Công dân Việt Nam phạm tội trên lãnh thổ nước Lào thì giải quyết như thế nào?

Công dân Việt Nam phạm tội trên lãnh thổ nước Lào thì giải quyết như thế nào?

Công dân Việt Nam phạm tội giết người (người Việt Nam) trên lãnh thổ nước Lào thì theo luật pháp của người Việt Nam sẽ giải quyết như thế nào? Trong trường hợp này yêu cầu dẫn độ có được không? Tôi xin cảm ơn!

Gửi bởi: Phùng Văn Hùng

Trả lời có tính chất tham khảo

Theo quy định tại Điều 6 của Bộ luật Hình sự Việt Nam thì công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật này.

Theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Hình sự thì người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Theo quy định tại Điều 59, Điều 60 và Điều 61 của Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thì việc dẫn độ tội phạm giữa hai nước phải bảo đảm phù hợp với những điều đã ghi trong Hiệp định tương trợ tư pháp này, Nước ký kết này sẽ dẫn độ công dân của Nước ký kết kia đang ở trên lãnh thổ của nước mình cho Nước ký kết kia để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để thi hành bản án, quyết định hình sự. Đặc biệt, việc dẫn độ phải đáp ứng điều kiện dẫn độ theo quy định tại Điều 60 và không thuộc các trường hợp từ chối dẫn độ, cụ thể:

Thứ nhất, điều kiện dẫn độ người phạm tội: Hành vi phạm pháp dẫn đến việc dẫn độ người phạm tội là hành vi phạm pháp mà theo pháp luật của các Nước ký kết có thể kết án tù từ một 01 năm trở lên hoặc hình phạt nặng hơn. Việc dẫn độ để thi hành bản án hình sự chỉ được thực hiện khi người có hành vi phạm pháp bị kết án tù từ 01 năm trở lên hoặc hình phạt nặng hơn.

Thứ hai, các trường hợp từ chối dẫn độ người phạm tội: (1) Người bị dẫn độ là công dân của Nước ký kết được yêu cầu; (2) Người đó là cá nhân đã có hành vi phạm pháp trong cùng một vụ án mà Nước ký kết được yêu cầu đã kết án hoặc đã có bản án hình sự có hiệu lực pháp luật hoặc đã có lệnh đình chỉ xét xử vụ án; (3) Nước ký kết được yêu cầu xét theo pháp luật của nước mình thấy hành vi phạm pháp làm căn cứ dẫn độ đã hết thời hiệu tố tụng hình sự hoặc hết thời hiệu thi hành án; (4) Nước ký kết được yêu cầu xét theo pháp luật của nước mình thấy không thể chấp nhận dẫn độ người phạm tội vì lý do đặc biệt.

Với trường hợp mà bạn nêu, đối chiếu với quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam và quy định của Hiệp định tương trợ tư pháp nêu trên thì tội phạm giết người do công dân Việt Nam thực hiện trên lãnh thổ nước Lào là tội phạm có thể dẫn độ về Việt Nam.

Các văn bản liên quan:

Bộ luật 15/1999/QH10 Hình sự

Trả lời bởi: Nguyễn Thị Phương Liên – Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com