Cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

Cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

24/05/2015

Xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, công khai, minh bạch, dân chủ, làm cơ sở bảo đảm cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong khuôn khổ pháp luật suy cho cùng là nhằm thực hiện chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu trên, nhiều nhiệm vụ quan trọng được đặt ra, trong đó nhiệm vụ kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật đóng vai trò quan trọng. Từ khi chuyển giao công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật sang các cơ quan Chính phủ (năm 2003) đến nay, công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật đã được các bộ, ngành và địa phương quan tâm chỉ đạotriển khai thực hiện tương đối toàn diện và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém, vướng mắc, bất cập như: Công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu; chưa được tiến hành thường xuyên; thẩm quyền, trách nhiệm chưa thực sự rõ ràng, rành mạch và chưa theo một cơ chế hoàn thiện, thống nhất, ổn định… Do đó, Việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế kiểm tra nhằm phát hiện nhanh chóng, xử lý kịp thời các nội dung trái pháp luật trong các văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và theo đó hoàn thiện các điều kiện bảo đảm cho hoạt động kiểm tra văn bản là công việc cần được quan tâm chú trọng.

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, kính mời độc giả tìm đọc bài viết “Cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật” của tác giả Nguyễn Văn Tuấn đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Số định kỳ 64 trang tháng 6 năm 2015.

Ngô Huyền

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com