Đơn yêu cầu thanh toán bảo hiểm xã hội

Đơn yêu cầu thanh toán bảo hiểm xã hội là văn bản được người dân viết gửi tới cá nhân, đơn vị có thẩm quyền. Bạn đang thắc mắc, tìm kiếm mẫu để xem đơn có những nội dung gì, căn cứ pháp luật nào và viết ra sao. Xin mời theo dõi bài viết của chúng tôi.

Hướng dẫn viết Đơn yêu cầu thanh toán bảo hiểm xã hội

Những hướng dẫn cơ bản để tự viết Đơn yêu cầu thanh toán bảo hiểm xã hội đúng, cập nhật liên tục, đảm bảo pháp lý.

  • Cá nhân, tổ chức nhận đơn là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định pháp luật chuyên ngành (phần “Kính gửi:…”);
  • Dưới tên đơn là nêu ra nội dung chính của đơn (phần “V/v:…”);
  • Dẫn chiếu các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng, pháp luật có liên quan (phần “Căn cứ:…”);
  • Chủ thể viết Đơn yêu cầu thanh toán bảo hiểm xã hội là người có quyền, lợi ích trực tiếp mong muốn giải quyết (phần “Tên tôi là:…”);
  • Các thông tin của người viết đơn cần được điền đầy đủ như năm sinh, nơi cư trú, số CMND/CCCD, số điện thoại (phần “Năm sinh:…, CMND/CCCD số:…”);
  • Nội dung đơn là nội dung sự việc cần được giải quyết (phần “Trình bày nội dung:…”);
  • Người viết đơn ký tên ở cuối đơn kèm theo lời cam đoan (phần “Người viết đơn:…”);
  • Hình thức đơn: Viết tay hoặc đánh máy không bắt buộc theo mẫu;

Đơn yêu cầu thanh toán bảo hiểm xã hội cần phải viết ra sao để thuyết phục nhất. Các bạn có thể tham khảo mẫu dưới đây.

Định nghĩa đơn yêu cầu thanh toán bảo hiểm xã hội

Đơn yêu cầu thanh toán bảo hiểm xã hội sẽ được gửi tới cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đơn vị có trách nhiệm đại diện trong đơn vị, tổ chức.

Mẫu Đơn yêu cầu thanh toán bảo hiểm xã hội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–o0o———–

Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2020

ĐƠN YÊU CẦU THANH TOÁN BẢO HIỂM XÃ HỘI

Kính gửi: Bà Phạm Minh Trang – Trưởng phòng Tài chính – Kế toán – Công ty TNHH Vân Anh

– Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;

– Căn cứ Nghị định 88/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số  điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

– Căn cứ Điều lệ Công ty TNHH Vân Anh;

Tên tôi là:           Ngày sinh:                   Giới tính:

CMND số:             Ngày cấp:              Nơi cấp:

Hộ khẩu thường trú:

Nơi cư trú hiện tại:

Số điện thoại:                 Email:

Tôi viết đơn này xin được trình bày sự việc như sau:

Vào ngày 21/12/2019, tôi đã viết đơn xin nghỉ ốm và được Trưởng phòng tức ông Nguyễn Hữu Tín – Trưởng phòng Vật tư ký xác nhận. Sau đó 5 ngày, tôi đã trở lại làm việc và nộp cho Công đoàn Công ty Giấy ra viện có xác nhận của Giám đốc Bệnh viện GTVT trung ương. Tuy nhiên, do cảm thấy sức khỏe không ổn định nên sau đó tôi đã xin phép nghỉ dưỡng sức 02 ngày. Đến nay, tôi chỉ nhận được từ phía Công ty khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội hưởng theo chế độ ốm đau mà không có khoản hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau.

Căn cứ điểm c, khoản 3, điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về quyền của người lao động:

Điều 18. Quyền của ng­ười lao động

3. Nhận lư­ơng h­ưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:

c) Thông qua người sử dụng lao động.

Căn cứ điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về quyền của người lao động nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau:

Điều 29. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau

1. Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khoẻ chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;

b) Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khoẻ chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;

c) Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Căn cứ điểm a, khoản 2, điều 28 Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định mức phạt cho các trường hợp vi phạm quy định về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp:

Điều 28. Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không trả chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ của người lao động;

Từ những căn cứ trên, tôi yêu cầu Trưởng phòng Tài chính – Kế toán – Công ty TNHH Vân Anh thực hiện công việc:

– Thanh toán đầy đủ khoản BHXH theo chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, với mức hưởng một ngày bằng 30% mức lương cơ sở trong HĐLĐ giao kết giữa tôi với Công ty

Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung trên là sự thật.

Người viết đơn

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com