Đang làm việc thì bị ô tô đâm vào xưởng gây tai nạn, có phải là tai nạn nghề nghiệp

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Đang làm việc thì bị ô tô đâm vào xưởng gây tai nạn, có phải là tai nạn nghề nghiệp

Nhà tôi đang làm việc tại xưởng cùng 3 người khác thì bị một ô tô tải mất lái đâm vào xưởng gây sập dàn đỡ, mái tôn cùng vật dụng đổ lên người, may mắn thoát nạn nhưng bị gãy một bên chân, vẫn đang phải nằm viện, vậy nhà tôi có được hưởng chế độ tai nạn nghề nghiệp không?


Đang làm việc thì bị ô tô đâm vào xưởng gây tai nạn, có phải là tai nạn nghề nghiệp
Đang làm việc thì bị ô tô đâm vào xưởng gây tai nạn, có phải là tai nạn nghề nghiệp (Ảnh minh họa)

Luật sư Tư vấn Đang làm việc thì bị ô tô đâm vào xưởng gây tai nạn, có phải là tai nạn nghề nghiệp – Trực tuyến, Mọi lúc, Mọi nơi – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. Để đảm bảo cho thắc mắc của quý khách được giải quyết nhanh chóng và chính xác nhất, quý khách vui lòng gọi điện theo số điện thoại trên để trao đổi trực tiếp cùng các Luật sư của công ty, chúng tôi sẽ ngay lập tức tháo gỡ và hướng dẫn quý khách các biện pháp an toàn nhằm xử lý tình huống pháp lý. Mặt khác, với mục đích thuận tiện cho việc quý khách hàng có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung các cuộc trao đổi, câu hỏi thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Rất mong những nội dung này sẽ giúp cho cuộc trao đổi có hiệu quả nhất và dễ dàng hơn cho những người có vướng mắc tương tự!

Đối với câu hỏi của quý khách, dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 09 tháng 10 năm 2017

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Luật lao động 2012

Thông tư liên tịch 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT

3./ Luật sư trả lời

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. 

Điều 3 thông tư liên tịch 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT hướng dẫn chi tiết về tai nạn lao động như sau:

Điều 3. Tai nạn lao động

1.Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, bao gồm:

a) Tai nạn lao động xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc,nhiệm vụ lao động;

b) Tai nạn lao động xảy ra trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ khác theo sự phân công của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động uỷ quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Tai nạn lao động xảy ra đối với người lao động khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở cho phép (nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, cho con bú, tắm rửa, đi vệ sinh).

2. Những trường hợp tai nạn được coi là tai nạn lao động xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý, bao gồm:

a) Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở;

b) Tai nạn xảy ra cho người lao động Việt Nam trong khi thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài do người sử dụng lao động giao (tham dự hội nghị, hội thảo, học tập ngắn hạn, nghiên cứu thực tế).

Theo đó,

  • Nếu người lao động bị ô tô đâm vào xưởng gây tai nạn khi đang thực hiện công việc, nhiệm vụ theo sự phân công của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động thì sẽ được coi là tai nạn lao động và được hưởng các quyền lợi như người bị tai nạn lao động.
  • Nếu người lao động bị tô tô đâm vào xưởng gây tai nạn khi đang thực hiện công việc, nhiệm vụ không theo sự phân công của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động thì không được coi là tai nạn lao động, do đó không được hưởng các quyền lợi của người bị tai nạn lao động. Trong trường hợp này, người bị tai nạn có thể đòi bồi thường từ người gây tai nạn.

Nếu người lao động bị ô tô đâm vào xưởng gây tai nạn khi đang thực hiện công việc, nhiệm vụ theo sự phân công từ người không phải người sử dụng lao động và người này không được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động thì cũng không được coi là tai nạn lao động và không được hưởng các quyền lợ của người bị tai nạn lao động. Lúc này, người bị tai nạn có thể bồi thường từ người đã phân công công việc cho mình (trong trường hợp người bị tai nạn lao động không biết hoặc không thể biết về việc người phân công công việc cho họ không có thẩm quyền) hoặc người gây tai nạn (trong trường hợp người bị tai nạn lao động biết hoặc phải biết về việc người phân công công việc cho họ không có thẩm quyền)

      Trên đây là tư vấn của Luật sư đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc có tình tiết pháp lý, hồ sơ, chứng cứ mới hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Sự hài lòng của quý khách là nỗ lực của chúng tôi!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN


 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com