Con cháu hành hung bố mẹ già bị xử lý thế nào

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Con cháu hành hung bố mẹ già bị xử lý thế nào

Tôi muốn được tư vấn về việc con cái mà hành hung ông bà cha mẹ thì phải xử lý như thế nào, những người này không thể răn đe khuyên bảo được nữa, tôi muốn chính quyền đưa ra xử lý?


Con cháu hành hung bố mẹ già bị xử lý thế nào
Con cháu hành hung bố mẹ già bị xử lý thế nào (Ảnh minh họa)

Luật sư Tư vấn Con cháu hành hung bố mẹ già bị xử lý thế nào – Trực tuyến, Mọi lúc, Mọi nơi – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. Để đảm bảo cho thắc mắc của quý khách được giải quyết nhanh chóng và chính xác nhất, quý khách vui lòng gọi điện theo số điện thoại trên để trao đổi trực tiếp cùng các Luật sư của công ty, chúng tôi sẽ ngay lập tức tháo gỡ và hướng dẫn quý khách các biện pháp an toàn nhằm xử lý tình huống pháp lý. Mặt khác, với mục đích thuận tiện cho việc quý khách hàng có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung các cuộc trao đổi, câu hỏi thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Rất mong những nội dung này sẽ giúp cho cuộc trao đổi có hiệu quả nhất và dễ dàng hơn cho những người có vướng mắc tương tự!

Đối với câu hỏi của quý khách, dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 06 tháng 11 năm 2017

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

– Luật hôn nhân và gia đình 2014

– Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

3./ Luật sư trả lời

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ được Luật hôn nhân và gia đình 2014 điều chỉnh. Theo đó quy định, con cái có nghĩa vụ chăm sóc, phụ dưỡng cha mẹ, nghiêm cấm các hành vi ngược đãi, bạo lực, xúc phạm đến cha mẹ.

Theo quy định của pháp luật thì hành vi ngược đãi được hiểu là việc đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở và về các mặt sinh hoạt hàng ngày khác đối với người thân như: xỉ vả, mắng chửi, cố tình bỏ đói, mặc rách, mặc dù có điều kiện, làm cho người bị hại đau đớn về tinh thần.

Căn cứ và tính chất, mức độ khác nhau của hành vi con cái ngược đãi đối với cha mẹ mà người có hành vi sẽ phải chịu mức xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.  Người có hành vi ngược đãi cha mẹ mình thì ở mức bị xử phạt hành chính thì mức phạt được cụ thể hóa trong Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

Căn cứ theo Điều 50 – Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

“Điều 50. Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;

b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”

 Bên cạnh đó thì các hành vi con cái ngược đãi cha mẹ là hành vi bạo lực đối cha mẹ hoặc xúc phạm cha mẹ là những hành vi luôn đi kèm và tồn tại xong xong với hành vi ngược đãi cha mẹ cũng bị xử phạt hành theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

– Phòng, chống bạo lực gia đình thì nếu đánh đạp, gây thương tích cho bố mẹ và những người khác trong gia đình thì sẽ bị xử phạt về hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình theo quy định tại Điều 49 của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.

– Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình thì sẽ bị phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

– Hành vi thường xuyên chửi bới, lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình thì sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình theo quy định tại Điều 51 của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Nếu hành vi ngược đãi cha mẹ gây ra hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi này phải chịu trách nhiệm hình sự. Việc đưa ra những hình thức xử phạt nghiêm khắc nhằm mục đích răn đe, giáo dục pháp luật đối với những hành vi vi phạm này.

      Trên đây là tư vấn của Luật sư đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc có tình tiết pháp lý, hồ sơ, chứng cứ mới hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Sự hài lòng của quý khách là nỗ lực của chúng tôi!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN


 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com