………… (chuyển khoản qua ngân hàng/trả tiền mặt/…).

– …

Số tiền đã xác định theo nội dung trên sẽ được Bên B trả trực tiếp cho đại diện theo……../… của Bên A, cụ thể là:

Ông:………………………………….                Sinh năm:…………

Chức vụ:………………………

Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA………… cấp ngày…./…../…….

Và được chứng minh bằng Biên bản nhận tiền/… có chữ ký của những cá nhân sau:

1.Ông:………………………….                       Sinh năm:…………

Chức vụ:………………………

Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA………… cấp ngày…./…../…….

2.Bà:………………………….                          Sinh năm:…………

Chức vụ:………………………

Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA………… cấp ngày…./…../…….

(Hoặc:

Gửi qua ngân hàng tới Tài khoản số…………….. Chi nhánh…………….. – Ngân hàng………… có biên lai xác nhận/……… chứng minh)

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng trên nếu có sự thay đổi về giá thị trường/… dẫn tới việc thay đổi/phát sinh các chi phí/…………… thì số tiền chênh lệch/phát sinh trên/… sẽ do Bên …. chịu trách nhiệm.

Điều 3. Thực hiện hợp đồng

1.Thời hạn thực hiện Hợp đồng

Thời hạn thực hiện Hợp đồng này được hai bên thỏa thuận là từ ngày…./…../……. đến hết ngày…/…../…..

Trong đó, Bên A phải đảm bảo sẽ giao những giấy tờ chứng minh số sầu riêng mà Bên A giao tới cho Bên B đáp ứng các yêu cầu về……, cụ thể là những giấy tờ sau:…………… cho người đại diện theo……. của Bên B, tức là Ông……………..                    Sinh năm:…………

Chức vụ:………………………

Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA………… cấp ngày…./…../…….

Trong thời hạn…. ngày, kể từ ngày……………

Việc giao-nhận này được chứng minh bằng Biên bản…/… có chữ ký của Ông…………..

Trong trường hợp việc thực hiện hợp đồng bị gián đoạn bởi những trường hợp khách quan, tình thế cấp thiết,…………….  thì thời hạn thực hiện Hợp đồng này được tính theo các quy định/căn cứ sau: …………………

2.Địa điểm và phương thức thực hiện

Toàn bộ số sầu riêng đã được xác định tại Điều 1 Hợp đồng này sẽ được Bên A giao cho Bên B qua…… đợt, cụ thể từng đợt như sau:

-Đợt 1. Thực hiện vào ngày…/…../….. tại địa điểm………………, Bên A có trách nhiệm giao số lượng sầu riêng sau:…………………………. cho Bên B. Và phải giao trực tiếp cho:

Ông………………………..                               Sinh năm:………..

Chức vụ:…………….

Chứng minh nhân dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….

-Đợt 2. Thực hiện vào ngày…/…../….. tại địa điểm………………, bên A có trách nhiệm giao số lượng sầu riêng sau:…………………………. cho Bên N. Và phải giao trực tiếp cho:

Ông………………………..                               Sinh năm:………..

Chức vụ:…………….

Chứng minh nhân dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….

Ngay sau khi nhận được số sầu riêng mà Bên A giao tới trong từng đợt, Ông…………… có nghĩa vụ kiểm tra số lượng, tình trạng của số lượng sầu riêng đã nhận, lập văn bản xác nhận việc đã nhận cũng như tình trạng khi nhận vào Biên bản/…. và giao Biên bản…. trực tiếp cho:

Ông………………………..                               Sinh năm:………..

Chức vụ:…………….

Chứng minh nhân dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….

Trong thời hạn….ngày, kể từ ngày Bên B nhận được số sầu riêng theo ghi nhận trong Biên bản…. tương ứng, Bên B có quyền trả lại số sầu riêng đã nhận nếu phát hiện ………..  của số sầu riêng này không đạt yêu cầu/ không đúng theo thỏa thuận và yêu cầu Bên A……………… (giao lại hàng, bồi thường thiệt hại/…)

Điều 4. Đặt cọc

Trong thời gian từ ngày…/…./…… đến hết ngày…./…./……., Bên B có trách nhiệm giao cho Bên A số tiền là………………..VNĐ (Bằng chữ:…………….. Việt Nam Đồng) để bảo đảm cho việc Bên B sẽ mua toàn bộ số sầu riêng đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này mà Bên A giao tới theo đúng nội dung Hợp đồng, trừ trường hợp…………..

-Trong trường hợp Bên A thực hiện đúng nghĩa vụ mà Bên B không mua/không nhận/… theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, Bên A có quyền nhận số tiền trên (cụ thể là……………. VNĐ) để…………….

-Trong trường hợp Bên A không thực hiện đúng nghĩa vụ dẫn đến Hợp đồng không được thực hiện/… thì Bên A có trách nhiệm trả lại số tiền trên cho Bên B và bồi thường một khoản tiền tương đương cho Bên B để…………………

-Trong trường hợp hai bên tiếp tục thực hiện việc mua-bán, Bên A có quyền nhận số tiền trên để bù trừ nghĩa vụ thanh toán của Bên B/…

-Trong trường hợp việc không thực hiện được Hợp đồng này là do lỗi của cả hai bên, số tiền trên sẽ được giải quyết như sau:………………………………..

Điều 5. Cam kết của các bên

1.Cam kết của bên A

Cam kết tính trung thực, chính xác của những thông tin mà bên A đã đưa ra và đảm bảo sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những sự việc phát sinh từ tính trung thực, chính xác của những thông tin này.

Bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên B nếu có thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm của bản thân.

2.Cam kết của bên B

Cam kết thực hiện Hợp đồng này bằng thiện chí,…

Cam kết thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho Bên A theo thỏa thuận ghi nhận tại Hợp đồng.

Điều 6.Vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp

Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng vì bất kỳ lý do gì bên còn lại có các quyền sau:

-Phạt vi phạm bên vi phạm một số tiền là:……………… VNĐ (Bằng chữ:…………. Việt Nam Đồng)

-Ngoài ra, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu và được bên vi phạm bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh bởi hành vi vi phạm. Thiệt hại thực tế được xác định như sau:………………………….

-Trong trường hợp Bên A có các vi phạm về………. trong bất kỳ thời gian nào khi thực hiện công việc cho Bên B gây ra bất kỳ hậu quả gì. Bên A có nghĩa vụ phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước Bên A, pháp luật và các chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng.

-…

Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này phải được thực hiện ít  nhất là …. lần và phải được lập thành…….. (văn bản). Nếu sau… lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà hai bên không thỏa thuận giải quyết được tranh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Điều 7. Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng này sẽ chấm dứt khi có một trong các căn cứ sau:

– Hai bên có thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng;

– Hợp đồng không thể thực hiện do có vi phạm pháp luật;

– Hợp đồng không thể thực hiện do nhà nước cấm thực hiện;

– Một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ……….. được ghi nhận trong Hợp đồng này và bên bị vi phạm có yêu cầu chấm dứt thực hiện hợp đồng.

– …

Điều 8. Hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…/…./…..

Hợp đồng này hết hiệu lực khi các bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình, hoặc có thỏa thuận chấm dứt và không thực hiện hợp đồng, hoặc…

Hợp đồng này được lập thành…. bản bằng tiếng Việt, gồm……. trang. Các bản Hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau và Bên A giữ…. bản để…….., Bên B giữ…. bản để…….

 

 

Bên A

………., ngày…. tháng…. năm………..

Bên B

 

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com