ỦY
BAN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT NHÀ NƯỚC
******

CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******

Số:
341-KHKT/QĐ


Nội, ngày 04 tháng 10 năm 1977

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN
HÀNH MỘT TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

CHỦ NHIỆM ỦY BAN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT NHÀ NƯỚC

Căn cứ Nghị định số 123-CP ngày
24-8-1963 của Hội đồng Chính phủ về việc nghiên cứu, xây dựng, xét duyệt, ban
hành và quản lý các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành tiêu
chuẩn Nhà nước TCVN 1983 – 77 Cân treo. Yêu cầu kỹ thuật.

Điều 2. Tiêu chuẩn trên
ban hành để chính thức áp dụng, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1978 và phải
được nghiêm chỉnh chấp hành trong tất cả các ngành, các địa phương có liên quan.

 

 

KT.
CHỦ NHIỆM
ỦY BAN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT NHÀ NƯỚC
PHÓ CHỦ NHIỆM

Lê Khắc

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

ỦY
BAN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT NHÀ NƯỚC
******

CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******

Số:
342-KHKT/QĐ


Nội, ngày 04 tháng 10 năm 1977

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN
HÀNH 62 TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

CHỦ NHIỆM ỦY BAN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT NHÀ NƯỚC

Căn cứ Nghị định số 123-CP ngày
24-8-1963 của Hội đồng Chính phủ về việc nghiên cứu, xây dựng, xét duyệt ban
hành và quản lý các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành 62 (sáu
hai) tiêu chuẩn Nhà nước về máy công cụ, động cơ điện, máy biến áp, lò xo, van
xe đạp, thủy lực khí nén, chốt, phần cuối ren, thuật ngữ đo lường. Danh mục kèm
theo quyết định này. (1)

Điều 2. Tùy theo hình thức
ban hành, ngày có hiệu lực và phạm vi áp dụng, các tiêu chuẩn trên phải được
nghiêm chỉnh chấp hành trong tất cả các ngành, các địa phương có liên quan.

 

 

KT.
CHỦ NHIỆM ỦY BAN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT NHÀ NƯỚC
PHÓ CHỦ NHIỆM

Lê Khắc

(1) Không in các danh mục tiêu chuẩn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 352-TTg

Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 1977 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO TỒN DI TÍCH LỊCH SỬ CỦA GIAI ĐOẠN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC.

Ngày 26 tháng 6 năm 1969, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị số 59-TTg/VG yêu cầu các ngành, các cấp có kế hoạch xác định và bảo tồn những di tích điển hình trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước oanh liệt của dân tộc ta, nhằm giáo dục truyền thống cho các thế hệ hiện nay và mai sau.

Từ đó đến nay, một số địa phương đã lựa chọn và ra quyết định bảo vệ những di tích điển hình từng mặt trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước ở địa phương; một số nơi đã xây dựng được tượng đài, bia tại các di tích chiến thắng hoặc những nơi đã diễn ra tội ác của Mỹ ngụy. Nhiều hiện vật quý của giai đoạn lịch sử chống Mỹ, cứu nước đã và đang được sưu tầm và trưng bày tai các bảo tàng, phòng triển lãm, nhà chứng tích tội ác hoặc nhà truyền thống các cấp. Những việc làm trên đã góp phần tích cực vào việc giáo dục ý chí quyết chiến quyết thắng cho cán bộ, nhân dân ta, vào việc tố cáo mạnh mẽ tội ác của giặc Mỹ trước thế giới, đồng thời tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cuộc chiến đấu chính nghĩa của quân và dân ta.

Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, công tác này còn chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều tỉnh chưa có biện pháp tích cực và có hiệu lực để giữ gìn các di tích và hiện vật quý báu gắn liền với giai đoạn lịch sử này. Việc xây dựng đầy đủ hồ sơ khoa học và có hệ thống cho các di tích (hồ sơ, tài liệu, bản vẽ, ảnh, phim..) chưa được quan tâm, thậm chí có tỉnh còn chưa xác định dứt khoát nên giữ lại di tích nào.

Vì vậy, việc nghiên cứu xếp hạng di tích trong cả nước của trung ương bị chậm lại, trong khi đó nhiều di tích và hiện vật có giá trị cao, có sức giáo dục truyền thống và tố cáo tội ác của địch một cách mạnh mẽ đã và đang bị thiên nhiên và con người xóa bỏ dần.

Chúng ta không thể để kéo dài tình trạng này mà phải tích cực sửa chữa càng nhanh càng tốt.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các ngành, các cấp chính quyền nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của công tác này. Trong khi khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định đời sống, cần quan tâm đầy đủ hơn nữa đến công tác bảo tồn di tích lịch sử của giai đoạn chống Mỹ, cứu nước. Mặt khác, cần có kế hoạch phát huy lâu dài tác dụng của các di tích đó nhằm giáo dục lòng căm thù địch, nâng cao ý chí cách mạng, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội trong các tầng lớp nhân dân.

Trước mắt, các ngành ở trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố cần tiến hành những việc sau đây: 

1. Tổ chức nghiên cứu trong cán bộ các ngành, các cấp chỉ thị này cùng với chị thị số 59-TTg/VG và các thông tư hướng dẫn có liên quan, nhằm làm cho cán bộ các ngành, các cấp quán triệt hơn nữa tầm quan trọng của công tác bảo tồn di tích lịch sử của giai đoạn chống Mỹ, cứu nước trong tình hình hiện nay và trên cơ sở đó xác định nhiệm vụ của mình.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và các ngành ở trung ương có quan hệ trực tiếp với công tác bảo tồn di tích nói trên (như văn hóa, quốc phòng, nội vụ, xây dựng cơ bản, thủy lợi, công nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, địa chất, khảo cổ…) cần cử ra một đồng chí có thẩm quyền chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác này. Ở các tỉnh, thành phố, Ủy ban nhân dân tỉnh có nhiệm vụ chỉ đạo các ngành văn hóa, điều tra tội ác, công an, quân sự, xây dựng, Ủy ban Kế hoạch, tài chính… chọn lọc, xác định, giữ gìn các di tích lịch sử của giai đoạn chống Mỹ, cứu nước tiêu biểu cho địa phương mình. Đồng thời, cần thu thập đầy đủ hồ sơ, tài liệu về từng di tích để báo cáo lên Bộ Văn hóa nghiên cứu xếp hạng những di tích có ý nghĩa lịch sử đối với cả nước.

3. Các ngành, các địa phương có di tích được bảo tồn cần dành một số kinh phí thích đáng, bố trí lực lượng lao động, nguyên liệu, vật liệu cần thiết cho việc bảo vệ, tôn tạo và phát huy tác dụng lâu dài của các di tích đó trong ngành hoặc địa phương. Nên mời các kiến trúc sư, họa sĩ, nhà điêu khắc tham gia vào việc xây dựng các kế hoạch tôn tạo và bảo vệ lâu dài các di tích.

Đối với các hiện vật có giá trị của giai đoạn lịch sử chống Mỹ, cứu nước, các ngành, các địa phương cần kịp thời sưu tầm, chọn lọc, lập hồ sơ lý lịch và bảo quản chu đáo để có kế hoạch trưng bày tại các bảo tàng, nhà truyền thống của địa phương hoặc chuyển lên các bảo tàng trung ương gìn giữ, phát huy tác dụng.

4. Từ nay, Bộ Văn hóa, và thông tin có trách nhiệm chính trong việc hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra đôn đốc các ngành, các địa phương thi hành các chỉ thị có liên quan đến việc bảo tồn và phát huy tác dụng các di tích lịch sử của giai đoạn chống Mỹ, cứu nước (các tài liệu, hiện vật trước đây do Ủy ban Điều tra tội ác sưu tầm và quản lý, cần được chuyển sang Bộ Văn hóa và thông tin quản lý).

Ủy ban Điều tra tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam và Bộ Quốc phòng có trách nhiệm cộng tác chặt chẽ với Bộ Văn hóa và thông tin trong công tác này, đặc biệt trong việc nghiên cứu, lựa chọn xếp hạng một số di tích chống Mỹ, cứu nước tiêu biểu cho toàn quốc.

 

 

T.L. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
BỘ TRƯỞNG PHỦ THỦ TƯỚNG
 
 


Vũ Tuân

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
——-

CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———

Số:
572/QĐ-UB

Tp.
Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 10 năm 1977

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ
VIỆC THÀNH LẬP BAN CẢI TẠO CÔNG THƯƠNG NGHIỆP THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN PHÚ
NHUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

– Căn cứ vào Luật
tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp ngày 27 tháng 10 năm
1962 ;
– Xét yêu cầu tổ chức để đáp ứng nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh
vực kinh tế, đời sống của Thành phố ;
– Xét đề nghị của các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận Phú Nhuận, Trưởng Ban
Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và Trưởng Ban Tổ chức Chánh quyền
Thành phố ;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.– Nay thành lập
Ban Cải tạo công thương nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân Quận Phú Nhuận.

Ban Cải tạo công thương nghiệp
Quận Phú Nhuận là một Ban chuyên môn của Quận ủy và Ủy ban nhân dân Quận, chịu
sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Quận ủy và của Ủy ban nhân dân Quận, đồng
thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ của Ban Cải
tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành phố.

Điều 2.– Ban Cải tạo công
thương nghiệp Quận Phú Nhuậncó chức năng nhiệm vụ :

– Giúp cho cấp ủy và Ủy ban nhân
dân Quận, tổ chức chỉ đạo việc phối hợp với Ban Cải tạo các Sở, Ban, Ngành, Ban
Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành phố thực hiện cải tạo công
thương nghiệp tư bản tư doanh và xây dựng hệ thống kinh tế công thương nghiệp
xã hội chủ nghĩa trong địa bàn Quận.

– Nghiên cứu xây dựng kế hoạch
và giúp cấp ủy, Ủy ban nhân dân Quận tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc cải tạo xã
hội chủ nghĩa đối với thành phần tiểu thương, tiểu chủ các ngành thương nghiệp,
dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, thủy sản, y tế, văn hóa, nghệ thuật,
v.v… trong Quận.

Điều 3.– Thành phần lãnh
đạo của Ban Cải tạo công thương nghiệp gồm các đồng chí sau đây :

1) Đồng chí HUỲNH THƯƠNG, Phó Bí
thư Quận ủy, Trưởng Ban Tổ chức QU làm Trưởng Ban.

2) Đồng chí TỪ THẾ CHẤN, Thường
vụ Quận ủy, Phó CT Quận làm Phó Ban.

3) Đồng chí NGUYỄN ĐỨC THU,
Thường vụ Quận ủy, Phó CT Quận làm Phó Ban.

4) Đồng chí TRẦN THỊ KIM ANH,
Phó Ban.

5) Đồng chí NGUYỄN THÀNH ƠN, Ủy
viên Thường trực.

6) Đồng chí BÙI VĂN HẬU, Ủy viên
Thường trực.

7) Đồng chí NGUYỄN THUẬN NÔNG,
cán bộ Công đoàn Quận – Ủy viên Thường trực.

8) Đồng chí NGUYỄN VĂN VỸ, Ủy
viên.

9) Đồng chí NGUYỄN VĂN DÙNG, Ủy
viên.

10) Đồng chí TRẦN HÒA NHÂN, Ủy
viên.

11) Đồng chí TRẦN VĂN KHÁNH, Ủy
viên.

12) Đồng chí PHAN LỆ HẠNH, Ủy
viên.

13) Đồng chí HUỲNH VĂN NHỊ, cán
bộ Ban Tổ chức Quận, Ủy viên.

14) Đồng chí MAI THẾ VỴ, phụ
trách Phòng Tổ chức CQ, Ủy viên.

15) Đồng chí ĐỖ VĂN NGÔ, QUV dự
khuyết, CT Mặt trận TQ Quận, Ủy viên.

16) Đồng chí LỮ UY QUYỀN, QUV,
Phó Ban Tuyên huấn QU, Ủy viên.

17) Đồng chí TRẦN QUỐC LONG,
Thường vụ QU, Phó CA Quận, Ủy viên.

18) Đồng chí HUỲNH TẤN THANH,
QUV, Trưởng P. Công nghiệp Quận, Ủy viên.

19) Đồng chí VÕ THANH HÙNG, QUV,
Trưởng P. Kế hoạch Quận, Ủy viên.

20) Đồng chí NGUYỄN THỊ BẢY,
QUV, Trưởng P. Thương nghiệp, Ủy viên.

21) Đồng chí NGUYỄN THỊ DIỆP,
BCH Quận hội PN, Ủy viên.

22) Đồng chí NGUYỄN KIM TUYẾT,
QUV, Bí thư Quận đoàn, Ủy viên.

23) Đồng chí PHẠM CÔNG LUẬN, Cán
bộ P. Nhà đất Quận, Ủy viên.

24) Đồng chí NHỮ ĐÌNH QUANG,
QUV, Trưởng P. Y tế Quận, Ủy viên.

25) Đồng chí NGUYỄN CHÍ TRUNG,
QUV, đại diện Quận đội, Ủy viên.

26) Đồng chí NGUYỄN VĂN BÌNH,
Trưởng P. Thông tin văn hóa Quận, Ủy viên.

Điều 4.– Biên chế của Ban
Cải tạo công thương nghiệp Quận Phú Nhuận là 20 (hai mươi)người (không kể các
cán bộ kiêm nhiệm của các tổ chức khác cử sang tham gia).

Kinh phí hoạt động của Ban Cải
tạo công thương nghiệp Quận Phú Nhuận nằm trong kinh phí chung của Quận và Ban
Cải tạo Quận được phép sử dụng con dấu riêng để giao dịch trong công tác.

Điều 5.– Các đồng chí
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Trưởng Ban Tổ chức Chánh quyền,
Trưởng Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành phố, Giám đốc Sở
Tài chánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận Phú Nhuận và Ban Cải tạo Quận Phú
Nhuận chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
– Như điều 5
– BTC Thành ủy
– Ủy Ban Kế hoạch
– Sở Tài chánh
– Sở Công an
– BTC Chánh quyền (4 bản)
– Lưu VF Ủy Ban.  
 

TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC

Lê Đình Nhơn

 

 

 

 

Nơi nhận:
– Như điều 5
– BTC Thành ủy
– Ủy Ban Kế hoạch
– Sở Tài chánh
– Sở Công an
– BTC Chánh quyền (4 bản)
– Lưu VF Ủy Ban.  
 

TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC

Lê Đình Nhơn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số:
275-CP


Nội, ngày 08 tháng 10 năm 1977 

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP

Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VI, kỳ họp thứ nhất;

Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14-7-1960;
Căn cứ vào Điều lệ về tổ chức
và hoạt động của Hội đồng Chính phủ ban hành kèm theo nghị định số 172-CP ngày
1-11-1973 và bản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền
Nhà nước cấp tỉnh trong lĩnh vực quản lý kinh tế, ban hành kèm theo nghị định số
24-CP ngày 2-2-1976 của Hội đồng Chính phủ;

Căn cứ vào nghị quyết của Hội
đồng Chính phủ trong phiên họp hội nghị Thường vụ của Hội đồng Chính phủ ngày
26-8-1977;

Để cải tiến một bước tổ chức bộ máy quản lý nông nghiệp theo tinh thần nghị
quyết Hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IV về nhiệm vụ
phát triển nông nghiệp trong thời gian tới.

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. – Bộ nông nghiệp
là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm quản lý ngành nông nghiệp
trong phạm vi cả nước theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhằm
phát triển nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc để thỏa mãn nhu cầu về
lương thực, thực phẩm cho nhân dân, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và sản
phẩm cho xuất khẩu, xây dựng một nền nông nghiệp tiến lên sản xuất lớn xã hội
chủ nghĩa với một nền khoa học, kỹ thuật tiên tiến.

Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm để thực
hiện sự quản lý Nhà nước đối với toàn ngành nông nghiệp trong cả nước, kết hợp
với việc tăng cường sự chỉ đạo, giúp đỡ và phát huy tính chủ động, sáng tạo của
các cấp tỉnh, huyện và đơn vị cơ sở trên nguyên tắc bảo đảm sự quản lý tập
trung, thống nhất của trung ương.

Điều 2. – Bộ Nông nghiệp
có những nhiệm vụ và quyền hạn chính như sau:

1. Nghiên cứu, xây dựng quy hoạch và kế hoạch
dài hạn và hàng năm của toàn ngành nông nghiệp trong phạm vi cả nước, từ việc
xây dựng số kiểm tra để thống nhất với Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, đến việc đề ra
các chính sách, các chủ trương kỹ thuật nhằm bảo đảm tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn
và kiểm tra toàn ngành thực hiện các quy hoạch và kế hoạch cấy sau khi được Hội
đồng Chính phủ thông qua.

2. Nghiên cứu trình Hội đồng Chính phủ ban hành
hoặc Bộ ban hành trong phạm vi quyền hạn được giao các chính sách, chế đố, thể
lệ về nông nghiệp; tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ ấy.

3. Tổ chức và chỉ đạo mọi công tác sản xuất nông
nghiệp, chỉ đạo kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, chế biết nông sản, cải tiến
công cụ, về cơ giới hóa nông nghiệp; quản lý việc cung ứng vật tư và thiết bị
nông nghiệp theo sự phân công của Nhà nước; quản lý thống nhất các công tác sự
nghiệp trong ngành nông nghiệp.

4. Trên cơ sở tổ chức lại nền nông nghiệp trong
phạm vi cả nước và trên địa bàn huyện, tổ chức, chỉ đạo việc hoàn thiện quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghĩa đối với các hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc và cải
tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở miền Nam; chỉ đạo việc xây dựng, củng
cố và phát triển các nông trường quốc doanh, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn cả nước.

5. Quản lý thống nhất việc sử dụng, cải tạo đồng
ruộng, đất đai trong nông nghiệp; quản lý thống nhất việc khai thác các vùng đất
mới để phát triển nông nghiệp theo quy hoạch của Nhà nước. Nghiên cứu kế hoạch
và biện pháp tổ chức, quản lý và sử dụng hợp lý lao động trong nông nghiệp.

6. Tổ chức và chỉ đạo công tác nghiên cứu và
phát triển khoa học, kỹ thuật nông nghiệp, bảo đảm việc áp dụng nhanh chóng tiến
bộ kỹ thuật và các kết quả nghiên cứu khoa học, kỹ thuật vào sản xuất thí điểm
và sản xuất đại trà.

7. Tổ chức việc hợp tác quốc tế về kinh tế và về
khoa học, kỹ thuật nông nghiệp theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và những
quy định của Nhà nước về quan hệ với nước ngoài.

8. Tổ chức thực hiện việc tăng cuờng và cải tiến
cơ cấu tổ chức và công tác quản lý toàn ngành nông nghiệp; nghiên cứu đề nghị Hội
đồng Chính phủ quy định tổ chức hệ thống bộ máy quản lý nông nghiệp; hướng dẫn
địa phương xây dựng bộ máy quản lý nông nghiệp ở địa phương; chỉ đạo việc bồi
dưỡng, đào tạo, sắp xếp, điều động và thực hiện các chính sách, chế độ đãi ngộ
với cán bộ, công nhân, viên chức trong toàn ngành nông nghiệp.

9. Quản lý tổ chức, cán bộ, biên chế, tài sản,
tài chính của Bộ theo chế độ chung của Nhà nước.

Điều 3. – Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp chịu trách nhiêm trước Quốc hội và Hội đồng Chính phủ lãnh đạo toàn
bộ công tác của Bộ như điều 1 và điều 2 đã quy định. Các thứ trưởng Bộ Nông
nghiệp giúp Bộ trưởng trong việc lãnh đạo chung và có thể được Bộ trưởng ủy nhiệm
chỉ đạo từng phần công tác của Bộ.

Trong phạm vi quyền hạn của mình, để thi hành
pháp luật và các nghị định, nghị quyết, quyết định, thông tư, chỉ thị của Hội đồng
Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp ra những thông tư, quyết định và kiểm tra
các ngành, các cấp thi hành những thông tư, quyết định ấy; sửa đổi hoặc bãi bỏ
những quyết định không thích đáng của các cơ quan chuyên môn cấp dưới thuộc
ngành mình; đề nghị sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng có
liên quan đến công tác nông nghiệp của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc
Hội đồng Chính phủ hay của Ủy ban nhân dân địa phương.

Điều 4. – Cơ cấu tổ chức
bộ máy của Bộ Nông nghiệp gồm có:

A. Các tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh.

1. Các Tổng công ty, Công ty hoặc Liên hiệp
các xí nghiệp
, xí nghiệp liên hợp đối với những cây, con đang phát triển,
chuyên môn hóa cao, sản xuất trên những địa bàn tập trung và có quy mô chế biến
ngày càng lớn. Trước mắt, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Bộ gồm có:

Tổng công ty cao su, thống nhất quản lý
ngành cao su, kể cả các nông trường trồng cao su, các nhà máy và cơ sở sơ chế
cao su;

Công ty bông, thống nhất quản lý ngành
trồng bông, kể cả các nông trường và hợp tác xã nông nghiệp trồng bông, các nhà
máy sơ chế bông ở các vùng chuyên canh bông;

Công ty cà phê, ca cao, thống nhất quản
lý ngành trồng cà phê, ca cao, kể cả các nông trường trồng cà phê, ca cao, các
nhà máy chế biến cà phê, ca cao;

Công ty mía, đường, thống nhất quản lý
các nông trường trồng mía, các nhà máy đường ở các vùng kinh tế mới chuyên canh
mía;

Công ty trâu, bò sữa và sữa, thống nhất
quản lý các trung tâm giống trâu, bò sữa, các nông trường chăn nuôi trâu, bò sữa,
các nhà máy chế biến sữa gắn với cơ sở chăn nuôi;

Công ty giống gà và gà công nghiệp, thống
nhất quản lý các trung tâm giống gà, các xí nghiệp nuôi gà công nghiệp thịt và
trứng;

Các công ty giống cây, giống con
công ty chuyên doanh các loại sản phẩm khác thuộc diện quản lý của Bộ.

2. Tổng công ty vật tư nông nghiệp: trong
Tổng công ty có các công ty khu vực và công ty chuyên doanh thuộc diện quản lý
của Bộ, phụ trách cung ứng các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y và dụng
cụ thú y, trâu bò cày, kéo v.v…

3. Công ty thiết bị, phụ tùng cơ khí và các
xí nghiệp sửa chữa cơ khí
(đặt trong Tổng cục trang bị kỹ thuật).

4. Công ty khai hoang cơ giới, các đội cơ
giới (đặt trong Tổng cục khai hoang và vùng kinh tế mới).

5. Công ty xây dựng nông nghiệp thuộc diện
quản lý của Bộ.

B. Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức
năng quản lý hành chính – kinh tế.

1. Tổng cục khai hoang
và vùng kinh tế mới
, Tổng cục này có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp:

– Xây dựng quy hoạch, kế hoạch cụ thể về khai
hoang và xây dựng vùng kinh tế mới; tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc
thực hiện quy hoạch và kế hoạch ấy khi đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt và
ghi vào kế hoạch Nhà nước;

– Quản lý việc phân bố và sử dụng tiền vốn, vật
tư, thiết bị, lao động cho việc khai hoang và xây dựng vùng kinh tế mới theo
đúng kế hoạch Nhà nước và các thể lệ về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước;

– Chỉ đạo công ty và các đội khai hoang cơ giới
trực thuộc để giúp các đơn vị cơ sở khai hoang hoặc xây dựng kết cấu hạ tầng của
vùng kinh tế mới.

Trong Tổng cục có các Vụ trực thuộc như sau:

Vụ kế hoạch tài vụ,

Vụ khai hoang,

Vụ di dân.

2. Tổng cục trang bị kỹ thuật, Tổng cục
này có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp:

– Xây dựng quy hoạch, kế hoạch cơ giới hóa và điện
khí hóa nông nghiệp;

– Tổ chức, quản lý việc trang bị máy móc, thiết
bị, phụ tùng cơ khí, điện cho nông nghiệp;

– Tổ chức, quản lý mạng lưới sửa chữa cơ khí
nông nghiệp.

Trong Tổng cục có các Vụ trực thuộc như sau:

Vụ cơ điện,

Vụ sửa chữa cơ khí.

3. Ban quản lý hợp tác xã nông nghiệp và xí
nghiệp nông nghiệp
. Ban này có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp:

– Chỉ đạo hoàn thiện quan hệ sản xuất, tổ chức lại
sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc; cải tạo quan hệ sản xuất và tổ chức lại sản xuất
nông nghiệp ở miền Nam, tổ chức lại sản xuất trên địa bàn huyện;

– Nghiên cứu các chế độ, thể lệ về quản lý hợp
tác xã nông nghệp, quản lý nông trường quốc doanh và xí nghiệp nông nghiệp; đôn
đốc, kiểm tra các đơn vị thực hiện các chế độ, thể lệ ấy khi được cấp có thẩm
quyền xét duyệt;

– Nghiên cứu các chính sách về giá cả, thu mua,
phân phối, chính sách đầu tư đối với nông nghiệp.

4. Các vụ, cục trực thuộc Bộ:

– Vụ kế hoạch,

– Vụ trồng trọt,

– Vụ chăn nuôi,

– Vụ quản lý ruộng đất,

– Cục bảo vệ thực vật,

– Cục thú y,

– Cục dâu tằm,

– Cục nuôi cá nước ngọt,

– Vụ quản lý khoa học kỹ thuật,

– Vụ hợp tác quốc tế,

– Vụ kế toán và tài vụ,

– Vụ lao động và tiền lương,

– Vụ tổ chức và cán bộ,

– Vụ quản lý xây dựng cơ bản,

– Vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ và công nhân kỹ
thuật,

– Ban thanh tra,

– Văn phòng.

C. Các tổ chức về nghiên cứu khoa học kỹ thuật,
về kinh tế và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân nông nghiệp.

1. Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt
Nam
, Viện có các nhiệm vụ:

– Xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm
về nghiên cứu khoa học – kỹ thuật nông nghiệp; tổ chức chỉ đạo và phối hợp các
viện, các cơ sở thực nghiệm thuộc viện thực hiện các kế hoạch ấy khi đã được cấp
có thẩm quyền xét duyệt và ghi vào kế hoạch Nhà nước;

– Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo cán bộ
nông nghiệp đại học và trên đại học; đào tạo cán bộ nông nghiệp trên đại học
theo sự phân công của Nhà nước;

– Tổ chức Hội đồng xét duyệt sáng kiến, phát
minh về khoa học – kỹ thuật nông nghiệp;

– Thực hiện các công tác nghiên cứu và hợp tác
quốc tế về khoa học – kỹ thuật nông nghiệp theo sự phân công của Nhà nước.

Tổ chức của viện bao gồm:

a) Các bộ môn nghiên cứu cơ bản: do đồng chí Viện
trưởng đề nghị, đồng chí Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp xem xét và quyết định thành lập.

b) Các viện chuyên đề và chuyên ngành:

– Viện nông hóa, thổ nhưỡng,

– Viện cây lương thực và cây thực phẩm,

– Viện cây công nghiệp, cây ăn quả và cây làm
thuốc,

– Viện bảo vệ thực vật,

– Viện chăn nuôi,

– Viện thú y,

– Một số cơ sở nghiên cứu thực nghiệm khác thuộc
diện quản lý của Bộ.

2. Các cơ sở nghiên cứu gắn liền với các tổ
chức sản xuất, kinh tế chuyên ngành:
các cơ sở này chịu sự chỉ đạo về nghiệp
vụ nghiên cứu của Viện Khoa học – kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam:

– Viện công cụ và cơ giới hóa nông nghiệp (đặt
trong Tổng cục trang bị kỹ thuật);

– Viện cây cao su (đặt trong Tổng công ty cao
su);

– Các tổ chức nghiên cứu về cây bông, cây cà phê,
ca cao, v.v… (đặt trong các tổ chức sản xuất kinh doanh tương ứng) do Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp xem xét và quyết định thành lập.

3. Học viện kinh tế nông nghiệp, học viện
có các nhiệm vụ:

– Nghiên cứu về tổ chức sản xuất và quản lý nền
nông nghiệp trong quá trình đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa;

– Đào tạo cán bộ trên đại học về quản lý nông
nghiệp theo sự phân công của Nhà nước.

4. Viện quy hoạch nông nghiệp, Viện có
nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp trong phạm vi cả
nước.

5. Viện thiết kế kiến trúc nông nghiệp:
phụ trách thiết kế công nghệ, thiết kế kiến trúc các công trình xây dựng của
ngành nông nghiệp (Viện hoạt động một phần theo phương thức kinh doanh hạch
toán).

6. Các trường đại học nông nghiệp trực
thuộc Bộ:

– Trường đại học nông nghiệp I (Hà Nội),

– Trường đại học nông nghiệp II (Nghệ Tĩnh),

– Trường Đại học nông nghiệp III (Việt Bắc),

– Trường Đại học nông nghiệp IV (thành phố Hồ
Chí Minh),

– Trường Đại học nông nghiệp V (Cần Thơ).

7. Một số trường trung học chuyên nghiệp,
trường nghiệp vụ và công nhân thuộc diện quản lý của Bộ.

Điều 5. – Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp có trách nhiệm quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của các
đơn vị trực thuộc Bộ nêu ở điều 4 trên nguyên tắc tinh giản tổ chức, xác định
biên chế hợp lý, làm việc có hiệu quả thiết thực. Các vụ, ban nói chung không tổ
chức thêm cấp phòng.

Điều 6. – Tổ chức quản
lý nông nghiệp ở địa phương gồm có:

– Cấp tỉnh có Ty nông nghiệp;

– Cấp thành phố trực thuộc trung ương có Sở nông
nghiệp;

– Cấp huyện và đơn vị tương đương có Ban nông
nghiệp.

Ty hoặc Sở nông nghiệp là cơ quan của Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phụ trách về sản xuất nông nghiệp
trong tỉnh và thành phố, đồng thời là cơ quan thuộc hệ thống ngành nông nghiệp
trong phạm vi cả nước. Ty hoặc Sở chịu sự chỉ đạo toàn diện của Ủy ban nhân dân
cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo về kinh tế, kỹ thuật, nghiệp vụ của Bộ Nông
nghiệp.

Ban nông nghiệp huyện và đơn vị tương đương là
cơ quan của Ủy ban nhân dân huyện phụ trách về sản xuất nông nghiệp trong huyện,
đồng thời là cơ quan thuộc hệ thống ngành nông nghiệp trên phạm vi cả nước. Ban
nông nghiệp huyện chịu sự chỉ đạo toàn diện của Ủy ban nhân dân cùng cấp, đồng
thời chịu sự chỉ đạo về kinh tế, kỹ thuật và nghiệp vụ của cơ quan quản lý nông
nghiệp cấp trên.

Căn cứ vào nghị định này, Bộ Nông nghiệp có
trách nhiệm phối hợp với các ngành hữu quan nghiên cứu hướng dẫn cụ thể về nhiệm
vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy nông nghiệp các cấp ở địa phương.

Điều 7. – Nghị định này
thay thế cho các văn bản trước đây của Hội đồng Chính phủ đã quy định về tổ chức
bộ máy quản lý nông nghiệp.

Điều 8. – Đồng chí Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp, các đồng chí thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ và chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh và
thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm thi hành nghị định này.

 

 

T.M. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 


Phạm Văn Đồng

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ
*******

CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******

Số:
278-CP


Nội, ngày 10 tháng 10 năm 1977

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ
VIỆC CHUYỂN LỚP ĐẠI HỌC VỪA HỌC VỪA LÀM ĐẶT TẠI TRƯỜNG THANH NIÊN LAO ĐỘNG XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA HÒA BÌNH THÀNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT HÀ SƠN BÌNH

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ nhu cầu đào tạo cán bộ kỹ
thuật có trình độ đại học của tỉnh Hà Sơn Bình;
Căn cứ vào Nghị định số 171-CP ngày 20-11-1963 của Hội đồng Chính phủ ban hành quy
chế về việc mở trường và lớp đại học và trung học chuyên nghiệp;
Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Sơn Bình, Bộ Đại học và trung học chuyên
nghiệp và Ủy ban Kế hoạch Nhà nước,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. – Kể từ năm học 1977
– 1978, lớp đại học nông nghiệp vừa học vừa làm đặt tại Trường thanh nhiên lao
động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình chuyển thành Trường cao đẳng kỹ thuật Hà Sơn Bình,
và do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Sơn Bình quản lý.

Nhiệm vụ của Trường cao đẳng kỹ
thuật Hà Sơn Bình là đào tạo và bồi dưỡng cán bộ thực hành kỹ thuật có trình độ
đại học về những ngành nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh, trước
mắt là đào tạo và bồi dưỡng kỹ sư thực hành về nông nghiệp và lâm nghiệp.

Những chính sách, chế độ, thể lệ,
v.v… áp dụng cho các trường đại học và cao đẳng đều được thi hành đối với
Trường cao đẳng kỹ thuật Hà Sơn Bình.

Điều 2. – Bộ Đại học và trung
học chuyên nghiệp có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp, Bộ Lâm nghiệp và
các Bộ có liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng trường về các mặt:
xác định mục tiêu đào tạo, xác định nội dung và chương trình giảng dạy, xây
dựng các phòng thí nghiệm, bổ sung cán bộ quản lý và giảng dạy, v.v… bảo đảm
cho trường hoạt động có hiệu quả tốt.

Điều 3. – Các đồng chí Bộ trưởng
các Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Chủ nhiệm
Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Sơn Bình có trách
nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

TM.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG

Phạm Hùng

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

PHỦ
THỦ TƯỚNG
******

CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số:
196-BT


Nội, ngày 08 tháng 09 năm 1977

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC BỔ SUNG CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ CÁN BỘ XÃ Ở CÁC TỈNH,
THÀNH PHỐ PHÍA NAM

Hội đồng Chính phủ đã ban hành quyết định số
130-CP ngày 20-6-1975 bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã.

Đối với cán bộ xã ở các tỉnh phía Nam, chỉ thị số
229-TTW ngày 20-1-1976 của Bộ Chính trị trung ương Đảng về một số chủ trương
công tác cấp bách ở miền Nam đã ghi: “Đối với cán bộ xã áp dụng chế độ phụ cấp
hiện hành ở miền Bắc”.

Tuy nhiên, tình hình các xã ở các tỉnh phía Nam
có những điểm khác với các xã ở các tỉnh phía Bắc: xã ở phía Nam nói chung dân
số đông, địa dư rộng; nhiệm vụ của cấp xã sau ngày giải phóng nặng nề và phức tạp,
trật tự, trị an chưa thật ổn định, vừa tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, vừa
xây dựng chủ nghĩa xã hội, các hợp tác xã nông nghiệp, mua bán, tín dụng chưa
được thành lập; cơ sở Đảng, chính quyền và các đoàn thể còn đang củng cố; cán bộ
xã thiếu và yếu, nhiều nơi phải đưa cán bộ cấp trên về tăng cường; ngân sách xã
nhiều nơi chưa có.

Thông tư này hướng dẫn thi hành quyết định số
130-CP và bổ sung một số điểm cụ thể nhằm bảo đảm thống nhất chính sách, chế độ
trong cả nước, đồng thời đáp ứng với tình hình thực tế, đặc điểm cấp xã ở các tỉnh
phía Nam.

I. VỊ TRÍ CÔNG TÁC CỦA CÁN BỘ
XÃ VÀ YÊU CẦU KIỆN TOÀN CẤP XÃ

Về vị trí công tác của cán bộ xã và yêu cầu kiện
toàn cấp xã, quyết định số 130-CP của Hội đồng Chính phủ và thông tư số 45-BT của
Bộ trưởng Phủ thủ tướng đã xác định:

1. Xã là cấp cơ sở trực tiếp với nhân dân, với sản
xuất. Cán bộ xã là những người vừa chịu trách nhiệm lãnh đạo, tổ chức, động
viên nhân dân, vừa cùng với nhân dân thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước ở nông thôn. Cán bộ xã là những người vừa công tác, vừa
sản xuất, khác với cán bộ, công nhân, viên chức trong biên chế là những người
thu nhập chủ yếu bằng tiền lương. Trong điều kiện hiện nay, nước ta còn nghèo,
chưa giải quyết được chế độ tiền lương cho cán bộ xã mà chỉ phụ cấp hàng tháng
nhằm bù đắp một phần về sinh hoạt trong những ngày cán bộ xã vì bận công tác
không tham gia sản xuất được, còn đối với các chế độ đào tạo bồi dưỡng, bảo vệ
sức khỏe, phụ cấp đi đường, trợ cấp khó khăn, nữ cán bộ xã khi nghỉ đẻ, và chế
độ mai táng phí đều được đãi ngộ tương đương như cán bộ trong biên chế Nhà nước.
Ngoài ra, khi cán bộ xã đi dự các hội nghị do cấp trên triệu tập, được đài thọ
toàn bộ sinh hoạt phí.

2. Tổ chức bộ máy của xã cần gọn, nhẹ, bảo đảm
chất lượng và có hiệu lực, không nên bố trí nhiều người ảnh hưởng đến sản xuất.
Không nhất thiết cấp trên có ngành nào thì xã phải có cán bộ chuyên trách hoặc
nửa chuyên trách phụ trách ngành ấy, cần bố trí kiêm nhiệm cho hợp lý, những việc
có liên quan với nhau, thì có thể một người phụ trách để bảo đảm mọi công tác của
Đảng và Nhà nước đều có người đảm nhiệm và thực hiện tốt, đồng thời ngân sách địa
phương và đủ khả năng đài thọ.

II. VỀ CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH, NỬA
CHUYÊN TRÁCH VÀ CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP HÀNG THÁNG CHO CÁN BỘ XÃ Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM

A. CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH VÀ NỬA CHUYÊN TRÁCH:

– Những xã có số dân từ dưới 10 000 nhân khẩu trở
xuống thì thực hiện theo quyết định số 130-CP ngày 20-6-1975 của Hội đồng Chính
phủ về bổ sung chính sách, chế độ cán bộ xã: có từ 5 đến 6 cán bộ chuyên trách
và từ 9 đến 10 cán bộ nửa chuyên trách. Những xã có trên 7000 nhân khẩu, thì thực
hiện theo thông tư số 249-BT ngày 28-12-1976 của Phủ thủ tướng nếu đã bầu hai
Phó chủ tịch, thì cả hai Phó chủ tịch đều được hưởng định suất chuyên trách.

– Những xã có từ 10 000 nhân khẩu trở lên: có từ
6 đến 7 cán bộ chuyên trách và từ 11 đến 7 cán bộ chuyên trách và từ 11 đến 13
cán bộ nửa chuyên trách.

– Những xã có từ 20 000 nhân khẩu trở lên: có từ
7 đến 8 cán bộ chuyên trách và từ 12 đến 16 cán bộ nửa chuyên trách.

– Đối với xã miền núi, xã rẻo cao, xã biên giới,
xã hải đảo và xã xa xôi hẻo lánh, tuy số dân ít hơn các xã đồng bằng và trung
du nhưng Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ vào quy định chung nói trên và tình hình đặc
điểm mỗi vùng và khối lượng công tác mà định số cán bộ chuyên trách, nửa chuyên
trách và phân công cán bộ cho thích hợp.

Số cán bộ chuyên trách tăng thêm là để phụ trách
những công việc có khối lượng lớn như sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, nghề muối.

Số cán bộ nửa chuyên trách tăng thêm chủ yếu là
để phụ trách những thôn, ấp, bản đông dân hoặc ở xa và phụ trách những ngành
công tác có khối lượng lớn.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố căn cứ vào đặc
điểm tình hình mỗi vùng, căn cứ vào khối lượng công việc và trình độ, khả năng,
sức khỏe của cán bộ và tham khảo công văn số 101 ngày 5-4-1977 của Ban tổ chức
của Chính phủ về phân công trong Ủy ban nhân dân các cấp mà hướng dẫn phân công
cán bộ chuyên trách, nửa chuyên trách ở xã cho thích hợp, bảo đảm mọi công việc
đều có cán bộ đảm nhiệm. Đối với xã ở phía Nam có thể phân công như sau:

Số cán bộ chuyên trách:

1. Bí thư Đảng ủy (hoặc bí thư chi bộ nơi chưa lập
Đảng ủy) chịu trách nhiệm chung mọi mặt công tác của xã; trực tiếp phụ trách
công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng hợp tác xã, thường trực công tác Đảng
và phụ trách tổ chức, xây dựng Đảng.

2. Phó bí thư (hoặc ủy viên thường vụ) thường trực
Đảng kiêm phụ trách tổ chức, tuyên huấn và văn phòng Đảng ủy; những xã khối lượng
công tác Đảng chưa nhiều chỉ nên bố trí cán bộ nửa chuyên trách làm các công
tác nói trên.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm
chung về công tác chính quyền; phụ trách công tác kế hoạch, công tác chăm lo đời
sống của nhân dân, kiêm trưởng ban tài chính xã, và kiểm tra đôn đốc việc thực
hiện pháp luật, chính sách của Nhà nước, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ tập thể
của nhân dân.

4. Phó chủ tịch chuyên trách công tác sản xuất
nông nghiệp, công tác thu mua lương thực, thực phẩm, nông sản và phân phối hàng
hóa cho nhân dân.

5. Phó chủ tịch phụ trách nội chính, trực tiếp
làm trưởng công an xã, phụ trách công tác tư pháp, công tác pháp chế.

6. Ủy viên thư ký thường trực Ủy ban nhân dân phụ
trách công tác văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội và văn phòng Ủy ban nhân dân xã.
Nếu đồng chí này là đảng ủy viên thì có thể kiêm công tác tuyên huấn của Đảng.

7. Ủy viên Ủy ban nhân dân phụ trách công tác
quân sự trực tiếp làm xã đội trưởng.

8. Bí thư nông hội xã có thể do một cán bộ
chuyên trách hoặc nửa chuyên trách đảm nhiệm công tác này.

Những công tác khác như kiểm tra, chính trị viên
xã hội, phụ trách dân vận… thì tùy theo phẩm chất, năng lực và sức khỏe của cán
bộ mà phân công kiêm nhiệm cho thích hợp.

SỐ CÁN BỘ NỬA CHUYÊN TRÁCH:

1. Cán bộ phụ trách công tác tài chính kiêm quản
lý thị trường. Riêng những xã có nguồn thu ngân sách hàng năm từ 20 000 đồng trở
lên thì cán bộ tài chính được hưởng phụ cấp cán bộ chuyên trách, do Ủy ban nhân
dân tỉnh xét và quyết định.

2. Công an phó phụ trách công tác hộ tịch, hộ khẩu,
công tác trật tự trị an.

3. Xã hội phó kiêm công tác thể dục thể thao.

4. Cán bộ phụ trách công tác văn hóa thông tin.

5. Cán bộ phụ trách công tác thống kê và giúp chủ
tịch làm công tác kế hoạch.

6. Cán bộ phụ trách công tác thương binh xã hội
kiêm chính trị viên phó xã đội.

7. Cán bộ phụ trách công tác thủy lợi, giao
thông kiêm công tác quản lý lao động.

8. Cán bộ phụ trách công tác văn phòng Ủy ban
nhân dân kiêm công tác tổ chức chính quyền.

9. Cán bộ phụ trách công tác Mặt trận.

10. Cán bộ phụ trách Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh kiêm công tác thiếu niên nhi đồng.

11. Cán bộ phụ trách phụ nữ kiêm công tác bảo vệ
bà mẹ trẻ em.

Hiện nay các xã ở tỉnh phía Nam chưa lập các hợp
tác xã nông nghiệp nên cán bộ phụ trách ấp, thôn và các bản xa xôi hẻo lánh là
rất cần thiết, trừ các đồng chí bí thư Đảng ủy, chủ tịch và ủy viên thư ký Ủy
ban nhân dân xã phải thường trực lo công việc chung của xã còn các cán bộ khác
ngoài phần công tác được phân công nói trên đều nên phân công phụ trách trực tiếp
các ấp, thôn, bản xa xôi hẻo lánh. Nếu số cán bộ theo quy định chưa đủ để phụ
trách các ấp, thôn, bản thì được bố trí thêm để bảo đảm mỗi ấp, thôn, bản đều
có một cán bộ chuyên trách và một cán bộ nửa chuyên trách. Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố xét và quyết định lấy số cán bộ bổ sung trong số đại biểu Hội đồng
nhân dân xã có năng lực làm việc, được nhân dân trong ấp, thôn tín nhiệm.

Nhiệm vụ chủ yếu của cán bộ phụ trách ấp, thôn,
bản là phổ biến, truyền đạt những chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, những chủ
trương của xã, động viên, đôn đốc kiểm tra nhân dân trong ấp, thôn, bán thực hiện
mọi nhiệm vụ của cấp trên và của xã giao cho; nắm tình hình và phản ánh tình
hình trong ấp, thôn, bản lên Ủy ban nhân dân xã giải quyết.

Trường hợp địa phương có nhiều công tác đột xuất,
cần giúp đỡ những xã phong trào yếu thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và huyện
có thể điều động một số cán bộ biên chế Nhà nước về tăng cường cho xã, không
nên tăng nhiều số cán bộ chuyên trách và nửa chuyên trách.

Những xã hiện nay số cán bộ chuyên trách, nửa
chuyên trách quá nhiều thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hướng dẫn sắp xếp lại
cho đúng với quy định của Chính phủ.

Chế độ đối với du kích tập trung, thường trực,
cán bộ bưu điện xã, cán bộ y tế xã sẽ do Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế và Tổng cục Bưu
điện có hướng dẫn riêng, nhưng phải bảo đảm mối tương quan chung về chế độ đãi
ngộ đối với cán bộ xã.

B. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP HÀNG THÁNG CHO CÁN BỘ XÃ:

Xã có từ dưới 10 000 nhân khẩu trở xuống thì thi
hành mức phụ cấp theo quyết định số 130-CP ngày 20-6-1976 của Hội đồng Chính phủ.

Xã có từ 10 000 nhân khẩu trở lên, mức phụ cấp
hàng tháng cho cán bộ xã như sau:

– Bí thư, chủ tịch 40 đồng (tiền miền Bắc)

– Chuyên trách khác 32 đồng

– Nửa chuyên trách 20 đồng.

Xã có từ 20 000 nhân khẩu trở lên, mức phụ cấp
hàng tháng cho cán bộ xã như sau:

– Bí thư, chủ tịch 45 đồng

– Chuyên trách khác 37 đồng

– Nửa chuyên trách 25 đồng.

C. CÁN BỘ TRONG BIÊN CHẾ CỦA CƠ QUAN ĐẢNG VÀ NHÀ
NƯỚC ĐƯA VỀ XÃ:

Cán bộ trong biên chế Nhà nước đưa về trực tiếp
làm Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, hoặc cán bộ chuyên trách khác, được giữ nguyên
lương và các khoản phụ cấp khác cho đến khi có chủ trương mới, không hưởng khoản
phụ cấp của cán bộ xã. Việc rút bớt cán bộ chuyên trách xã căn cứ vào tình hình
cụ thể và công tác, yêu cầu đào tạo cán bộ mà Ủy ban nhân dân huyện đề nghị, Ủy
ban nhân dân tỉnh hoặc thành phố xét và quyết định.

D. CÁC CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ KHÁC:

1. Đối với các chế độ đào tạo, bồi dưỡng, chế độ
bảo vệ sức khỏe; giúp đỡ gia đình cán bộ xã gặp khó khăn túng thiếu; chế độ nghỉ
việc khi già yếu; chế độ đối với nữ cán bộ xã khi nghỉ đẻ và gửi con vào nhà trẻ
khi đi họp, chế độ hội nghị, chế độ công tác phí và mai táng phí, v.v… vẫn thi
hành theo quyết định số 130-CP ngày 20-6-1975 của Hội đồng Chính phủ về bổ sung
chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã và thông tư liên bộ số 18-TT/LB
ngày 25-8-1965.

2. Một số trường hợp cụ thể, Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố có thể vận dụng như sau:

– Đối với cán bộ xã trong kháng chiến đã bị địch
bắt giam, tra tấn nên đau ốm, hoặc bị thương tật, sức khỏe giảm sút, không đảm
đương nổi nhiệm vụ nữa, được huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện quyết định cho nghỉ
việc, thì các điều kiện vẫn thi hành theo quy định chung của quyết định số
130-CP ngày 20-6-1975. Riêng về thời gian giữ chức vụ công tác thì có thể được
giảm từ 3 đến 5 năm, do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xét và quyết định.

– Về chế độ mai táng phí, ngoài số tiền trợ cấp
quy định trong thông tư số 18-TT/LB ngày 25-8-1965 của liên Bộ Nội vụ – Tài
chính – Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố căn cứ vào tình hình cụ thể của địa
phương và hoàn cảnh của gia đình cán bộ ở những nơi thương nghiệp chưa tổ chức
bán áo quan theo giá chỉ đạo thì có thể xét trợ cấp thêm một phần để mua áo
quan.

– Chế độ trợ cấp khó khăn, để bảo đảm cho cán bộ
xã yên tâm công tác. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố căn cứ vào tình hình cụ thể
của địa phương mà vận dụng chính sách để giải quyết được kịp thời và có tác dụng
thiết thực. Thủ tục phải đơn giản, tiêu chuẩn phải phù hợp với tình hình địa
phương.

Văn phòng Phủ thủ tướng, Bộ Tài chính và Ban tổ
chức của Chính phủ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của ngành mình mà theo dõi việc
thực hiện thông tư này.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, căn cứ vào quyết định số 130-CP ngày 20-6-1975 của Hội đồng Chính phủ về
bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã và thông tư này mà quy định
cụ thể loại xã, số định suất, nửa định suất cho mỗi xã và có kế hoạch cụ thể hướng
dẫn thi hành ở địa phương mình, trường hợp gặp khó khăn hoặc có điều gì cần bổ
sung thì báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký. Đối với
cán bộ xã thì căn cứ vào ngày Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương ký quyết định mà hưởng phụ cấp, không đặt vấn đề truy lĩnh.

 

BỘ TRƯỞNG PHỦ
THỦ TƯỚNG 


Vũ Tuân

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 251-CP

Hà Nội, ngày
09 tháng 09 năm 1977

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÀNH LẬP
CÔNG TY DẦU MỎ VÀ KHÍ ĐỐT VIỆT NAM.

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ
ngày 14-7-1960;

Căn cứ vào Điều lệ về tổ chức và hoạt động của
Hội đồng Chính phủ, và bản Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của
các Bộ trong lĩnh vực quản lý kinh tế, ban hành kèm theo nghị định số 172-CP
ngày 1-11-1973 của Hội đồng Chính phủ;

Căn cứ vào nghị định số 170-CP ngày 3-9-1975 của Hội đồng Chính phủ về việc
thành lập Tổng cục Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam;

Xét đề nghị của đồng chí Tổng cục trưởng Tổng cục Dầu mỏ và khí đốt Việt
Nam.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. – Nay thành lập Công ty dầu mỏ và
khí đốt Việt Nam (gọi tắt là Pétro Việt Nam) trực thuộc Tổng cục Dầu mỏ và khí
đốt Việt Nam.

Điều 2. – Công ty dầu mỏ và khí đốt Việt
Nam là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính, hoạt động theo
nguyên tắc kinh doanh hạch toán kinh tế toàn ngành, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp
của Tổng cục trưởng Tổng cục Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam.

Công ty có các nhiệm vụ và quyền hạn chính như
sau:

1. Tổ chức kinh doanh hoặc hợp tác kinh doanh với
các tổ chức ở trong nước và ở nước ngoài về việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác,
chế biến dầu mỏ và khí đốt trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam theo đúng chủ trương,
chính sách, kế hoạch và những quy định của Nhà nước.

2. Xây dựng, giữ gìn và sử dụng tốt các nguồn vốn,
thiết bị, vật tư và những cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty theo đúng chế độ
quản lý của Nhà nước nhằm hoàn thành kế hoạch công tác được giao với hiệu suất
cao.

3. Thi hành chế độ hạch toán kinh tế, xây dựng
và phát huy năng lực sản xuất, ứng dụng cải tiến và đổi mới kỹ thuật trong các
lĩnh vực công tác được giao nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm,
không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh.

4. Thực hiện đúng các chế độ, thể lệ về quản lý
kinh tế, về quan hệ đối ngoại, về nghiên cứu khoa học kỹ thuật… của Nhà nước
trong các lĩnh vực hoạt động của công ty, hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất,
kinh doanh.

5. Thực hiện việc quản lý, bồi dưỡng, đào tạo và
xây dựng đội ngũ công nhân, cán bộ dầu, khí của công ty, nâng cao trình độ quản
lý, trình độ kỹ thuật, trình độ nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển công tác.

6. Thường xuyên chăm lo việc cải thiện điều kiện
lao động và các mặt sinh hoạt vật chất, tinh thần của đội ngũ công nhân, cán bộ
và viên chức trong công ty theo đúng chính sách, chế độ của Nhà nước.

Điều 3. – Công ty dầu mỏ và khí đốt Việt
Nam do một giám đốc phụ trách, có một số phó giám đốc giúp việc. Giám đốc và
các phó giám đốc công ty do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.

Điều 4. – Tổ chức bộ máy của Công ty dầu
mỏ và khí đốt Việt Nam gồm có:

1.Chi nhánh phía Nam của Công ty dầu mỏ và khí đốt
Việt Nam (gọi tắt là “Pétro Việt Nam Sud”).

2.Chi nhánh phía Bắc của Công ty dầu mỏ và khí đốt
Việt Nam (gọi tắt là “Pétro Việt Nam Nord”).

3.Những đơn vị nghiệp vụ, kỹ thuật và sản xuất
kinh doanh khác thuộc diện quản lý của Tổng cục do Tổng cục trưởng Tổng cục Dầu
mỏ và khí đốt Việt Nam sắp xếp và quyết định trên cơ sở sử dụng hợp lý các tổ
chức sẵn có của Tổng cục.

Điều 5. – Đồng chí Tổng cục trưởng Tổng cục
Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam có trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

T.M. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ


Phạm Văn Đồng

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 254-CP

Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 1977 

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TIỀN LƯƠNG CỦA CÁN BỘ, CÔNG NHÂN, NHÂN VIÊN NHÀ NƯỚC.

Trong phiên họp của Thường vụ Hội đồng Chính phủ ngày 7 tháng 9 năm 1977 sau khi nghe đại diện Bộ Lao động trình đề án một số vấn đề tiền lương trong năm 1977, và đại diện các ngành có liên quan phát biểu ý kiến, Thường vụ Hội đồng Chính phủ đã quyết định nhu sau.

Trong khi chưa cải tiến toàn bộ chế độ tiền lương, để khuyến khích cán bộ, công nhân và nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch Nhà nước năm 1977, cần thực hiện các chế độ sau đây:

1. Nâng bậc lương cho công nhân trong khu vực trực tiếp sản xuất và công nhân ở các đơn vị sản xuất, xây dựng thuộc khu vực hành chính sự nghiệp.

Đi đôi với việc cố gắng bảo đảm cung cấp lương thực, thực phẩm, quần áo bảo hộ lao động cho công nhân theo đúng chế độ hiện hành, cần có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao tay nghề và tiến hành kiểm tra nâng bậc đối với công nhân trong khu vực trực tiếp sản xuất và công nhân ở các đơn vị sản xuất, xây dựng thuộc khu vực hành chính sự nghiệp.

Việc bồi dưỡng, nâng cao tay nghề và kiểm tra nâng bậc không hạn chế tỷ lệ hoặc không bị quỹ tiền lương khống chế. Người nào đủ tiêu chuẩn qua kiểm tra đều được nâng bậc. Công nhân thi đạt trình độ nghề nghiệp ở bậc nào thì được xếp lương ở bậc ấy. Nếu bậc lương được xếp cao hơn cấp bậc kỹ thuật của việc đang làm thì xí nghiệp có trách nhiệm điều chỉnh công việc làm đúng khả năng và trình độ của công nhân. Trường hợp xí nghiệp chưa có yêu cầu sử dụng công nhân có cấp bậc kỹ thuật cao thì cấp trên của xí nghiệp điều động cho nơi khác. Nếu được điều động đến nơi khác để sử dụng đúng tay nghề mà người công nhân xin ở lại làm công việc ở cấp bậc kỹ htuật thấp hơn thì hưởng lương theo cấp bậc đó, nhưng vẫn được cấp bằng kỹ thuật theo trình độ của  mình.

Thủ trưởng các ngành, các xí nghiệp có trách nhiệm thường xuyên quan tâm bồi dưỡng, bổ túc trình độ nghề nghiệp và nâng bậc cho công nhân theo chỉ thị số 38-TTg ngày 4-7-1971 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Nâng bậc lương cho cán bộ, nhân viên Nhà nước trong năm 1977.

Tiếp tục thực hiện nâng bậc lương cho cán bộ, nhân viên thuộc khu vực hành chính sự nghiệp và bộ máy quản lý xí nghiệp theo nội dung sau đây:

a) Chi tiêu nâng bậc trong năm nay là 15% tổng số cán bộ, nhân viên khu vực hành chính sự nghiệp và bộ máy quản lý ở xí nghiệp.

b) Tiêu chuẩn chính để nâng bậc là căn cứ vào hiệu quả và năng suất công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong số người đủ tiêu chuẩn, cần chú ý xét trước những người đã qua 5 năm chưa được nâng bậc lương; những người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, vất vả, khó khăn gian khổ; những người được điều động hẳn đến công tác ở các cơ sở, huyện, tỉnh và thành phố phía Nam, lên miền núi, đến các vùng kinh tế mới và những người lương thấp.

c) Việc nâng bậc lương cho cán bộ, nhân viên thi hành từ ngày 1 tháng 9 năm 1977. Tại các cơ quan, xí nghiệp, cán bộ, nhân viên được hưởng mức lương mới khi có quyết định, không truy lĩnh và phải cố gắng hoàn thành việc nâng bậc lương trong năm nay.

d) Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào những quy định nói trên mà thi hành trong phạm vi chi tiêu 15% tổng số cán bộ, nhân viên hành chính sự nghiệp và bộ máy quản lý xí nghiệp.

Bộ Lao động không phân bổ chỉ tiêu nâng bậc cho các ngành, các địa phương như những năm trước đây, mà có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, giám sát việc thi hành quyết định này.

3. Đặt khoản trợ cấp một lần cho cán bộ, công nhân, nhân viên khi được điều động công tác dài hạn. Kể từ ngày ban hành quyết định này:

a) Cán bộ, công nhân, nhân viên được điều động công tác dài hạn từ các Bộ, các cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố phía Bắc (Bình Trị Thiên trở ra) đến các tỉnh, thành phố, huyện, xã và cơ sở ở đồng bằng phía Nam thì được trợ cấp một lần một trăm đồng (100 đồng).

b) Cán bộ, công nhân, nhân viên nói chung trong cả nước, khi được điều động công tác dài hạn từ các huyện, tỉnh, thành phố đồng bằng đến các huyện, tỉnh, thị xã ở miền núi, biên giới, hải đảo, thì được trợ cấp một lần một trăm năm mươi đồng (150 đồng). Nếu lên rẻo cao hoặc đến hải đảo xa thì được trợ cấp một lần hai trăm đồng (200 đồng).

Các khoản trợ cấp 100 đồng, 150 đồng, 200 đồng này thay thế các mức trợ cấp một lần 30 đồng và 50 đồng quy định tại điều 5, điều 6 và điều 7 của quyết định số 292-CP ngày 31-12-1974 của Hội đồng Chính phủ.

4.Tạm thời áp dụng chế độ phụ cấp khu vực miền núi cho các tỉnh thuộc Tây Nguyên.

Trong khi chờ đợi cải tiến chế độ tiền lương và phụ cấp khu vực chung cho cả nước; Thường vụ Hội đồng Chính phủ cho phép tạm thời áp dụng chế độ phụ cấp khu vực hiện hành ở miền Bắc đối với cán bộ, công nhân viên làm việc ở các vùng miền núi thuộc các tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai – Kon Tum, Đắc Lắc và Lâm Đồng bắt đầu từ quý IV năm 1977.

Đồng chí Bộ trưởng Bộ Lao động có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Tổng công đoàn Việt Nam và thủ trưởng các ngành có liên quan để hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành quyết định này.

 

T.M. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG

Lê Thanh Nghị

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
——-

CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———

Số:
508/QĐ-UB

Tp.
Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 9 năm 1977

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ
VIỆC THÀNH LẬP BAN CẢI TẠO CÔNG THƯƠNG NGHIỆP THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

– Căn cứ vào Luật tổ chức Hội
đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp ngày 27 tháng 10 năm 1962 ;
– Xét yêu cầu tổ chức để đáp ứng nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa trên các
lĩnh vực kinh tế, đời sống của Thành phố ;
– Xét đề nghị của các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện Củ Chi, Trưởng
Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và Trưởng Ban Tổ chức Chánh
quyền Thành phố ;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.– Nay thành lập Ban
Cải tạo công thương nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân Huyện Củ Chi.

Ban Cải tạo công thương nghiệp Huyện
Củ Chi là một Ban chuyên môn của Quận (Huyện) ủy và Ủy ban nhân dân Quận (Huyện),
chịu sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Quận (Huyện) ủy và của Ủy ban nhân
dân Quận (Huyện), đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn
nghiệp vụ của Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành phố.

Điều 2.– Ban Cải tạo công
thương nghiệp Huyện Củ Chi có chức năng nhiệm vụ :

– Giúp cho cấp ủy và Ủy ban nhân
dân Quận, Huyện tổ chức chỉ đạo việc phối hợp với Ban Cải tạo các Sở, Ban, Ngành,
Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành phố thực hiện cải tạo công
thương nghiệp tư bản tư doanh và xây dựng hệ thống kinh tế công thương nghiệp
xã hội chủ nghĩa trong địa bàn Quận (Huyện).

– Nghiên cứu xây dựng kế hoạch và
giúp cấp ủy, Ủy ban nhân dân Quận (Huyện) tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc cải
tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần tiểu thương, tiểu chủ các ngành thương
nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, thủy sản, y tế, văn hóa, nghệ
thuật, v.v… trong Quận (Huyện).

Điều 3.– Thành phần lãnh đạo
của Ban Cải tạo công thương nghiệp gồm các đồng chí sau đây :

1) Đồng chí NGUYỄN VĂN THẮNG, Phó
Bí thư Huyện ủy – Trưởng Ban

2) Đồng chí CHÂU VĂN SẾN, Huyện ủy
viên, Phó Chủ tịch Huyện – Phó Ban

3) Đồng chí VÕ THÁI HÒA, HUV, Trưởng
phòng Kế hoạch Huyện – Phó Ban

4) Đồng chí NGUYỄN VĂN ĐỨC, HUV,
Trưởng phòng Thương nghiệp Huyện – Ủy viên Thường trực

5) Đồng chí TRẦN ẢNH, Phó Ban Cải
tạo (cũ) – Ủy viên Thường trực

6) Đồng chí NGUYỄN THỊ HÀNH, Thường
vụ Phụ nữ Huyện – Ủy viên

7) Đồng chí LÊ HỮU ĐỨC , Phó Bí thư
Huyện đoàn – Ủy viên

8) Đồng chí HỒ TRỌNG NHÂN, Huyện
ủy viên, Phó Ban Tuyên huấn – Ủy viên

9) Đồng chí TRẦN VĂN LẮNG, Phó phòng
TCCQ – Ủy viên

10) Đồng chí TRẦN VĂN CHƠN, Thường
trực Công đoàn Huyện – Ủy viên

11) Đồng chí HỒ HỮU NHẠC, HUV, Trưởng
phòng Công nghiệp – Ủy viên

12) Đồng chí THÂN THÀNH HUYỆN, Phó
Công an Huyện – Ủy viên

13) Đồng chí NGUYỄN VĂN HOÀNG, HUV-
Ủy viên

Điều 4.– Biên chế của Ban
Cải tạo công thương nghiệp Huyện Củ Chi là 7 (bảy) người (không kể các cán bộ kiêm
nhiệm của các tổ chức khác cử sang tham gia).

Kinh phí hoạt động của Ban Cải tạo
công thương nghiệp Huyện Củ Chi nằm trong kinh phí chung của Quận (Huyện) và
Ban Cải tạo Quận (Huyện) được phép sử dụng con dấu riêng để giao dịch trong
công tác.

Điều 5.– Các đồng chí Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Trưởng Ban Tổ chức Chánh quyền, Trưởng Ban
Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành phố, Giám đốc Sở Tài chánh,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện Củ Chi và Ban Cải tạo Huyện Củ Chi chịu trách
nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
– Như điều 5
– BTC Thành ủy
– Ủy Ban Kế hoạch
– Sở Tài chánh
– Sở Công an
– BTC Chánh quyền (4 bản)
– Lưu VP Ủy Ban.  

TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC

Lê Đình Nhơn

 

 

Nơi nhận:
– Như điều 5
– BTC Thành ủy
– Ủy Ban Kế hoạch
– Sở Tài chánh
– Sở Công an
– BTC Chánh quyền (4 bản)
– Lưu VP Ủy Ban.  

TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC

Lê Đình Nhơn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
——-

CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———

Số:
507/QĐ-UB

Tp.
Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 9 năm 1977

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ
VIỆC THÀNH LẬP BAN CẢI TẠO CÔNG THƯƠNG NGHIỆP THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH
CHÁNH

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

– Căn cứ vào
Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp ngày 27 tháng
10 năm 1962 ;
– Xét yêu cầu tổ chức để đáp ứng nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh
vực kinh tế, đời sống của Thành phố ;
– Xét đề nghị của các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện Bình Chánh, Trưởng
Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và Trưởng Ban Tổ chức Chánh
quyền Thành phố ;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.– Nay thành lập
Ban Cải tạo công thương nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân Huyện Bình Chánh.

Ban Cải tạo công thương nghiệp
Huyện Bình Chánh là một Ban chuyên môn của Quận (Huyện) ủy và Ủy ban nhân dân
Quận (Huyện), chịu sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Quận (Huyện) ủy và của
Ủy ban nhân dân Quận (Huyện), đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ về
chuyên môn nghiệp vụ của Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành
phố.

Điều 2.– Ban Cải tạo công
thương nghiệp Huyện Bình Chánh có chức năng nhiệm vụ :

– Giúp cho cấp ủy và Ủy ban nhân
dân Quận, Huyện tổ chức chỉ đạo việc phối hợp với Ban Cải tạo các Sở, Ban,
Ngành, Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành phố thực hiện cải
tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và xây dựng hệ thống kinh tế công thương
nghiệp xã hội chủ nghĩa trong địa bàn Quận (Huyện).

– Nghiên cứu xây dựng kế hoạch
và giúp cấp ủy, Ủy ban nhân dân Quận (Huyện) tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc
cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần tiểu thương, tiểu chủ các ngành
thương nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, thủy sản, y tế, văn hóa,
nghệ thuật, v.v… trong Quận (Huyện).

Điều 3.– Thành phần lãnh
đạo của Ban Cải tạo công thương nghiệp gồm các đồng chí sau đây :

1) Đồng chí HỒ NGỌC ĐIỀN, Phó Bí
thư Huyện ủy làm Trưởng Ban

2) Đồng chí NGUYỄN QUỐC TRỌNG,
TP Ngân hàng Huyện – Phó Ban T/trực

3) Đồng chí PHẠM VĂN HOÀNH – Phó
Ban chuyên trách TT

4) Đồng chí TRẦN VĂN LINH, Phó
Chủ tịch Huyện – Phó Ban

5) Đồng chí LÂM ANH TÙNG, Trưởng
phòng TN Huyện – Phó Ban

6) Đồng chí LÂM MINH DẦN, Phó
Công an Huyện là Ủy viên

7) Đồng chí NGUYỄN VĂN HỒNG,
Trưởng phòng Nhà đất Huyện – Ủy viên

8) Đồng chí NGUYỄN VĂN PHÂN, đại
diện Phòng GTVT Huyện – Ủy viên

9) Đồng chí HÀ THÔNG, đại diện
Phòng Công nghiệp Huyện – Ủy viên

10) Đồng chí NGUYỄN VĂN XINH,
Thơ ký Công đoàn Huyện – Ủy viên

11) Đồng chí HÀ QUANG VINH,
Huyện đoàn phó – Ủy viên

12) Đồng chí NGUYỄN THỊ BÔNG,
BCH Phụ nữ Huyện – Ủy viên

13) Đồng chí NGUYỄN VĂN QUANG –
Ủy viên

14) Đồng chí DƯƠNG VĂN HƯỞNG,
cán bộ Phòng Công nghiệp – Ủy viên

15) Đồng chí NGUYỄN VĂN BÉ, đại
diện Phòng Tài chánh – Ủy viên

16) Đồng chí HOÀNG THẾ ÂN, đại
diện Phòng Thuế Huyện – Ủy viên

Điều 4.– Biên chế của Ban
Cải tạo công thương nghiệp Huyện Bình Chánh là 15 (mười lăm) người (không kể
các cán bộ kiêm nhiệm của các tổ chức khác cử sang tham gia).

Kinh phí hoạt động của Ban Cải
tạo công thương nghiệp Huyện Bình Chánh nằm trong kinh phí chung của Quận
(Huyện) và Ban Cải tạo Quận (Huyện) được phép sử dụng con dấu riêng để giao
dịch trong công tác.

Điều 5.– Các đồng chí
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Trưởng Ban Tổ chức Chánh quyền,
Trưởng Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành phố, Giám đốc Sở
Tài chánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện Bình Chánh và Ban Cải tạo Huyện Bình
Chánh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
– Như điều 5
– BTC Thành ủy
– Ủy Ban Kế hoạch
– Sở Tài chánh
– Sở Công an
– BTC Chánh quyền (4 bản)
– Lưu VF Ủy Ban.  

TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC

Lê Đình Nhơn

 

 

Nơi nhận:
– Như điều 5
– BTC Thành ủy
– Ủy Ban Kế hoạch
– Sở Tài chánh
– Sở Công an
– BTC Chánh quyền (4 bản)
– Lưu VF Ủy Ban.  

TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC

Lê Đình Nhơn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
——-

CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———

Số:
506/QĐ-UB

Tp.
Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 9 năm 1977

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ
VIỆC THÀNH LẬP BAN CẢI TẠO CÔNG THƯƠNG NGHIỆP THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THỦ ĐỨC

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

– Căn cứ vào Luật tổ chức Hội
đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp ngày 27 tháng 10 năm 1962 ;
– Xét yêu cầu tổ chức để đáp ứng nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa trên các
lĩnh vực kinh tế, đời sống của Thành phố ;
– Xét đề nghị của các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện Thủ Đức, Trưởng
Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và Trưởng Ban Tổ chức Chánh
quyền Thành phố ;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.– Nay thành lập Ban
Cải tạo công thương nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân Huyện Thủ Đức.

Ban Cải tạo công thương nghiệp Huyện
Thủ Đức là một Ban chuyên môn của Quận (Huyện) ủy và Ủy ban nhân dân Quận (Huyện),
chịu sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Quận (Huyện) ủy và của Ủy ban nhân
dân Quận (Huyện), đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn
nghiệp vụ của Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành phố.

Điều 2.– Ban Cải tạo công
thương nghiệp Huyện Thủ Đức có chức năng nhiệm vụ :

– Giúp cho cấp ủy và Ủy ban nhân
dân Quận, Huyện tổ chức chỉ đạo việc phối hợp với Ban Cải tạo các Sở, Ban, Ngành,
Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành phố thực hiện cải tạo công
thương nghiệp tư bản tư doanh và xây dựng hệ thống kinh tế công thương nghiệp
xã hội chủ nghĩa trong địa bàn Quận (Huyện).

– Nghiên cứu xây dựng kế hoạch và
giúp cấp ủy, Ủy ban nhân dân Quận (Huyện) tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc cải
tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần tiểu thương, tiểu chủ các ngành thương
nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, thủy sản, y tế, văn hóa, nghệ
thuật, v.v… trong Quận (Huyện).

Điều 3.– Thành phần lãnh đạo
của Ban Cải tạo công thương nghiệp gồm các đồng chí sau đây :

1) Đồng chí VÕ THÀNH ĐÔ, Trưởng phòng
Công nghiệp Huyện làm Trưởng Ban

2) Đồng chí NGUYỄN HỮU TRUNG, đại
diện phòng Thương nghiệp Huyện – Phó Ban I

3) Đồng chí LÂM NGUYỆT – Phó Ban
II

4) Đồng chí NGUYỄN CÔNG MINH, đại
diện Ban đăng ký kinh doanh Huyện- Phó Ban III

5) Đồng chí NGUYỄN XUÂN CẢNH – Ủy
viên

6) Đồng chí VÕ GỞI – Ủy viên

7) Đồng chí LÊ VĂN THỌ, đại diện
Phòng Tài chánh Huyện – Ủy viên

8) Đồng chí NGUYỄN QUANG CHUNG, cán
bộ Ban Cải tạo Huyện – Ủy viên

9) Đồng chí VŨ XUÂN LAI – cán bộ
Ban Cải tạo Huyện – Ủy viên

10) Đồng chí BÙI THỊ THƯ, đại diện
Bách hóa – Ủy viên

11) Đồng chí LÝ VĂN ÔN, đại diện
Công đoàn Huyện – Ủy viên

12) Đồng chí BÙI THỊ QUYÊN, đại diện
Phòng Lao động Huyện – Ủy viên

13) Đồng chí XUÂN LAN, cán bộ Huyện
hội Phụ nữ – Ủy viên

14) Đồng chí PHẠM HỮU PHẨM, đại diện
Phòng Y tế Huyện – Ủy viên

15) Đồng chí LÊ VĂN SEN, cán bộ phụ
trách Tổng hợp Ban Cải tạo – Ủy viên

Điều 4.– Biên chế của Ban
Cải tạo công thương nghiệp Huyện Thủ Đức là 15 (mười lăm) người (không kể các cán
bộ kiêm nhiệm của các tổ chức khác cử sang tham gia).

Kinh phí hoạt động của Ban Cải tạo
công thương nghiệp Huyện Thủ Đức nằm trong kinh phí chung của Quận (Huyện) và
Ban Cải tạo Quận (Huyện) được phép sử dụng con dấu riêng để giao dịch trong
công tác.

Điều 5.– Các đồng chí Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Trưởng Ban Tổ chức Chánh quyền, Trưởng Ban
Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành phố, Giám đốc Sở Tài chánh,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện Thủ Đức và Ban Cải tạo Huyện Thủ Đức chịu trách
nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
– Như điều 5
– BTC Thành ủy
– Ủy Ban Kế hoạch
– Sở Tài chánh
– Sở Công an
– BTC Chánh quyền (4 bản)
– Lưu VP Ủy Ban.
 

TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC

Lê Đình Nhơn

 

 

Nơi nhận:
– Như điều 5
– BTC Thành ủy
– Ủy Ban Kế hoạch
– Sở Tài chánh
– Sở Công an
– BTC Chánh quyền (4 bản)
– Lưu VP Ủy Ban.
 

TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC

Lê Đình Nhơn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
——-

CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———

Số:
505/QĐ-UB

Tp.
Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 9 năm 1977

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ
VIỆC THÀNH LẬP BAN CẢI TẠO CÔNG THƯƠNG NGHIỆP THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

– Căn cứ vào Luật
tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp ngày 27 tháng 10 năm
1962 ;
– Xét yêu cầu tổ chức để đáp ứng nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh
vực kinh tế, đời sống của Thành phố ;
– Xét đề nghị của các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận Gò Vấp, Trưởng Ban
Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và Trưởng Ban Tổ chức Chánh quyền Thành
phố ;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.– Nay thành lập
Ban Cải tạo công thương nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân Quận Gò Vấp.

Ban Cải tạo công thương nghiệp
Quận Gò Vấp là một Ban chuyên môn của Quận (Huyện) ủy và Ủy ban nhân dân Quận
(Huyện), chịu sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Quận (Huyện) ủy và của Ủy
ban nhân dân Quận (Huyện), đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ về
chuyên môn nghiệp vụ của Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành
phố.

Điều 2.– Ban Cải tạo công
thương nghiệp Quận Gò Vấp có chức năng nhiệm vụ :

– Giúp cho cấp ủy và Ủy ban nhân
dân Quận, Huyện tổ chức chỉ đạo việc phối hợp với Ban Cải tạo các Sở, Ban,
Ngành, Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành phố thực hiện cải
tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và xây dựng hệ thống kinh tế công thương
nghiệp xã hội chủ nghĩa trong địa bàn Quận (Huyện).

– Nghiên cứu xây dựng kế hoạch
và giúp cấp ủy, Ủy ban nhân dân Quận (Huyện) tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc
cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần tiểu thương, tiểu chủ các ngành
thương nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, thủy sản, y tế, văn hóa,
nghệ thuật, v.v… trong Quận (Huyện).

Điều 3.– Thành phần lãnh
đạo của Ban Cải tạo công thương nghiệp gồm các đồng chí sau đây :

1) Đồng chí PHÙNG VĂN PHÚ, Bí
thư Quận ủy làm Trưởng Ban

2) Đồng chí TRẦN VĂN ĐỨC, Phó
Chủ tịch Quận – Phó Ban

3) Đồng chí TỐNG THỊ THANH
TUYỀN, Phó Chủ tịch Quận – Phó Ban

4) Đồng chí TRƯƠNG THANH SƠN –
Phó Ban

5) Đồng chí HỒ NHƯ THỬ – đại
diện Công đoàn – Ủy viên Thường trực

6) Đồng chí BÙI XUÂN HOÀNG – Ủy
viên Thường trực

7) Đồng chí ĐẶNG THỊ HỒNG HOA,
đại diện Mặt trận Tổ quốc Quận làm Ủy viên

8) Đồng chí NGUYỄN THỊ CHÂU, đại
diện Phụ nữ Quận – Ủy viên

9) Đồng chí LÊ THANH TẠO – đại
diện Quận đoàn TNCS HCM Ủy viên

10) Đồng chí LÊ MINH PHỤNG,
Trưởng phòng Tổ chức Chánh quyền, Ủy viên

11) Đồng chí NGUYỄN VĂN HỘI, đại
diện Ban Tổ chức Quận ủy – Ủy viên

12) Đồng chí HÀ XUÂN CẢNH, đại
diện Phòng Công nghiệp Quận – Ủy viên

13) Đồng chí VÕ THÀNH VĂN, đại
diện Phòng Nông nghiệp Quận – Ủy viên

14) Đồng chí NGUYỄN TRƯỜNG CỒN,
đại diện Phòng Thông tin văn hóa Quận – Ủy viên

15) Đồng chí HUỲNH BẢY TƯ, đại
diện Ban Tuyên huấn- Ủy viên

16) Đồng chí NGUYỄN TRUNG PHÚC,
đại diện Công an Quận – Ủy viên

17) Đồng chí PHẠM KHƯƠNG, đại
diện Phòng Kế hoạch – Ủy viên

18) Đồng chí NGUYỄN THANH HỒNG,
đại diện Phòng Thương nghiệp Quận – Ủy viên

19) Đồng chí NGUYỄN VĂN NGHIÊM,
đại diện Nông hội Quận là Ủy viên

Điều 4.– Biên chế của Ban
Cải tạo công thương nghiệp Quận Gò Vấp là 20 (hai mươi) người (không kể các cán
bộ kiêm nhiệm của các tổ chức khác cử sang tham gia).

Kinh phí hoạt động của Ban Cải
tạo công thương nghiệp Quận Gò Vấp nằm trong kinh phí chung của Quận (Huyện) và
Ban Cải tạo Quận (Huyện) được phép sử dụng con dấu riêng để giao dịch trong
công tác.

Điều 5.– Các đồng chí
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Trưởng Ban Tổ chức Chánh quyền,
Trưởng Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành phố, Giám đốc Sở
Tài chánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận Gò Vấp và Ban Cải tạo Quận Gò Vấp chịu
trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
– Như điều 5
– BTC Thành ủy
– Ủy Ban Kế hoạch
– Sở Tài chánh
– Sở Công an
– BTC Chánh quyền (4 bản)
– Lưu VF Ủy Ban.  

TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC

Lê Đình Nhơn

 

 

Nơi nhận:
– Như điều 5
– BTC Thành ủy
– Ủy Ban Kế hoạch
– Sở Tài chánh
– Sở Công an
– BTC Chánh quyền (4 bản)
– Lưu VF Ủy Ban.  

TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC

Lê Đình Nhơn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
——-

CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———

Số:
503/QĐ-UB

Tp.
Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 9 năm 1977

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ
VIỆC THÀNH LẬP BAN CẢI TẠO CÔNG THƯƠNG NGHIỆP THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NHÀ BÈ

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

– Căn cứ vào Luật tổ chức Hội
đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp ngày 27 tháng 10 năm 1962 ;
– Xét yêu cầu tổ chức để đáp ứng nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh
vực kinh tế, đời sống của Thành phố ;
– Xét đề nghị của các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện Nhà Bè, Trưởng Ban
Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và Trưởng Ban Tổ chức Chánh quyền
Thành phố ;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.– Nay thành lập
Ban Cải tạo công thương nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân Huyện Nhà Bè.

Ban Cải tạo công thương nghiệp
Huyện Nhà Bè là một Ban chuyên môn của Quận (Huyện) ủy và Ủy ban nhân dân Quận
(Huyện), chịu sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Quận (Huyện) ủy và của Ủy
ban nhân dân Quận (Huyện), đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ về
chuyên môn nghiệp vụ của Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành
phố.

Điều 2.- Ban Cải tạo công
thương nghiệp Huyện Nhà Bè có chức năng nhiệm vụ :

– Giúp cho cấp ủy và Ủy ban nhân
dân Quận, Huyện tổ chức chỉ đạo việc phối hợp với Ban Cải tạo các Sở, Ban,
Ngành, Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành phố thực hiện cải
tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và xây dựng hệ thống kinh tế công thương
nghiệp xã hội chủ nghĩa trong địa bàn Quận (Huyện).

– Nghiên cứu xây dựng kế hoạch
và giúp cấp ủy, Ủy ban nhân dân Quận (Huyện) tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc
cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần tiểu thương, tiểu chủ các ngành
thương nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, thủy sản, y tế, văn hóa,
nghệ thuật, v.v… trong Quận (Huyện).

Điều 3.– Thành phần lãnh
đạo của Ban Cải tạo công thương nghiệp gồm các đồng chí sau đây :

1) Đồng chí ĐOÀN THỊ VINH, Phó
Bí thư Huyện ủy làm Trưởng Ban

2) Đồng chí TỪ VĂN SÁNG, Thường
vụ Phó Chủ tịch – Phó Ban

3) Đồng chí HUỲNH BÁ TRIỆU, HUV
Trưởng phòng Kế hoạch, – Phó Ban

4) Đồng chí VÕ VĂN SÁU – Phó Ban

5) Đồng chí NGUYỄN VĂN THUẬN,
HUB Thư ký Công đoàn Huyện – Ủy viên

6) Đồng chí VÕ THỊ HỒNG, HUV Hội
trưởng Phụ nữ Huyện – Ủy viên

7) Đồng chí CHÂU MƯỜNG THANH,
Phó Bí thư Huyện đoàn – Ủy viên

8) Đồng chí LÊ NGỌC LIỆP, Thường
trực Mặt trận – Ủy viên

9) Đồng chí TRẦN THỊ CẨM NHUNG,
HUV Trưởng phòng Thương nghiệp – Ủy viên

10) Đồng chí TRẦN VĂN CÔNG,
Trưởng Ban vùng Kinh tế mới, Ủy viên

11) Đồng chí TRẦN THẾ KỶ, Trưởng
phòng TCN Huyện – Ủy viên

12) Đồng chí DƯƠNG VĂN MAI,
Trưởng phòng GTVT Huyện – Ủy viên

13) Đồng chí NGUYỄN THỊ LAN,
Trưởng phòng Y tế Huyện – Ủy viên

14) Đồng chí VÕ ĐĂNG TÍNH, Phó
Công an Huyện – Ủy viên

15) Đồng chí NGUYỄN VĂN TƯƠNG,
Trưởng phòng Kiến trúc nhà đất Huyện – Ủy viên

Điều 4.– Biên chế của Ban
Cải tạo công thương nghiệp Huyện Nhà Bè là 10 (mười) người (không kể các cán bộ
kiêm nhiệm của các tổ chức khác cử sang tham gia).

Kinh phí hoạt động của Ban Cải
tạo công thương nghiệp Huyện Nhà Bè nằm trong kinh phí chung của Quận (Huyện)
và Ban Cải tạo Quận (Huyện) được phép sử dụng con dấu riêng để giao dịch trong
công tác.

Điều 5.– Các đồng chí Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Trưởng Ban Tổ chức Chánh quyền, Trưởng Ban
Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành phố, Giám đốc Sở Tài chánh,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện Nhà Bè và Ban Cải tạo Huyện Nhà Bè chịu trách
nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
– Như điều 5
– BTC Thành ủy
– Ủy Ban Kế hoạch
– Sở Tài chánh
– Sở Công an
– BTC Chánh quyền (4 bản)
– Lưu VF Ủy Ban.
 
 

TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC

Lê Đình Nhơn

 

 

Nơi nhận:
– Như điều 5
– BTC Thành ủy
– Ủy Ban Kế hoạch
– Sở Tài chánh
– Sở Công an
– BTC Chánh quyền (4 bản)
– Lưu VF Ủy Ban.
 
 

TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC

Lê Đình Nhơn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
——-

CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———

Số:
502/QĐ-UB

Tp.
Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 9 năm 1977

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ
VIỆC THÀNH LẬP BAN CẢI TẠO CÔNG THƯƠNG NGHIỆP THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN MƯỜI
MỘT

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

– Căn cứ vào Luật tổ chức Hội
đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp ngày 27 tháng 10 năm 1962 ;
– Xét yêu cầu tổ chức để đáp ứng nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh
vực kinh tế, đời sống của Thành phố ;
– Xét đề nghị của các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận Mười Một, Trưởng Ban
Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và Trưởng Ban Tổ chức Chánh quyền
Thành phố ;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.– Nay thành lập
Ban Cải tạo công thương nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân Quận Mười Một.

Ban Cải tạo công thương nghiệp
Quận Mười Một là một Ban chuyên môn của Quận (Huyện) ủy và Ủy ban nhân dân Quận
(Huyện), chịu sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Quận (Huyện) ủy và của Ủy
ban nhân dân Quận (Huyện), đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ về
chuyên môn nghiệp vụ của Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành
phố.

Điều 2.– Ban Cải tạo công
thương nghiệp Quận Mười Một có chức năng nhiệm vụ :

– Giúp cho cấp ủy và Ủy ban nhân
dân Quận, Huyện tổ chức chỉ đạo việc phối hợp với Ban Cải tạo các Sở, Ban,
Ngành, Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành phố thực hiện cải
tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và xây dựng hệ thống kinh tế công thương
nghiệp xã hội chủ nghĩa trong địa bàn Quận (Huyện).

– Nghiên cứu xây dựng kế hoạch
và giúp cấp ủy, Ủy ban nhân dân Quận (Huyện) tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc
cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần tiểu thương, tiểu chủ các ngành
thương nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, thủy sản, y tế, văn hóa,
nghệ thuật, v.v… trong Quận (Huyện).

Điều 3.- Thành phần lãnh
đạo của Ban Cải tạo công thương nghiệp gồm các đồng chí sau đây :

2) Đồng chí VŨ QUỐC THÔNG,
Thường vụ Quận ủy, Phó CT làm Trưởng Ban

3) Đồng chí HUỲNH NGỌC ẨN,
Thường vụ quận ủy, Phó Chủ tịch Quận – Phó Ban

4) Đồng chí NGUYỄN HỮU HIỀN,
Quận ủy viên, – Phó Ban Thường trực

5) Đồng chí NGUYỄN THÀNH BÁ, Ủy
viên Thường trực

6) Đồng chí LÂM HẢI BẰNG, Trưởng
phòng Tổ chức Quận – Ủy viên

7) Đồng chí HUỲNH VĂN ẤU , Cán
bộ thường trực Ban

8) Đồng chí HỒ DŨNG CÃM, QUV,
Trưởng phòng Công nghiệp Quận – Ủy viên

9) Đồng chí LÊ QUANG CHÁNH,
Trưởng phòng Nhà đất Quận – Ủy viên

10) Đồng chí NGUYỄN VĂN THANH,
Cán bộ Phòng GTVT – Ủy viên

11) Đồng chí CAO PHÚ ẨN, Trưởng
Phòng VHTT, Ủy viên

12) Đồng chí TRẦN THỊ MAI, Quận
ủy viên, Trưởng phòng TN Quận – Ủy viên

13) Đồng chí HỨA KHÁNH PHÁT,
Quận ủy viên Trưởng Ban KTM – Ủy viên

14) Đồng chí NGUYỄN MINH SỚM,
Trưởng phòng Thuế – Ủy viên

15) Đồng chí VÕ THỊ CHÊ, Ủy viên
BCH Quân hội Phụ nữ – Ủy viên

16) Đồng chí NGUYỄN THỊ THANH
KHIẾT, Phó Bí thư Quận đoàn -Ủy viên

17) Đồng chí HOÀNG MINH, Phó Thư
ký Công đoàn Quận – Ủy viên

18) Đồng chí PHAN BA, Ủy viên
Mặt trận Tổ quốc Quận – Ủy viên

19) Đồng chí ĐẶNG VĂN LÒNG – Ủy
viên

20) Đồng chí PHÓ HỒNG, Quận ủy
viên, Phó Ban TNQU – Ủy viên

21) Đồng chí LÊ VĂN XUÂN, Phó
phòng Y tế Quận – Ủy viên

22) Đồng chí NGUYỄN THỊ NGUYỆT,
Quận ủy viên, Trưởng phòng GD Quận – Ủy viên

22) Đồng chí PHAN THANH LIÊM,
Phó Công an Quận – Ủy viên.

Điều 4.– Biên chế của Ban
Cải tạo công thương nghiệp Quận Mười Một là 25 (hai mươi lăm) người (không kể
các cán bộ kiêm nhiệm của các tổ chức khác cử sang tham gia).

Kinh phí hoạt động của Ban Cải
tạo công thương nghiệp Quận Mười Một nằm trong kinh phí chung của Quận (Huyện)
và Ban Cải tạo Quận (Huyện) được phép sử dụng con dấu riêng để giao dịch trong
công tác.

Điều 5.- Các đồng chí
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Trưởng Ban Tổ chức Chánh quyền,
Trưởng Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành phố, Giám đốc Sở
Tài chánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận Mười Một và Ban Cải tạo Quận Mười Một
chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
– Như điều 5
– BTC Thành ủy
– Ủy Ban Kế hoạch
– Sở Tài chánh
– Sở Công an
– BTC Chánh quyền (4 bản)
– Lưu VF Ủy Ban.
 
 

TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC

Lê Đình Nhơn

 

 

Nơi nhận:
– Như điều 5
– BTC Thành ủy
– Ủy Ban Kế hoạch
– Sở Tài chánh
– Sở Công an
– BTC Chánh quyền (4 bản)
– Lưu VF Ủy Ban.
 
 

TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC

Lê Đình Nhơn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
——-

CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———

Số:
501/QĐ-UB

Tp.
Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 9 năm 1977

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ
VIỆC THÀNH LẬP BAN CẢI TẠO CÔNG THƯƠNG NGHIỆP THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN MƯỜI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

– Căn cứ vào Luật tổ chức Hội
đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp ngày 27 tháng 10 năm 1962 ;
– Xét yêu cầu tổ chức để đáp ứng nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh
vực kinh tế, đời sống của Thành phố ;
– Xét đề nghị của các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận Mười, Trưởng Ban Cải
tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và Trưởng Ban Tổ chức Chánh quyền Thành
phố ;  

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.- Nay thành lập Ban
Cải tạo công thương nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân Quận Mười.

Ban Cải tạo công thương nghiệp
Quận Mười là một Ban chuyên môn của Quận (Huyện) ủy và Ủy ban nhân dân Quận
(Huyện), chịu sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Quận (Huyện) ủy và của Ủy
ban nhân dân Quận (Huyện), đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ về
chuyên môn nghiệp vụ của Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành
phố.

Điều 2.- Ban Cải tạo công
thương nghiệp Quận Mười có chức năng nhiệm vụ :

– Giúp cho cấp ủy và Ủy ban nhân
dân Quận, Huyện tổ chức chỉ đạo việc phối hợp với Ban Cải tạo các Sở, Ban,
Ngành, Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành phố thực hiện cải
tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và xây dựng hệ thống kinh tế công thương
nghiệp xã hội chủ nghĩa trong địa bàn Quận (Huyện).

– Nghiên cứu xây dựng kế hoạch
và giúp cấp ủy, Ủy ban nhân dân Quận (Huyện) tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc
cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần tiểu thương, tiểu chủ các ngành
thương nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, thủy sản, y tế, văn hóa,
nghệ thuật, v.v… trong Quận (Huyện).

Điều 3.- Thành phần lãnh
đạo của Ban Cải tạo công thương nghiệp gồm các đồng chí sau đây :

1) Đồng chí PHAN ĐỨC THƯỞNG –
Phó Bí thư quận ủy, Chủ tịch UBND Quận – Trưởng Ban

2) Đồng chí TRẦN HÙNG BÊ –
Thường vụ quận ủy, Phó Chủ tịch UBND Quận – Phó Ban

3) Đồng chí PHẠM VĂN ĐÀNH –
Thường vụ Quận ủy, Phó Chủ tịch UBND Quận – Phó Ban

4) Đồng chí PHAN NGỌC ĐIỆU –
Quận ủy viên, Phó Ban Thường trực Ban

5) Đồng chí TRỊNH MINH TÂM – Cán
bộ thường trực Ban

6) Đồng chí HUỲNH VĂN ẤU – Cán
bộ thường trực Ban

7) Đồng chí ĐẶNG THANH CHÂU –
Quận ủy viên, TP Kế hoạch – Ủy viên

8) Đồng chí LÊ VĂN KIM – Quận ủy
viên, TP Giao thông vận tải – Ủy viên

9) Đồng chí HUỲNH TRUNG TRỰC –
Quận ủy viên, Phó Ban tuyên huấn Quận ủy, ủy viên

10) Đồng chí NGUYỄN VĂN ĐẨY –
Phụ trách Phòng TTCN, ủy viên

11) Đồng chí VĂN PHƯỚC CHỮ –
QUV, Phó Ban Tổ chức Quận ủy – ủy viên

12) Đồng chí VŨ QUANG BÍNH – Phó
phòng Thương nghiệp – ủy viên

13) Đồng chí NGUYỄN VĂN BÉ – Cán
bộ Phòng TCCQ, ủy viên

14) Đồng chí PHẠM HUY KHIÊM –
Đại diện Công an Quận, Ủy viên

15) Đồng chí NGUYỄN HẢI THỌ –
Đại diện Mặt trận Tổ quốc, ủy viên

16) Đồng chí ĐẶNG THỊ LIỄU – Đại
diện Liên hiệp Công đoàn, ủy viên

17) Đồng chí NGUYỄN HỮU NGHĨA –
Đại diện Đoàn Thanh niên CS HCM. ủy viên

18) Đồng chí TRẦN THỊ MAI – Đại
diện Hội Liên hiệp PNVN.

Điều 4.– Biên chế của Ban
Cải tạo công thương nghiệp Quận Mười là 20 (hai mươi) người (không kể các cán
bộ kiêm nhiệm của các tổ chức khác cử sang tham gia).

Kinh phí hoạt động của Ban Cải
tạo công thương nghiệp Quận Mười nằm trong kinh phí chung của Quận (Huyện) và
Ban Cải tạo Quận (Huyện) được phép sử dụng con dấu riêng để giao dịch trong
công tác.

Điều 5.- Các đồng chí
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Trưởng Ban Tổ chức Chánh quyền,
Trưởng Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành phố, Giám đốc Sở
Tài chánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận Mười và Ban Cải tạo Quận Mười chịu
trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
– Như điều 5
– BTC Thành ủy
– Ủy Ban Kế hoạch
– Sở Tài chánh
– Sở Công an
– BTC Chánh quyền (4 bản)
– Lưu VF Ủy Ban.
 
 

TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC

Lê Đình Nhơn

 

 

Nơi nhận:
– Như điều 5
– BTC Thành ủy
– Ủy Ban Kế hoạch
– Sở Tài chánh
– Sở Công an
– BTC Chánh quyền (4 bản)
– Lưu VF Ủy Ban.
 
 

TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC

Lê Đình Nhơn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
——-

CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———

Số:
500/QĐ-UB

Tp.
Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 9 năm 1977

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ
VIỆC THÀNH LẬP BAN CẢI TẠO CÔNG THƯƠNG NGHIỆP THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN SÁU

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

– Căn cứ vào Luật tổ chức Hội
đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp ngày 27 tháng 10 năm 1962 ;
– Xét yêu cầu tổ chức để đáp ứng nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh
vực kinh tế, đời sống của Thành phố ;
– Xét đề nghị của các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận Sáu, Trưởng Ban Cải
tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và Trưởng Ban Tổ chức Chánh quyền Thành
phố ;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.- Nay thành lập
Ban Cải tạo công thương nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân Quận Sáu.

Ban Cải tạo công thương nghiệp
Quận Sáu là một Ban chuyên môn của Quận (Huyện) ủy và Ủy ban nhân dân Quận
(Huyện), chịu sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Quận (Huyện) ủy và của Ủy
ban nhân dân Quận (Huyện), đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ về
chuyên môn nghiệp vụ của Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành
phố.

Điều 2.- Ban Cải tạo công
thương nghiệp Quận Sáu có chức năng nhiệm vụ :

– Giúp cho cấp ủy và Ủy ban nhân
dân Quận, Huyện tổ chức chỉ đạo việc phối hợp với Ban Cải tạo các Sở, Ban,
Ngành, Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành phố thực hiện cải
tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và xây dựng hệ thống kinh tế công thương
nghiệp xã hội chủ nghĩa trong địa bàn Quận (Huyện).

– Nghiên cứu xây dựng kế hoạch
và giúp cấp ủy, Ủy ban nhân dân Quận (Huyện) tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc
cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần tiểu thương, tiểu chủ các ngành
thương nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, thủy sản, y tế, văn hóa,
nghệ thuật, v.v… trong Quận (Huyện).

Điều 3.– Thành phần lãnh
đạo của Ban Cải tạo công thương nghiệp gồm các đồng chí sau đây :

1) Đồng chí LÊ MINH CHÂU, Bí thư
quận ủy, Trưởng Ban

2) Đồng chí NGUYỄN THANH SƠN, Ủy
viên Thường vụ quận ủy, Phó Ban

3) Đồng chí DƯƠNG CÔNG MẠNH,
Quận ủy viên, Phó Chủ tịch quận, Phó Ban

4) Đồng chí HÀ TANG, Quận ủy
viên, Ủy viên thơ ký Quận, Phó Ban Thường trực

5) Đồng chí LÊ VĂN BẢN, Ủy viên
thường trực

6) Đồng chí NGUYỄN VĂN HOÀ,
Thường vụ Liên hiệp Công đoàn, Quận ủy viên thường trực

7) Đồng chí NGUYỄN THỊ VÂN, Quận
ủy viên, Phó Chủ tịch Mặt trận, Ủy viên

8) dòng này bị mất trong bản gốc

9) Đồng chí NGUYỄN HỒNG TIẾN,
Thường vụ Quận đoàn Thanh niên, ủy viên

10) Đồng chí TRẦN ĐỨC, Phó Công
an Quận, ủy viên

11) Đồng chí TRƯƠNG NHỰT QUANG,
Quận ủy viên, Trưởng phòng TTVH, ủy viên

12) Đồng chí TRẦN SÁNG, Quận ủy
viên, Phó Ban tổ chức Quận ủy, ủy viên

13) Đồng chí CAO VĂN TẤN, Phó
phòng Tổ chức chánh quyền Quận, ủy viên

14) Đồng chí NGUYỄN THỊ NHẪN, Ủy
viên Thường vụ Quận ủy, Trưởng Ban kinh tế mới, ủy viên

15) Đồng chí LÊ VĂN NGỮ, Quận ủy
viên,Trưởng phòngThuế, ủy viên

16) Đồng chí NGUYỄN CÔNG MINH,
Quận ủy viên, Trưởng phòng Thương nghiệp Quận, ủy viên

17) Đồng chí LÊ VĂN XỆ, Quận ủy
viên dự khuyết, Trưởng phòng Kế hoạch. ủy viên

18) Đồng chí NGUYỄN TRÍ BÁ,
Trưởng phòng Công nghiệp Quận, ủy viên

19) Đồng chí BÙI QUANG MINH,
Trưởng phòng nhà đất, ủy viên

20) Đồng chí LÊ VĂN TÌNH, Trưởng
phòng Giao thông vận tải, ủy viên.

Điều 4.- Biên chế của Ban
Cải tạo công thương nghiệp Quận Sáu là 25 (hai mươi lăm) người (không kể các
cán bộ kiêm nhiệm của các tổ chức khác cử sang tham gia).

Kinh phí hoạt động của Ban Cải
tạo công thương nghiệp Quận Sáu nằm trong kinh phí chung của Quận (Huyện) và
Ban Cải tạo Quận (Huyện) được phép sử dụng con dấu riêng để giao dịch trong
công tác.

Điều 5.- Các đồng chí
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Trưởng Ban Tổ chức Chánh quyền,
Trưởng Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành phố, Giám đốc Sở
Tài chánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận Sáu và Ban Cải tạo Quận Sáu chịu trách
nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
– Như điều 5
– BTC Thành ủy
– Ủy Ban Kế hoạch
– Sở Tài chánh
– Sở Công an
– BTC Chánh quyền (4 bản)
– Lưu VF Ủy Ban.  
 

TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC

Lê Đình Nhơn

 

 

Nơi nhận:
– Như điều 5
– BTC Thành ủy
– Ủy Ban Kế hoạch
– Sở Tài chánh
– Sở Công an
– BTC Chánh quyền (4 bản)
– Lưu VF Ủy Ban.  
 

TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC

Lê Đình Nhơn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
——-

CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———

Số:
499/QĐ-UB

Tp.
Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 9 năm 1977

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ
VIỆC THÀNH LẬP BAN CẢI TẠO CÔNG THƯƠNG NGHIỆP THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 5

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

– Căn cứ vào Luật tổ chức Hội
đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp ngày 27 tháng 10 năm 1962 ;
– Xét yêu cầu tổ chức để đáp ứng nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa trên các
lĩnh vực kinh tế, đời sống của Thành phố ;
– Xét đề nghị của các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận Năm, Trưởng Ban
Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và Trưởng Ban Tổ chức Chánh quyền
Thành phố
;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.– Nay thành lập Ban
Cải tạo công thương nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân Quận Năm.

Ban Cải tạo công thương nghiệp Quận
Năm là một Ban chuyên môn của Quận (Huyện) ủy và Ủy ban nhân dân Quận (Huyện),
chịu sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Quận (Huyện) ủy và của Ủy ban nhân
dân Quận (Huyện), đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn
nghiệp vụ của Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành phố.

Điều 2.- Ban Cải tạo công
thương nghiệp Quận Năm có chức năng nhiệm vụ :

– Giúp cho cấp ủy và Ủy ban nhân
dân Quận, Huyện tổ chức chỉ đạo việc phối hợp với Ban Cải tạo các Sở, Ban, Ngành,
Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành phố thực hiện cải tạo công
thương nghiệp tư bản tư doanh và xây dựng hệ thống kinh tế công thương nghiệp
xã hội chủ nghĩa trong địa bàn Quận (Huyện).

– Nghiên cứu xây dựng kế hoạch và
giúp cấp ủy, Ủy ban nhân dân Quận (Huyện) tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc cải
tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần tiểu thương, tiểu chủ các ngành thương
nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, thủy sản, y tế, văn hóa, nghệ
thuật, v.v… trong Quận (Huyện).

Điều 3.– Thành phần lãnh đạo
của Ban Cải tạo công thương nghiệp gồm các đồng chí sau đây :

1) Đồng chí TRANG TẤN KHƯƠNG, Phó
Bí thư quận ủy, phụ trách thường trực, Trưởng Ban;

2) Đồng chí PHAN LÊ ĐOÀN, Thường
vụ quận ủy, Phó Chủ tịch quận, Phó Ban;

3) Đồng chí NGUYỄN TRỌNG NGHĨA, Thường
vụ quận ủy, Phó Chủ tịch quận, Phó Ban;

4) Đồng chí LÊ HỒNG ĐỈNH, là Phó
Ban phụ trách cải tạo;

5) Đồng chí NGUYỄN VĂN NÔ, Trưởng
Ban cải tạo Hoa vận Thành ủy, Phó Ban phụ trách thường trực;

6) Đồng chí PHẠM THỊ NHUẬN, ủy viên
chấp hành phụ nữ quận, ủy viên;

7) Đồng chí LÂM THÀNH KEN, thơ ký
công đoàn quận, ủy viên;

8) Đồng chí HỒ TRUNG HIẾU, Bí thư
quận đoàn, ủy viên;

9) Đồng chí LÊ VĂN NAM, Trưởng phòng
Thương nghiệp quận, ủy viên;

10) Đồng chí HUỲNH THIỆN LÂM, Phó
phòng Thương nghiệp, ủy viên;

11) Đồng chí VƯƠNG THANH NĂM, Phó
Ban tổ chức quận, ủy viên;

12) Đồng chí NGUYỄN QUANG HIỂN, Phó
phòng tổ chức quận, ủy viên;

13) Đồng chí PHẠM VĂN MINH, Trưởng
phòng Thống kê kế hoạch quận, ủy viên;

14) Đồng chí NGUYỄN VĂN TRỌNG, phó
Công an quận, ủy viên;

15) Đồng chí TRƯƠNG VĂN HỎI, Trưởng
phòng Thông tin văn hóa quận, ủy viên;

16) Đồng chí VÕ MINH CHIÊU, Phó phòng
Giao thông vận tải quận, ủy viên;

17) Đồng chí PHAN VĂN LƯU, Thường
vụ Công đoàn quận, ủy viên;

18) Đồng chí TRƯƠNG QUAN ĐỨC, Phó
Ban Tuyên huấn Quận ủy là ủy viên;

Điều 4.- Biên chế của Ban
Cải tạo công thương nghiệp Quận Năm là 25 (hai mươi lăm) người (không kể các cán
bộ kiêm nhiệm của các tổ chức khác cử sang tham gia).

Kinh phí hoạt động của Ban Cải tạo
công thương nghiệp Quận Năm nằm trong kinh phí chung của Quận (Huyện) và Ban
Cải tạo Quận (Huyện) được phép sử dụng con dấu riêng để giao dịch trong công tác.

Điều 5.- Các đồng chí Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Trưởng Ban Tổ chức Chánh quyền, Trưởng Ban
Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành phố, Giám đốc Sở Tài chánh,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận Năm và Ban Cải tạo Quận Năm chịu trách nhiệm thi
hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
– Như điều 5
– BTC Thành ủy
– Ủy Ban Kế hoạch
– Sở Tài chánh
– Sở Công an
– BTC Chánh quyền (4 bản)
– Lưu VP Ủy Ban.  
 

TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC

Lê Đình Nhơn

 

 

Nơi nhận:
– Như điều 5
– BTC Thành ủy
– Ủy Ban Kế hoạch
– Sở Tài chánh
– Sở Công an
– BTC Chánh quyền (4 bản)
– Lưu VP Ủy Ban.  
 

TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC

Lê Đình Nhơn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
——-

CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———

Số:
498/QĐ-UB

Tp.
Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 9 năm 1977

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ
VIỆC THÀNH LẬP BAN CẢI TẠO CÔNG THƯƠNG NGHIỆP THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 4

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

– Căn cứ vào Luật tổ chức Hội
đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp ngày 27 tháng 10 năm 1962 ;
– Xét yêu cầu tổ chức để đáp ứng nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa trên các
lĩnh vực kinh tế, đời sống của Thành phố ;
– Xét đề nghị của các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận Tư, Trưởng Ban Cải
tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và Trưởng Ban Tổ chức Chánh quyền Thành
phố ;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.– Nay thành lập Ban
Cải tạo công thương nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân Quận Tư.

Ban Cải tạo công thương nghiệp Quận
Tư là một Ban chuyên môn của Quận (Huyện) ủy và Ủy ban nhân dân Quận (Huyện),
chịu sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Quận (Huyện) ủy và của Ủy ban nhân
dân Quận (Huyện), đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn
nghiệp vụ của Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành phố.

Điều 2.– Ban Cải tạo công
thương nghiệp Quận Tư có chức năng nhiệm vụ :

– Giúp cho cấp ủy và Ủy ban nhân
dân Quận, Huyện tổ chức chỉ đạo việc phối hợp với Ban Cải tạo các Sở, Ban, Ngành,
Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành phố thực hiện cải tạo công
thương nghiệp tư bản tư doanh và xây dựng hệ thống kinh tế công thương nghiệp
xã hội chủ nghĩa trong địa bàn Quận (Huyện).

– Nghiên cứu xây dựng kế hoạch và
giúp cấp ủy, Ủy ban nhân dân Quận (Huyện) tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc cải
tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần tiểu thương, tiểu chủ các ngành thương
nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, thủy sản, y tế, văn hóa, nghệ
thuật, v.v… trong Quận (Huyện).

Điều 3.– Thành phần lãnh đạo
của Ban Cải tạo công thương nghiệp gồm các đồng chí sau đây :

1) Đồng chí LÊ VĂN THÀNH, Phó Bí
thư quận ủy, Chủ tịch UBND quận, Trưởng Ban;

2) Đồng chí NGUYỄN VĂN QUẾ, Thường
vụ quận ủy, Phó Chủ tịch UBND quận, Phó Ban;

3) Đồng chí VÕ TÁM, Thường vụ quận
ủy, Phó Chủ tịch UBND quận, Trưởng phòng Công nghiệp, Phó Ban;

4) Đồng chí ĐẶNG QUANG NHÂN, quận
ủy viên, Phó Ban tổ chức quận ủy, ủy viên;

5) Đồng chí QUÁCH TOÀN QUANG, quận
ủy viên, Trưởng Phòng tổ chức Chính quyền, ủy viên;

6) Đồng chí PHẠM QUANG DIỆM, quận
ủy viên, thư ký Công đoàn Quận, ủy viên;

7) Đồng chí NGUYỄN VĂN LIÊM, cán
bộ Ban cải tạo quận, thường trực Ban;

8) Đồng chí LÊ TẤN DUYỆT, Thường
vụ quận đoàn, ủy viên;

9) Đồng chí LÊ DUY ƠN, Phó Ty Công
an quận, ủy viên;

10) Đồng chí NGUYỄN VĂN LỢI, Trưởng
phòng Thương nghiệp, ủy viên;

11) Đồng chí VÕ HOÀNG TÁCH, Trưởng
phòng Giao thông vận tải, ủy viên;

12) Đồng chí TRẦN LINH GIANG, Trưởng
phòng nhà đất quận, ủy viên;

13) Đồng chí LÊ CÔNG THÁI, cán bộ
Kế hoạch, ủy viên;

14) Đồng chí TRẦN THỊ KIM SƠN, quận
hội Phụ nữ, ủy viên;

15) Đồng chí DƯƠNG VĂN BA, Phó phòng
Công nghiệp quận, ủy viên;

Điều 4.- Biên chế của Ban
Cải tạo công thương nghiệp Quận Tư là 20 (hai mươi) người (không kể các cán bộ kiêm
nhiệm của các tổ chức khác cử sang tham gia).

Kinh phí hoạt động của Ban Cải tạo
công thương nghiệp Quận Tư nằm trong kinh phí chung của Quận (Huyện) và Ban Cải
tạo Quận (Huyện) được phép sử dụng con dấu riêng để giao dịch trong công tác.

Điều 5.- Các đồng chí Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Trưởng Ban Tổ chức Chánh quyền, Trưởng Ban
Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành phố, Giám đốc Sở Tài chánh,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận Tư và Ban Cải tạo Quận Tư chịu trách nhiệm thi
hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
– Như điều 5
– BTC Thành ủy
– Ủy Ban Kế hoạch
– Sở Tài chánh
– Sở Công an
– BTC Chánh quyền (4 bản)
– Lưu VP Ủy Ban.  

TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC

Lê Đình Nhơn

 

 

Nơi nhận:
– Như điều 5
– BTC Thành ủy
– Ủy Ban Kế hoạch
– Sở Tài chánh
– Sở Công an
– BTC Chánh quyền (4 bản)
– Lưu VP Ủy Ban.  

TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC

Lê Đình Nhơn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
——-

CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———

Số:
497/QĐ-UB

Tp.
Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 9 năm 1977

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ
VIỆC THÀNH LẬP BAN CẢI TẠO CÔNG THƯƠNG NGHIỆP THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN MỘT

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

– Căn cứ vào Luật tổ chức Hội
đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp ngày 27 tháng 10 năm 1962 ;
– Xét yêu cầu tổ chức để đáp ứng nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh
vực kinh tế, đời sống của Thành phố ;
– Xét đề nghị của các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận Một, Trưởng Ban Cải
tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và Trưởng Ban Tổ chức Chánh quyền Thành
phố ;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.– Nay thành lập
Ban Cải tạo công thương nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân Quận Một.

Ban Cải tạo công thương nghiệp
Quận Một là một Ban chuyên môn của Quận ủy và Ủy ban nhân dân Quận, chịu sự
lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Quận ủy và của Ủy ban nhân dân Quận, đồng
thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ của Ban Cải
tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành phố.

Điều 2.– Ban Cải tạo công
thương nghiệp Quận Mộtcó chức năng nhiệm vụ :

– Giúp cho cấp ủy và Ủy ban nhân
dân Quận tổ chức chỉ đạo việc phối hợp với Ban Cải tạo các Sở, Ban, Ngành, Ban
Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành phố thực hiện cải tạo công
thương nghiệp tư bản tư doanh và xây dựng hệ thống kinh tế công thương nghiệp
xã hội chủ nghĩa trong địa bàn Quận.

– Nghiên cứu xây dựng kế hoạch
và giúp cấp ủy, Ủy ban nhân dân Quận tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc cải tạo xã
hội chủ nghĩa đối với thành phần tiểu thương, tiểu chủ các ngành thương nghiệp,
dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, thủy sản, y tế, văn hóa, nghệ thuật,
v.v… trong Quận.

Điều 3.- Thành phần lãnh
đạo của Ban Cải tạo công thương nghiệp gồm các đồng chí sau đây :

1) Đồng chí DƯƠNG VĂN ĐẦY, Phó
Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND Quận làm Trưởng Ban

2) Đồng chí TRẦN TƯ BÌNH, Thường
vụ Quận ủy, Phó Chủ tịch UBND Quận, làm Phó Ban Thường trực.

3) Đồng chí NGUYỄN VĂN CÒN, Quận
ủy viên làm Phó Ban Thường trực.

4) Đồng chí HUỲNH THỊ BẠCH TUYẾT
– TT cải tạo, ủy viên thường trực.

5) Đồng chí TRẦN MINH PHAN,
TTĐKKD, ủy viên thường trực.

6) Đồng chí VÕ VĂN HÒA, Liên
hiệp Công đoàn quận, ủy viên thường trực.

7) Đồng chí TRẦN THỊ VINH, Liên
hiệp Phụ nữ quận, ủy viên.

8) Đồng chí THÂN HẢI THANH, bí
thư quận đoàn, ủy viên.

9) Đồng chí PHAN TRUNG KIÊN, Mặt
trận, làm ủy viên.

10) Đồng chí HUỲNH HỮU PHƯỚC,
Trưởng phòng thương nghiệp quận, ủy viên.

11) Đồng chí ĐẠT HẢI, Trưởng
phòng Thông tin văn hóa quận, ủy viên.

12) Đồng chí NGUYỄN BĂNG THẢO,
Phó Ban Tổ chức quận ủy, trưởng phòng tổ chức quận ủy, ủy viên.

13) Đồng chí ĐỖ QUANG TỈNH,
trưởng phòng Thống kê kế hoạch quận, ủy viên.

14) Đồng chí PHAN QUỐC, Phó
phòng Công nghiệp quận, ủy viên.

15) Đồng chí LÊ TRUÂN, Phó công
an quận, ủy viên.

Điều 4.– Biên chế của Ban
Cải tạo công thương nghiệp Quận Một là 25 (hai mươi lăm)người (không kể các cán
bộ kiêm nhiệm của các tổ chức khác cử sang tham gia).

Kinh phí hoạt động của Ban Cải
tạo công thương nghiệp Quận Một nằm trong kinh phí chung của Quận và Ban Cải
tạo Quận được phép sử dụng con dấu riêng để giao dịch trong công tác.

Điều 5.- Các đồng chí
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Trưởng Ban Tổ chức Chánh quyền,
Trưởng Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành phố, Giám đốc Sở
Tài chánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận Một và Ban Cải tạo Quận Một chịu trách
nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
– Như điều 5
– BTC Thành ủy
– Ủy Ban Kế hoạch
– Sở Tài chánh
– Sở Công an
– BTC Chánh quyền (4 bản)
– Lưu VP Ủy Ban.
 
 

TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC

Lê Đình Nhơn

 

 

Nơi nhận:
– Như điều 5
– BTC Thành ủy
– Ủy Ban Kế hoạch
– Sở Tài chánh
– Sở Công an
– BTC Chánh quyền (4 bản)
– Lưu VP Ủy Ban.
 
 

TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC

Lê Đình Nhơn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
——-

CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———

Số:
504/QĐ-UB

Tp.
Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 9 năm 1977

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ
VIỆC THÀNH LẬP BAN CẢI TẠO CÔNG THƯƠNG NGHIỆP THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH
THẠNH

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

– Căn cứ vào Luật
tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp ngày 27 tháng 10 năm
1962 ;
– Xét yêu cầu tổ chức để đáp ứng nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh
vực kinh tế, đời sống của Thành phố ;
– Xét đề nghị của các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận Bình Thạnh, Trưởng
Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và Trưởng Ban Tổ chức Chánh quyền
Thành phố ;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.- Nay thành lập
Ban Cải tạo công thương nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân Quận Bình Thạnh.

Ban Cải tạo công thương nghiệp
Quận Bình Thạnh là một Ban chuyên môn của Quận (Huyện) ủy và Ủy ban nhân dân
Quận (Huyện), chịu sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Quận (Huyện) ủy và của
Ủy ban nhân dân Quận (Huyện), đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ về
chuyên môn nghiệp vụ của Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành
phố.

Điều 2.- Ban Cải tạo công
thương nghiệp Quận Bình Thạnh có chức năng nhiệm vụ :

– Giúp cho cấp ủy và Ủy ban nhân
dân Quận, Huyện tổ chức chỉ đạo việc phối hợp với Ban Cải tạo các Sở, Ban,
Ngành, Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành phố thực hiện cải
tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và xây dựng hệ thống kinh tế công thương
nghiệp xã hội chủ nghĩa trong địa bàn Quận (Huyện).

– Nghiên cứu xây dựng kế hoạch
và giúp cấp ủy, Ủy ban nhân dân Quận (Huyện) tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc
cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần tiểu thương, tiểu chủ các ngành
thương nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, thủy sản, y tế, văn hóa,
nghệ thuật, v.v… trong Quận (Huyện).

Điều 3.- Thành phần lãnh
đạo của Ban Cải tạo công thương nghiệp gồm các đồng chí sau đây :

1) Đồng chí NGUYỄN VĂN CHÍ, Chủ
tịch UBND Quận làm Trưởng Ban

2) Đồng chí LÊ CÔNG THANH, Phó
Chủ tịch UBND Quận – Phó Ban

3) Đồng chí NGUYỄN HỮU QUÍ (7
Quân), Phó Chủ tịch – Phó Ban

4) Đồng chí NGUYỄN VĂN THẮNG,
Phó Công an Quận – Phó Ban

5) Đồng chí TRẦN VĂN ỨNG – Ủy
viên Thường trực

6) Đồng chí LÊ VĂN THANH – Ủy
viên Thường trực

7) Đồng chí LÂM VĂN VỮNG, Liên
hiệp Công đoàn – Ủy viên Thường trực

8) Đồng chí NGUYỄN VĂN BƠI (Chín
Tiến), Công an Quận – Ủy viên Thường trực

9) Đồng chí THÂN THỊ THÙY TRÂM –
Ủy viên Tổng hợp

10) Đồng chí NGUYỄN TẤN MINH,
Trưởng phòng Công nghiệp Quận, Ủy viên

11) Đồng chí NGUYỄN BĂNG TÂM,
Thường trực Quận đoàn – Ủy viên

12) Đồng chí PHẠM THỊ TUYẾT, Quận
hội Phụ nữ – Ủy viên

13) Đồng chí TRANG THỊ NGHI, Phó
phòng Thương nghiệp Quận – Ủy viên

14) Đồng chí NGUYỄN VĂN HIẾU,
Phó Công an Quận – Ủy viên

15) Đồng chí ĐINH VĂN TẢO, Phó
phòng TCCQ – Ủy viên

16) Đồng chí NGUYỄN VĂN PHƯỚC,
Phó phòng Nông nghiệp Quận – Ủy viên

17) Đồng chí ĐÀO XUÂN DIẾM, Mặt
trận – Ủy viên

18) Đồng chí BẢY RẨY, Phó Ban Tổ
chức Quận ủy – Ủy viên

19) Đồng chí NGUYỄN VĂN TỴ,
Phòng Kế hoạch Quận – Ủy viên

Điều 4.- Biên chế của Ban
Cải tạo công thương nghiệp Quận Bình Thạnh là 15 (mười lăm) người (không kể các
cán bộ kiêm nhiệm của các tổ chức khác cử sang tham gia).

Kinh phí hoạt động của Ban Cải
tạo công thương nghiệp Quận Bình Thạnh nằm trong kinh phí chung của Quận
(Huyện) và Ban Cải tạo Quận (Huyện) được phép sử dụng con dấu riêng để giao
dịch trong công tác.

Điều 5.- Các đồng chí
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Trưởng Ban Tổ chức Chánh quyền,
Trưởng Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Thành phố, Giám đốc Sở
Tài chánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận Bình Thạnh và Ban Cải tạo Quận Bình
Thạnh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
– Như điều 5
– BTC Thành ủy
– Ủy Ban Kế hoạch
– Sở Tài chánh
– Sở Công an
– BTC Chánh quyền (4 bản)
– Lưu VF Ủy Ban.  

TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC

Lê Đình Nhơn

 

 

Nơi nhận:
– Như điều 5
– BTC Thành ủy
– Ủy Ban Kế hoạch
– Sở Tài chánh
– Sở Công an
– BTC Chánh quyền (4 bản)
– Lưu VF Ủy Ban.  

TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC

Lê Đình Nhơn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

ỦY
BAN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT NHÀ NƯỚC
******

CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******

Số:
324-KHKT/QĐ


Nội, ngày 13 tháng 09 năm 1977

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN
HÀNH MỘT TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

CHỦ NHIỆM ỦY BAN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT NHÀ NƯỚC

Căn cứ Nghị định số 123-CP ngày
24-8-1963 của Hội đồng Chính phủ về việc nghiên cứu, xây dựng, xét duyệt, ban
hành và quản lý các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành tiêu
chuẩn Nhà nước TCVN 1982-77 Máy tăng âm truyền thanh.

Điều 2. Tiêu chuẩn trên ban
hành để chính thức áp dụng có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1979 và phải được
nghiêm chỉnh chấp hành trong tất cả các ngành, các địa phương có liên quan.

 

 

KT.
CHỦ NHIỆM
ỦY BAN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT NHÀ NƯỚC
PHÓ CHỦ NHIỆM

Lê Khắc

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

BỘ
TÀI CHÍNH-BỘ Y TẾ
******

CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số:
28-TT/LB


Nội, ngày 14 tháng 09 năm 1977 

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ CHỮA BỆNH ĐỐI VỚI NHÂN DÂN KHI ỐM ĐAU ĐIỀU
TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN

Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước không ngừng
chăm lo việc bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Để tạo thêm điều kiện cho việc chữa bệnh của
nhân dân khi có người ốm đau phải điều trị nội trú tại bệnh viện, liên bộ Y tế
– Tài chính quy định chế độ chữa bệnh đối với nhân dân khi ốm đau điều trị nội
trú tại bệnh viện như sau.

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Nhân dân khi ốm đau điều trị
nội trú tại bệnh viện do Nhà nước quản lý thì Nhà nước đài thọ mọi khoản chi
phí về chữa bệnh. Các khoản chi phí này bao gồm chi phí về thuốc men bồi dưỡng
và các chi phí khác phục vụ việc chữa bệnh.

2. a) Những người tàn tật, người
mất sức lao động, trẻ mồ côi, v.v… không có nơi nương tựa, thuộc diện cứu tế của
quỹ bảo hiểm xã hội ở địa phương, được Nhà nước đài thọ thêm phần tiền ăn hàng
ngày khi nằm điều trị tại bệnh viện.

b) Người bệnh phải nằm điều trị
liên tục ở các bệnh viện từ một tháng trở lên (kể cả ở bệnh viện huyện, tỉnh,
trung ương cộng lại), nếu gia đình thực sự có khó khăn cũng sẽ được Nhà nước
xét trợ cấp một phần tiền ăn hàng ngày kể từ tháng thứ hai trở đi.

c) Những người không thuộc diện
nói trên, trong thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện phải tự túc phần tiền
ăn hàng ngày của mình.

3. Đối với người bệnh là đối tượng thi hành
chính sách, chế độ đãi ngộ riêng biệt như thương binh, gia đình liệt sĩ, v.v…
khi ốm đau nằm điều trị tại bệnh viện vẫn áp dụng các chế độ quy định hiện hành
của Nhà nước.

II. BIỆN PHÁP THI HÀNH

1. Người bệnh được Nhà nước
đài thọ phần tiền ăn hàng ngày phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã (hoặc
chính quyền cấp tương đương). Ủy ban nhân dân xã căn cứ vào quy định tại điểm
2a, 2b phần I và hoàn cảnh thực tế của gia đình người bệnh, có thuộc đối tượng
hay không thuộc đối tượng được Nhà nước đài thọ phần tiền ăn hàng ngày, mà xét
cấp giấy xác nhận.

2. Mọi khoản chi phí về chữa bệnh nói ở điểm 1
phần I tính vào định mức chi giường bệnh theo như thông tư liên bộ Y tế – Tài
chính số 6-TT/LB ban hành ngày 6-3-1972. Riêng khoản trợ cấp
phần tiền ăn hàng ngày cho những người bệnh nói ở điểm 2, điểm 3 phần I sẽ do
cơ quan tài chính cấp kinh phí ngoài định mức chi giường bệnh và hạch toán
vào loại 2, khoản 38, hạng 2, mục 11, tiết 14 (chỉ phần tiền ăn hàng ngày cho
người bệnh thuộc diện chính sách).

3. Đối với nhân dân ở địa phương này khi ốm đau
điều trị nội trú ở bệnh viện thuộc địa phương khác hoặc ở bệnh viện thuộc trung
ương thì các chi phí về thuốc men, bồi dưỡng, các chi phí khác phục vụ việc chữa
bệnh và khoản trợ cấp phần tiền ăn hàng ngày của những người bệnh được Nhà nước
đài thọ (nếu có) do bệnh viện nơi nhận điều trị cho người bệnh chi, không đặt vấn
đề thanh toán qua lại giữa địa phương này với địa phương khác, giữa địa phương
và trung ương.

4. Căn cứ vào nguyên tắc chung
nói trên, Bộ Tài chính, Bộ Y tế theo chức năng của từng bộ sẽ quy định và hướng
dẫn cụ thể về biện pháp quản lý, về mức ăn của người bệnh trong bệnh viện và phần
tiền ăn hàng ngày mà người bệnh tự đài thọ.

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1
tháng 9 năm 1977 và thay cho thông tư liên bộ Y tế – Tài chính số 49-TT/LB ban
hành ngày 14-11-1957 quy định chế độ thu viện phí nhân dân.

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
 

 
Nguyễn Ly

K.T. BỘ TRƯỞNG
BỘ Y TẾ

THỦ TRƯỞNG

 
 
Hoàng Đình Cầu

  

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******

Số:
261-CP


Nội, ngày 14 tháng 09 năm 1977

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ
VIỆC SỬA ĐỔI VÀ BỔ SUNG NHIỆM VỤ CỦA BAN THỐNG NHẤT QUẢN LÝ VIỆN TRỢ

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng
Chính phủ ngày 14-07-1960;
Xét yêu cầu về việc tăng cường quản lý của Nhà nước đối với các nguồn viện trợ
của các tổ chức quốc tế và các đoàn thể nhân dân nước ngoài,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay thành lập Ban
thống nhất quản lý viện trợ trực thuộc Hội đồng Chính phủ thay thế Ban thống nhất
quản lý viện trợ  nhân dân được thành lập theo quyết định số 135-CP ngày
25-08-1967 của Hội đồng Chính phủ.

Điều 2. Ban thống nhất quản
lý viện trợ có nhiệm vụ giúp Hội đồng Chính phủ:

1. Tổ chức việc nghiên cứu, tìm hiểu
các khả năng tranh thủ viện trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên chính
phủ (trong và ngoài Liên hợp quốc), các đoàn thể nhân dân thế giới, các đoàn
thể nhân dân các nước, các cá nhân ở nước ngoài có thiện chí giúp ta khắc phục
hậu quả chiến tranh và xây dựng lại đất nước.

2. Hướng dẫn các ngành và các địa
phương lập các dự án tranh thủ viện trợ nhằm sử dụng một cách thiết thực và hợp
lý các nguồn viện trợ nói trên; giúp Chính phủ thẩm tra các đề án trước khi xét
duyệt.

3. Phối hợp với các ngành có liên
quan, nghiên cứu trình Hội đồng Chính phủ ban hành các chủ trương, chính sách,
chế độ, thể lệ về quản lý việc sử dụng các nguồn viện trợ và quản lý việc tiếp
nhận, phân phối hàng viện trợ; theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các
chủ trương, chính sách, chế độ và thể lệ đó.

Điều 3. Thành phần của Ban
thống nhất quản lý viện trợ gồm có:

1. Ban lãnh đạo:

– Trưởng ban: đồng chí Vũ Tuân, Bộ
trưởng Phủ thủ tướng;

– Phó trưởng ban:

Đồng chí Nguyễn Cơ Thạch, Thứ trưởng
Bộ Ngoại giao,

Đồng chí Đào Thiện Thi, Thứ trưởng
Bộ Tài chính,

Đồng chí Nguyễn Chanh, Thứ trưởng
Bộ Ngoại thương;

– Các Ủy viên:

Đồng chí Lê Toàn Thư, Phó trưởng
Ban quốc tế nhân dân,

Đồng chí Hoàng Du, Phó chủ nhiệm
Văn phòng Phủ thủ tướng,

Đồng chí Nguyễn Tu, Ủy viên Ủy ban
Kế hoạch Nhà nước,

2. Bộ máy giúp việc ban: một
tổ chuyên viên đặt tại Văn phòng Phủ thủ tướng.

Điều 4. Ban thống nhất quản
lý viện trợ làm việc theo tính chất hội đồng. Đối với những vấn đề có liên quan
đến các Bộ, các đoàn thể và các địa phương, Ban thống nhất quản lý viện trợ sẽ
mời đại diện của các tổ chức đó tham gia bàn bạc.

Hàng tháng, ba tháng, sáu tháng,
cuối năm và tùy theo sự cần thiết, Ban thống nhất quản lý viện trợ họp kiểm điểm,
nhận định tình hình và đề ra phương hướng, biện pháp tranh thủ viện trợ cho
thời kỳ tới, trình Thủ tướng Chính phủ xét duyệt.

Các thành viên của Ban thống nhất
quản lý viện trợ sử dụng bộ máy của cơ quan mình để thực hiện các nhiệm vụ có
liên quan trong công tác nhận viện trợ và phối hợp với Văn phòng Phủ thủ tướng
để giải quyết các vấn đề cụ thể thuộc chức năng của cơ quan mình.

Điều 5. Ủy ban Kế hoạch Nhà
nước có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất các yêu cầu viện trợ và tham gia ý kiến
với các ngành để lập các đề án về việc sử dụng các nguồn viện trợ, sau khi các
dự án đã được  Chính phủ xét duyệt.

Bộ Ngoại giao và Ban quốc tế nhân
dân (tùy theo tính chất của tổ chức viện trợ), tổ chức các cuộc tiếp xúc tìm
hiểu, thăm dò các nguồn viện trợ và đàm phán, ký kết các văn kiện cần thiết về mặt
đối ngoại. Tùy theo sự cần thiết, Ban thống nhất quản lý viện trợ, Ban tiếp
nhận viện trợ và các ngành, các địa phương được sử dụng nguồn viện trợ có thể
cử người tham gia các cuộc đàm phán, ký kết ấy với tư cách là chuyên viên.

Điều 6. Việc tiếp nhận, phân
phối hàng viện trợ do một tổ chức chuyên trách thuộc Bộ Tài chính, với danh
nghĩa Ban tiếp nhận viện trợ. Bộ phận này có trách nhiệm
giúp Ban thống nhất quản lý viện trợ tổ chức việc thực hiện các phương thức
viện trợ đã được xác nhận hoặc ký kết, chịu sự chỉ đạo về quản lý nghiệp vụ của
Bộ Tài chính và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban thống nhất quản lý viện trợ
về nội dung thực hiện việc tiếp nhận viện trợ.

Ban tiếp nhận viện trợ có tư cách
pháp nhân ký hợp đồng về giao dịch với các cơ quan có liên quan đến việc tiếp
nhận hàng viện trợ như kiểm nghiệm hàng hóa, vận chuyển hàng viện trợ về nước,
v.v…

Chế độ về giao nhận, thanh toán hàng
viện trợ áp dụng theo quy chế hàng nhập đã được quy định ở nghị định số 200-CP
 ngày 31-12-1973 của Hội đồng Chính phủ. Ban thống nhất quản lý viện trợ
căn cứ vào đặc điểm của công tác quản lý hàng viện trợ, có trách nhiệm nghiên
cứu và đề nghị với Thủ tướng Chính phủ các điều quy định bổ sung và hướng dẫn
cụ thể việc áp dụng nghị định này cho thích hợp.

Điều 7. Quyết định này có
hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 135-CP ngày 25-08-1967 và các văn
bản trước đây về tổ chức quản lý viện trợ.

Điều 8. Các thành viên của
Ban thống nhất quản lý viện trợ, các thủ trưởng các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và
các cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, Văn phòng Phủ thủ tướng có trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

T.M.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG

Lê Thanh Nghị

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 126-NQ/QHK6

Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 1977

 

QUYẾT NGHỊ

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959,
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ
,

QUYẾT NGHỊ:

Phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ký tại Viêng Chăn ngày 18 tháng 7 năm 1977.

 

 

Trường Chinh

(Đã ký)

 

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 126-NQ/QHK6

Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 1977

 

QUYẾT NGHỊ

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959,
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ
,

QUYẾT NGHỊ:

Phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ký tại Viêng Chăn ngày 18 tháng 7 năm 1977.

 

 

Trường Chinh

(Đã ký)

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 127-NQ/QHK6

Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 1977

 

QUYẾT NGHỊ

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959,
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ
,

QUYẾT NGHỊ:

Phê chuẩn Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ký tại Viêng Chăn ngày 18 tháng 7 năm 1977.

 

 

Trường Chinh

(Đã ký)

 

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 127-NQ/QHK6

Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 1977

 

QUYẾT NGHỊ

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959,
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ
,

QUYẾT NGHỊ:

Phê chuẩn Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ký tại Viêng Chăn ngày 18 tháng 7 năm 1977.

 

 

Trường Chinh

(Đã ký)

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

BỘ
NỘI VỤ
******

CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số:
04-TT/BNV


Nội, ngày 22 tháng 07 năm
1977

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VÀ QUY ĐỊNH VIỆC ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ CÁC LOẠI XE ĐẠP
MÁY, XE MÔ-TÔ VÀ XE XÍCH LÔ MÁY.

Căn cứ tinh thần nghị quyết số
76-CP ngày 25-3-1977 của Hội đồng Chính phủ hướng dẫn thi hành và xây dựng pháp
luật thống nhất trong cả nước; thi hành điểm 7, điều 4 của pháp lệnh quy định
nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát nhân dân “bảo đảm trật tự an toàn giao thông vận
tải đường bộ, quản lý các loại xe và người lái xe”; thi hành điều 9 trong thể lệ
tạm thời về vận tải đường bộ ban hành bởi nghị định số 9-NĐ ngày 7-3-1956 và số
48-NĐ ngày 14-6-1958 của liên bộ Giao thông – Bưu điện – Công an, và thi hành
thông tư số 3 ngày 7-9-1976 của liên bộ Giao thông vận tải – Nội vụ; Bộ Nội vụ
hướng dẫn và quy định việc đăng ký và quản lý các loại xe đạp máy, xe mô-tô và
xe xích-lô máy. Việc đăng ký quản lý các loại xe ô-tô và quản lý lái xe được giải
quyết ở một văn bản khác.

I. MỤC ĐÍCH

Việc đăng ký quản lý các loại xe
đạp máy, xe mô-tô và xe xích-lô máy nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người
có xe; góp phần phục vụ công tác quản lý trật tự an toàn xã hội và phòng ngừa,
hạn chế tai nạn giao thông.

II. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phân biệt các loại xe.

-Xe đạp máy khác với xe đạp thường
là có gắn động cơ và dùng động cơ cho xe chạy; khi không dùng động cơ cho xe chạy
thì sử dụng được như xe đạp thường;

-Xe mô-tô khác với xe đạp máy là
có hộp số để thay đổi tốc lực và không thể dùng lực đạp để cho xe chạy như xe đạp
máy được;

-Xe xích-lô máy khác với xe
xích-lô thường là có gắn động cơ và dùng động cơ để cho xe chạy.

Phân biệt này không đề cập các
tiêu chuẩn kỹ thuật chỉ dùng để ranh giới các loại xe để đăng ký.

2. Thời hạn phải đăng ký.

Các loại xe đạp máy, xe mô-tô và
xe xích-lô máy của các cơ quan Nhà nước, của các tổ chức tập thể, của các đoàn
thể hoặc của công dân Việt Nam và của người nước ngoài dùng để đi lại, vận chuyển
trên đường giao thông công cộng, thì trong thời gian 7 ngày kể từ ngày mua xe
phải đăng ký ở cơ quan công an để lấy giấy chứng nhận đăng ký xe và một biển số
để gắn vào sau xe. Xe công của Quân đội nhân dân Việt Nam
thì đăng ký và quản lý theo hệ thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.

3. Nơi đăng ký.

Người có xe thường trú hoặc tạm
trú (để chờ phân công công tác) ở hộ khẩu thuộc địa phương nào thì đăng ký xe
và nhận biển xe của cơ quan công an địa phương ấy.

Xe đã đăng ký ở cơ quan công an
địa phương nào thì làm tờ khai sang tên, đổi chủ, di chuyển xe hoặc xin cấp bản
sao giấy chứng nhận đăng ký xe cũng ở cơ quan công an địa phương ấy.

Trường hợp không thể làm tờ khai
sang tên đổi chủ, di chuyển xe ở cơ quan công an đang quản lý xe này được, thì
người chủ cũ của xe phải trực tiếp đến cơ quan công an nơi thường trú của chủ mới
để làm tờ khai sang tên cho chủ mới thì cơ quan công an mới đăng ký.

Cơ quan công an mới đăng ký xe
này phải thông báo cho cơ quan công an đang quản lý xe ấy để xác nhận.

4. Xuất trình giấy chứng minh.

Khi đăng ký xe hoặc khi sang tên
đổi chủ, chủ xe phải xuất trình giấy chứng minh hoặc giấy căn cước hoặc sổ chứng
nhận nhân khẩu thường trú.

5. Về số máy, số khung.

Số máy, số khung của xe, chủ xe
phải bảo vệ nguyên vẹn, không được làm mất số và không được sửa chữa. Khi cần thay
đổi đầu máy, thay đổi khung xe, chủ xe phải làm tờ khai (mẫu số 1) với cơ quan
công an đang quản lý xe đó và phải kèm theo giấy tờ để tỏ rõ nguồn gốc của đầu
máy hoặc khung xe.

III. THỂ THỨC ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN

A. ĐĂNG KÝ:

Các loại xe đạp máy, xe mô-tô và
xích-lô máy khi đăng ký, chủ xe phải có giấy tờ:

1. Tờ khai đăng ký xe, có đính bản
cả số máy, số khung của xe ở nơi quy định trong tờ khai (mẫu số 2).

2. Một bản chính chứng từ về xe
tỏ rõ xe xin đăng ký là sở hữu của đương sự như:

– Hóa đơn của cửa hàng bán xe;

-Giấy tặng thưởng của cơ quan,
đơn vị trao tặng thưởng đối với xe làm hiện vật tặng thưởng;

-Giấy chứng nhận của hải quan đối
với xe nhập ở nước ngoài vào;

-Giấy chứng nhận bán hóa giá hoặc
phiếu xuất kho đối với xe của các cơ quan, đơn vị quân đội bán hóa giá cho cán
bộ, chiến sĩ.

Chứng từ trên cần ghi rõ nhãn hiệu,
số máy, số khung, tên đơn vị hoặc họ tên chủ xe và nơi thường trú.

B. SANG TÊN ĐỔI CHỦ VÀ DI CHUYỂN
XE ĐI TỈNH KHÁC:

1. Trong thời gian 15 ngày kể từ
ngày thay đổi chủ xe, thì chủ cũ của xe phải làm thủ tục để thay đổi giấy chứng
nhận đăng ký xe.

Chủ cũ của xe phải làm tờ khai
(mẫu số 3) sang tên cho chủ mới, kèm theo giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc giấy
tờ chứng tỏ xe đó là sở hữu hợp lệ của chủ cũ nay đứng ra làm thủ tục sang tên
cho chủ mới.

2. Xe sang tên đổi chủ và di
chuyển từ tỉnh này đến tỉnh khác mà được cơ quan, đoàn thể, đơn vị quân đội hoặc
chính quyền địa phương nhận thực không có tính chất kinh doanh kiếm lời; xe của
bố, mẹ, vợ, chồng, con cái, anh chị em, cô, chú, bác, v.v… chuyển, nhượng cho
nhau, cơ quan công an tiếp nhận làm thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký xe
cho chủ mới của xe. Ngoài những trường hợp này, xe sang tên đổi chủ phải có
biên lai nộp thuế.

3. Xe của người nước ngoài ở
trên đất nước Việt Nam
sang tên đổi chủ cho người cùng quốc tịch hoặc người khác quốc tịch phải có
biên lai nộp thuế mới được làm thủ tục.

4. Xe nguyên chủ chuyển từ tỉnh
này đến tỉnh khác theo hộ khẩu thường trú, chủ xe đem giấy di chuyển hộ khẩu hoặc
giấy tờ điều động công tác và giấy chứng nhận đăng ký xe đến cơ quan công an quản
lý xe ấy để lấy giấy di chuyển xe.

5. Xe thuộc loại mua, bán, cho,
tặng, chuyển, nhượng v.v… đồng thời lại chuyển xe từ tỉnh này đến tỉnh khác,
thì chủ cũ của xe đem giấy tờ bán, cho, tặng, chuyển, nhượng, v.v… đến cơ quan
công an đang quản lý xe ấy làm tờ khai sang tên đổi chủ và di chuyển xe cho chủ
mới, nhưng phải làm đầy đủ những việc nói ở điều 1 và điều 2 mục B.

C. CẤP BẢN SAO GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐĂNG KÝ XE:

1. Giấy chứng nhận đăng ký xe bị
rách nát, chủ xe muốn được cấp lại bản sao thì đem giấy chứng nhận đăng ký xe đến
cơ quan công an đã cấp giấy ấy để được cấp bản sao.

2. Giấy chứng nhận đăng ký xe bị
mất, chủ xe phải làm tờ khai (mẫu số 4) để cơ quan công an đã cấp giấy xét cấp
bản sao.

D. THỂ THỨC ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI Ở TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM:

Ngoài giấy tờ cần thiết nói ở điểm
A, B, C, ở mục III, người nước ngoài ở trên đất nước Việt Nam
còn phải có thêm giấy giới thiệu. Cụ thể là:

1. Người nước ngoài công tác ở
các cơ quan đại diện nước ngoài, ở các tổ chức quốc tế nếu ở thành phố Hà Nội
thì dùng giấy giới thiệu của Cục phục vụ ngoại giao đoàn thuộc Bộ Ngoại giao; nếu
ở các thành phố và các tỉnh khác thì dùng giấy giới thiệu của Sở hoặc phòng ngoại
vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Các chuyên gia nước ngoài
đang công tác trên đất nước Việt Nam
thì dùng giấy giới thiệu của thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, công trường, v.v… của
chuyên gia nước ngoài đang công tác.

3. Người nước ngoài ở trên đất
nước Việt Nam
không thuộc hai diện trên, thì dùng giấy giới thiệu của Ủy ban nhân dân quận,
khu, huyện, thị xã trở lên.

IV. ĐỊNH KỲ KIỂM TRA AN TOÀN
VÀ NHỮNG TRUỜNG HỢP KHÁC

A. Định kỳ kiểm tra an toàn:

1. Những xe máy, xe mô-tô và xe
xích-lô máy dùng làm phương tiện vận chuyển công cộng, chủ xe phải thường xuyên
kiểm tra an toàn để bảo đảm an toàn cho người và hàng hóa khi vận chuyển. Hàng
năm cơ quan công an định kỳ kiểm tra an toàn một lần.

2. Những xe đạp máy, xe mô-tô và
xe xích-lô máy không thuộc diện trên, chủ xe có trách nhiệm kiểm tra an toàn của
xe. Cơ quan công an có thể kiểm tra bất thường, đột xuất an toàn của xe để
phòng ngừa hạn chế tai nạn giao thông.

B. Những trường hợp dưới đây chủ
xe phải khai trình với cơ quan công an quản lý xe đó:

– Thay đổi tính chất vận chuyển
hoặc thay đổi kiểu xe;

– Thay đổi toàn bộ động cơ xe hoặc
khung xe;

– Xe hỏng nát định hủy bỏ;

– Xe bị mất (mẫu số 5).

V. GIẤY TỜ VÀ BIỂN SỐ

A. GIẤY TỜ:

Giấy tờ sử dụng trong việc đăng
ký quản lý các loại xe đạp máy, xe mô-tô và xe xích-lô máy theo mẫu thống nhất
của Bộ; các Sở, Ty công an căn cứ vào những mẫu giấy tờ đó để in, sử dụng và cấp
phát cho chủ xe.

B. BIỂN SỐ:

Biển số có số hiệu của từng địa
phương, xe thuộc diện quản lý của Sở, Ty công an nào thì mang biển số của Sở,
Ty công an ấy.

Kích thước, mầu sắc, số và chữ của
biển số, Bộ quy định thống nhất trong cả nước, các Sở, Ty công an có kế hoạch sản
xuất, quản lý và cấp phát biển số cho những xe đăng ký.

Các cơ quan, đoàn thể, xí nghiệp,
v.v… các tổ chức tập thể và cá nhân không được tự làm biển số.

Trường hợp số và chữ ở biển bị mờ,
bị bong sơn, chủ xe có trách nhiệm sơn lại cho rõ và đúng mầu sắc như cũ.

Trường hợp biển số bị mất, chủ
xe phải làm tờ khai báo (mẫu số 6) để cơ quan công an quản lý xe ấy xét cấp biển
số mới, chủ xe phải nộp lệ phí như khi đăng ký xe.

C. KINH PHÍ:

Kinh phí in các loại giấy tờ, sổ
sách, làm biển số theo kinh phí của Ủy ban nhân dân địa phương. Do đó lệ phí
thu được đều phải nộp vào ngân sách địa phương đúng điều lệ tạm thời quản lý
tài chính trong ngành công an nhân dân ban hành theo quyết định số 1100 ngày
21-9-1971 của Bộ Công an.

VI. LỆ PHÍ

Lệ phí đăng ký quản lý các loại
xe đạp máy, xe mô-tô, và xe xích-lô máy thống nhất thu như sau:

– Đăng ký cấp biển số và giấy tờ
xe… 3 đồng;

– Sang tên đổi chủ… 0,50 đồng;

– Cấp bản sao giấy chứng nhận
đăng ký xe… 0,50 đồng;

– Kiểm tra an toàn định kỳ 2,50
đồng.

VII. XỬ LÝ

1. Phạt tiền từ 2 đồng đến 5 đồng
với những vi phạm như sau:

– Sử dụng xe chưa đăng ký để lưu
thông trên đường giao thông công cộng hoặc xe để quá thời hạn quy định đăng ký
và để quá thời hạn quy định kiểm tra an toàn xe;

– Xe thay đổi chủ không làm thủ
tục sang tên đổi chủ đúng thời hạn quy định;

– Biển số bị mờ, bị bong sơn
trông không rõ, chủ xe không sơn lại;

– Thay đổi tính chất chuyên chở,
thay đổi kiểu xe, thay đổi toàn bộ động cơ hoặc khung xe không khai trình với
cơ quan công an;

– Xe không bảo đảm an toàn.

2. Phạt tiền từ 5 đồng đến 20 đồng
đối với những vi phạm sau đây:

– Xóa hoặc tự ý sửa chữa lại số
máy hoặc số khung xe;

– Dùng biển số đăng ký xe không
phải biển số của cơ quan công an cấp phát;

– Lấy biển số của xe này gắn
sang xe khác;

– Xe hỏng nát tháo gỡ lấy phụ
tùng không khai trình với cơ quan công an quản lý xe đó;

– Hủy hoại xe để lấy cớ hợp pháp
hóa tháo gỡ phụ tùng.

Ngoài việc phạt tiền, nếu có mục
đích chính trị hoặc hình sự sẽ bị truy tố trước phát luật.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Cục cảnh sát giao thông thuộc Bộ
Nội vụ có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc và nắm tình hình xe của các Sở,
Ty công an thực hiện thông tư này.

Các Sở, Ty công an có nhiệm vụ
trực tiếp đăng ký quản lý xe của người nước ngoài, hướng dẫn kiểm tra việc thực
hiện thông tư này ở các cơ quan công an cấp quận, khu, huyện, thị xã trong phạm
vi mình quản lý; tổ chức theo dõi để nắm được tình hình xe và phát hiện những
trường hợp xe không hợp pháp và những hoạt động phi pháp đối với xe.

Cơ quan công an cấp quận, khu,
huyện, thị xã trực tiếp đăng ký quản lý các loại xe đạp máy, xe mô-tô và xe
xích-lô máy của cán bộ và nhân dân có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú chờ phân
công công tác ở địa phương mình, giải quyết nhanh gọn tránh gây phiền hà cho
nhân dân.

Thông tư này thay thế những văn
bản về quy định đăng ký quản lý các loại xe đạp máy, xe mô-tô và xe xích-lô máy
trước đây và có hiệu lực thi hành từ ngày ban hành.

 

K.T. BỘ TRƯỞNG
BỘ NỘI VỤ

THỨ TRƯỞNG


Nguyễn Tài

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 50/TB-UB

 Tp. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 7
năm 1977

 

THÔNG BÁO

VỀ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

Vấn đề quản lý thị trường là vấn đề lớn, phải gắn liền với
công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Trong tình hình hiện nay, thương nhân nói
chung và giai cấp tư sản thương nghiệp nói riêng đều chưa được cải tạo nên họ
còn nắm được tiền, hàng, từ đấy họ còn lợi dụng được cơ hội để lũng đoạn thị trường,
như lợi dụng tình hình sản xuất của ta chưa phát triển, cung cầu chưa cân đối
để đầu cơ nâng giá, làm hàng giả, v.v…, trước mắt là làm giả những mặt hàng
thiết yếu đến đời sống và sản xuất công, nông nghiệp. Đúng như báo cáo của Sở
Thương nghiệp, Ủy ban Vật giá và bổ sung của các quận.

Thời gian qua, khi nào có sự quan tâm chỉ đạo công tác quản
lý thị trường thì có thu được kết quả tốt, điều đó thể hiện rõ trong những ngày
lễ, Tết của năm 1975, 1976.

Gần đây do hoàn cảnh công tác, nhiều lúc ta lơi việc chỉ đạo
quản lý thị trường nên mặt tiêu cực của thị trường lại càng tăng thêm.

Để tiếp tục đấu tranh với những mặt tiêu cực đó, công tác
quản lý thị trường cần được chỉ đạo tập trung, thực hiện chặt chẽ và thường
xuyên liên tục trên cơ sở thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 4 và nghị
quyết của Đại hội Đảng bộ Thành phố.

Tiếp tục đấu tranh quản lý thị trường đồng thời với cải tạo,
hai nhiệm vụ này phải gắn chặt với nhau và để có sự thống nhất trong nhận thức
và thực hiện, cần :

1) Thực hiện nghiêm chỉnh chỉ thị 147/TTg và 145/TTg của Thủ
tướng Chính phủ để cân bằng ba mặt : tiền, hàng và thu chi ngân sách. Phát huy
tác dụng 3 mặt này, làm cho hàng hóa trong khu vực quốc doanh, hợp tác xã cũng
như của tư nhân (kể cả hàng tồn kho của tư nhân qua khai trình đăng ký kinh
doanh) vào một mối là thương nghiệp Nhà nước. Có như vậy mới tạo được cơ sở để
đấu tranh về mặt giá cả, mà đấu tranh giá cả thì rất phức tạp, vì vậy thương
nghiệp Nhà nước phải nắm được hàng hóa để có kế hoạch tổ chức phân phối cho đúng
chính sách, đúng đối tượng, từ chỗ kềm giá, giữ giá không cho tăng lên rồi từng
bước kéo giá xuống. Vấn đề niêm yết giá cũng là vấn đề cần phải xem xét.

2) Cần phải quán triệt chỉ thị 146/TTg ngày 5-6-1974 của Thủ
tướng Chính phủ do đồng chí Lê Thanh Nghị ký.

– Đề nghị Ban Tuyên huấn nghiên cứu kế hoạch triển khai học
tập ở các cấp, các ngành.

– Ban Pháp chế của Ủy ban sẽ cụ thể hóa thành một bản chỉ
thị của thành phố để chỉ đạo thực hiện chỉ thị 146/TTg cho phù hợp với tình
hình của thành phố.

Trong khi chờ đợi cụ thể hóa chỉ thị 146/TTg, Ủy ban nhất
trí cho thực hiện việc phân cấp xử lý và mức độ xử lý mà trong chỉ thị 146/TTg
đã quy định ở điều 5, 6 và 7.

3) Về chợ trời :

Ở từng quận cần có kế hoạch gom chợ trời lại ở một khu vực
nhất định để có điều kiện kiểm soát và quản lý được. Biện pháp gom là kết hợp
giáo dục với hành chánh.

Trong tháng 7-1977, các quận phải thực hiện xong và có kế
hoạch trình Ủy ban nhân dân Thành phố về phương hướng giải quyết cụ thể mặt
hàng và đối tượng.

4) Về lương thực, phương hướng chung là :

– Cần quản lý nội bộ cho chặt chẽ, chống thất thoát ra
ngoài.

– Việc phân phối cần thực hiện đúng đối tượng, trước hết là
công nhân, lao động, gia đình nghèo, gia đình liệt sĩ, cách mạng, cô đơn, gia
đình cán bộ.

– Đối với thương nhân cần phải đăng ký với chánh quyền quận,
được chánh quyền phường và các đoàn thể thường xuyên giáo dục giám sát việc bán
gạo. Phát động quần chúng giám sát, phát hiện những tên gian thương đầu cơ nâng
giá và kiên quyết có biện phát trừng trị thích đáng.

Một số biện pháp cụ thể :

a) Sở Lương thực tiến hành ngay việc khấu hao tỷ lệ khoai
sùng như đề nghị của Sở Thương nghiệp. Như vậy vừa giải quyết nhanh gọn và hợp
tình, hợp lý – việc khấu hao cần được thông báo rõ ràng, từng đợt tùy theo tỷ
lệ khoai đã mất phẩm chất.

b) Sở Lương thực sẽ thông báo những địa phương mà có thể cho
các hợp tác xã tiêu thụ đi khai thác để hỗ trợ việc giải quyết lương thực đang
có khó khăn. Sở Thương nghiệp sẽ căn cứ vào đó để tổ chức cho các hợp tác xã đi
khai thác ở ngoài thành phố. Không được mua ở ngoại thành.

c) Về rượu lậu : nghiêm cấm việc nấu rượu lậu, mua bán, vận
chuyển rượu lậu. Đối với nhân dân cần thiết sử dụng khi có đám cưới, đám ma,
v.v… cũng chỉ nấu trong phạm vi cần thiết với tinh thần hết sức tiết kiệm
lương thực.

d) Việc chế biến lương thực như bún, bán tráng, bánh phở
cũng cần được hạn chế đến mức tối đa, cần thực hiện từng bước và cần có kế
hoạch cụ thể hướng dẫn từng lò.

Ngoài ra, đối với các ngành heo, cá biển, lò bánh mì, thực
hiện như đề nghị của Sở Thương nghiệp thành phố.

Để cho việc chỉ đạo công tác quản lý thị trường được tập
trung, chặt chẽ và thường xuyên liên tục, các Ban Quản lý thị trường Thành phố,
quận, huyện phải được củng cố lại.

Ban Quản lý thị trường Thành phố gồm các đồng chí lãnh đạo
các ngành sau đây :

– Ủy ban nhân dân Thành phố,

– Sở Thương nghiệp Thành phố,

– Sở Công an (bảo vệ kinh tế),

– Sở Thuế,

– Ủy ban Vật giá,

– Ủy ban Thanh tra,

– Bộ Tư lệnh Thành,

– Mặt trận Tổ quốc (bộ phận công thương),

– Thành Hội phụ nữ,

– Sở Y tế,

– Sở Lương thực.

Đồng chí Trần Tấn, Ủy viên Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám
đốc Sở Thương nghiệp làm trưởng ban (các ngành cần báo cáo danh sách tham gia
Ban quản lý thị trường về Ủy ban nhân dân Thành phố chậm nhất là ngày thứ ba,
19-7).

Sinh hoạt thuờng kỳ của Ban vào chiều thứ bảy hàng tuần, và
mời Quận 1, Quận 5 về dự. Đối với các quận, huyện khác nếu thấy cần có thể về
dự.

Sinh hoạt hàng tháng của Ban vào chiều thứ bảy của tuần cuối
tháng, mời các quận, huyện về dự đầy đủ.

Ủy ban nhân dân quận, huyện cần củng cố lại Ban quản lý với
các thành phần trên và do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện phụ
trách tài mậu làm Trưởng ban.

Đối với các đội kiểm soát kinh tế, cần được củng cố tăng
cường cho đủ biên chế, đảm bảo chất lượng và quận, huyện nào chưa có, cần tiến
hành tổ chức ngay, và các ngành công an, thuế, cần cử người phối hợp như đề
nghị của Sở Thương nghiệp Thành phố.

Để đảm bảo việc thực hiện chính sách quản lý thị trường được
đúng đắn, các ngành thương nghiệp, công an, thuế và Ủy ban nhân dân các quận,
huyện cần phải tổ chức kiểm tra thường xuyên những đơn vị và cá nhân được giao
nhiệm vụ quản lý thị trường để uốn nắn kịp thời những sai sót.

Sở Thông tin văn hóa có trách nhiệm nghiên cứu, tuyên truyền
phổ biến chủ trương, chính sách quản lý thị trường của Đảng và Nhà nước để cho
mọi người đều thông suốt, đồng tình, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản
lý thị trường thực hiện được tốt và có hiệu quả.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC

Lê Đình Nhơn

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

BỘ
Y TẾ – BỘ GIÁO DỤC

******

CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******

Số:
21-TT/LB


Nội, ngày 26 tháng 07 năm 1977

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC THUỐC NAM TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
CÁC CẤP

Nước ta là một nước nhiệt đới,
quanh năm cây cối xanh tươi, trong đó rất nhiều loại từ xưa cha ông ta đã sử dụng
để làm thuốc phòng chữa bệnh và chống dịch. Trải qua bao thế kỷ, nguồn dược liệu
thiên nhiên đó đã là nguồn thuốc chủ yếu để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho
nhân dân ta.

Kế tục truyền thống tốt đẹp đó của
cha ông và thực hiện đường lối phát triển y tế của Đảng, “kết hợp y học hiện đại
với y học cổ truyền của dân tộc, xây dựng nền y học Việt Nam”, những năm gần
đây công tác trồng, thu hái, sử dụng thuốc nam trong các cơ sở y tế và trong
nhân dân đã có những bước phát triển tốt, đóng góp một phần quan trọng trong việc
phòng, chữa bệnh và phòng dịch, nâng cao sức khỏe cho nhân dân.

Trường phổ thông các cấp là nơi
tập trung một lực lượng lớn lao động ở nhiều lứa tuổi. Các em học sinh có lòng
hăng say học tập và lao động, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, thường xuyên được
sự chỉ bảo dạy dỗ của thầy, cô giáo, gia đình và xã hội. Nếu biết tổ chức, biết
hướng dẫn các em sẽ là lực lượng to lớn, có tác dụng tốt đóng góp cho phong
trào trồng, thu hái, chế biến và sử dụng thuốc nam, tạo ra nguồn dược liệu và
xây dựng khóm thuốc gia đình. Trong thực tế tại các địa phương, có nhiều trường
đã có phong trào tốt: trường phổ thông cấp II xã Nhân Hậu ( Hà Nam Ninh), trường
phổ thông cấp II xã Bình Nguyên (Thái Bình), trường phổ thông cấp II xã Bình
Nguyên (Thái Bình), trường phổ thông cấp II Tân Phương (Hà Sơn Bình), v.v..

Năm 1976 Bộ Y tế và Bộ Giáo dục
đã chỉ đạo thí điểm tại trường cấp II xã Nhân hậu (Hà Nam Ninh); sau đó Bộ Y tế
đã có công văn số 2390-BYT/DC ngày 05-07-1976 hướng dẫn các Sở, Ty y tế triển
khai công tác thuốc nam trong các trường phổ thông; Bộ Giáo dục đã có công văn
số 1285-GD ngày 02-06-1976 hướng dẫn các Sở, Ty giáo dục việc phát triển công
tác thuốc nam trong trường học. Tới nay nhiều tỉnh, thành đã triển khai tốt và
đã đạt một số kết quả bước đầu như sau:

– Nhà trường đã cung cấp được
cho trạm y tế một phần dược liệu quan trọng bằng trồng trọt, thu hái và thu nhặt
dư phẩm làm thuốc;

– Giáo viên và học sinh tiếp thu
được những kiến thức cơ bản về phòng, chữa bệnh, biết dùng thuốc nam để chữa những
bệnh thường gặp;

– Nhà trường là lực lượng tham
gia có hiệu quả vào công việc vận động trồng khóm thuốc gia đình, vận động
phong trào thể dục vệ sinh ở từng địa phương;

– Về lâu dài, từ những kiến thức
và tập quán dùng thuốc nam tiếp thu được khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ có
nhiều tác dụng tốt khi các em lớn lên tham gia các công tác xã hội.

Để đẩy mạnh công tác thuốc nam
trong các trường học phát triển vững chắc, đều khắp và đúng hướng, nhằm thực hiện
tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Chính phủ, liên Bộ Y tế – Giáo dục đề
ra một số phương hướng, nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, Ty y tế và giáo dục như
sau.

I. MỤC ĐÍCH,
Ý NGHĨA

Công tác thuốc nam trong trường
học là một việc làm có tính chất lâu dài. Nó phục vụ cho việc thực hiện phương
châm giáo  dục kết hợp với lao động sản xuất, gắn liền nhà trường với đời
sống xã hội; góp phần trang bị cho giáo viên và học sinh những kiến thức cơ bản
về y tế, sử dụng thuốc nam chữa bệnh, đồng thời góp phần đem lại một số hiệu quả
kinh tế thiết thực qua việc trồng, thu hái cây thuốc. Vì vậy cần:

1. Làm cho giáo viên và học sinh
thấy được truyền thống dùng cây thuốc nam của cha ông ta từ ngàn xưa, thấy được
tác dụng của cây thuốc nam trong việc phòng chống dịch bệnh và bồi dưỡng sức khỏe.
Từ đó càng nâng cao lòng tự hào, tinh thần độc lập tự chủ, yêu quý và bảo vệ
cây thuốc thiên nhiên.

2. Làm cho giáo viên, học sinh nắm
được đặc điểm, tác dụng của một số loại cây thuốc và bài thuốc nam đơn giản để
có thể tự cứu, tự chữa khi mắc những bệnh thường gặp.

3. Làm cho giáo viên và học sinh
nhận thức được vai trò của mình trong công tác phát triển thuốc nam trong trường
học, tạo ra nguồn dược liệu cung cấp cho y tế bào chế thuốc, góp phần xây dựng
nhà trường xã hội chủ nghĩa, gắn liền nhà trường với thực tế xã hội, làm cho mối
quan hệ giữa hợp tác xã, trường học và trạm y tế ngày càng phát triển tốt đẹp.
Đồng thời thông qua giáo viên và học sinh để tuyên truyền sâu rộng phong trào
trồng, hái, sử dụng thuốc nam, phong trào thể dục vệ sinh trong quần chúng nhân
dân, làm cho từng người dân đều có ý thức trong việc phát triển khóm thuốc gia
đình và sử dụng cây thuốc để chữa bệnh.

II. MỤC TIÊU
PHẤN ĐẤU (từ nay đến năm 1980)

Công tác thuốc nam phải được coi
là một trong những nội dung lao động sản xuất ở trong các trường phổ thông. Để
làm tốt công tác này các Sở, Ty giáo dục và các trường phổ thông cần phối hợp
chặt chẽ với Sở, Ty y tế trong việc xây dựng kế hoạch và hướng dẫn chỉ đạo các
trường phổ thông các lớp phải cố gắng tận dụng đất đai để trồng cây thuốc, và
phát triển công tác thuốc nam tốt.

– 100% số vườn sinh vật của các
trường phổ thông cần bố trí hợp lý trồng tối thiểu 35 loại cây thuốc do Bộ Y tế
quy định, để phục vụ tốt cho các công tác giảng dạy sinh vật và giới thiệu cây
thuốc phòng chữa bệnh và chống dịch.

– Mỗi trường phổ thông cấp I và
II ngoài vườn sinh vật có vườn trồng một số loại cây thuốc thích hợp với điều
kiện của địa phương, hoặc nhận gia công việc trồng cây thuốc trên đất của trạm
y tế hay của hợp tác xã nhằm thu hoạch dược liệu cung cấp cho cơ sở y tế bào chế,
chế biến thuốc. Dựa vào sự hướng dẫn của cơ sở y tế, nhà trường có kế hoạch sử
dụng thuốc nam phòng và điều trị bệnh cho giáo viên và học sinh.

– Đối với các trường phổ thông cấp
III, ngoài việc tận dụng đất của trường có thể nhận đất của các cơ sở y tế huyện
để tổ chức trồng dược liệu cung cấp cho y tế bào chế, chế biến thuốc.

Ngoài ra trường phổ thông các cấp
có thể phát động phong trào thu nhặt các dư phẩm dùng làm thuốc như hạt táo, vỏ
cam, vỏ quýt, hoặc thu hái dược liệu thiên nhiên cung cấp cho các cơ sở y tế để
bào chế thuốc theo kế hoạch.

III. CHỈ ĐẠO
THỰC HIỆN

Công tác thuốc nam trong trường
học là một việc làm mới mẻ đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa hai ngành giáo dục
và y tế trong các khâu chỉ đạo thực hiện.

Về phía ngành y tế: cần
nhận thức rõ là có phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục, dựa vào lực lượng cô
giáo, thầy giáo, học sinh ở các trường phổ thông thì mới có thể đưa phong trào
thuốc nam, châm cứu phát triển sâu rộng trong nhân dân đặc biệt là phát triển
khóm thuốc gia đình và bảo vệ tái sinh nguồn dược liệu thiên nhiên. Do đó ngành
y tế phải:

– Cung cấp các tài liệu chuyên
môn và hướng dẫn về kỹ thuật trồng trọt, thu hái, chế biến sơ bộ, bảo vệ tái
sinh nguồn dược liệu, bồi dưỡng kiến thức y học thông thường cho giáo viên và học
sinh;

– Cung cấp cây giống tốt để các
trường  trồng trọt đúng thời vụ, đúng kế hoạch;

– Triển khai công tác điều tra sức
khỏe trong nhà trường, có kế hoạch hướng dẫn sử dụng thuốc nam cho nhà trường,
tập trung vào một số bệnh mà giáo viên và học sinh thường gặp: bệnh ngoài da,
viêm họng, cảm sốt, đau bụng, v.v…;

– Hướng dẫn các trường bào chế một
số loại chè thuốc đơn giản: chè giải nhiệt, chè chống lạnh, chè tăng lực, v.v…
để các trường có thể tự bào chế những loại thuốc đó trực tiếp phục vụ cho việc
giải quyết nước uống hàng ngày;

– Cơ sở y tế phải có kế hoạch cụ
thể với nhà trường trồng những loại dược liệu, tiêu chuẩn chất lượng ra sao, số
lượng bao nhiêu và phải có trách nhiệm thu mua đúng chất lượng, số lượng bằng
những hợp đồng cụ thể.

Về phía ngành giáo dục:
trên cơ sở nhận thực được tầm quan trọng của công tác phát triển thuốc nam, các
trường cần coi đó là một trong những nội dung lao động sản xuất của nhà trường,
triệt để khai thác mục đích giáo dục của công tác này. Các trường có kế hoạch cụ
thể trong việc chỉ đạo thực hiện các mục tiêu đã đề ra: đưa cây thuốc nam vào
vườn sinh vật, tận dụng đất đai để trồng dược liệu, thu hái dược liệu thiên
nhiên, đảm bảo cung cấp các loại dược liệu đúng chất lượng, số lượng cho cơ sở
y tế bào chế, chế biến thuốc theo hợp đồng giữa các trường và cơ sở y tế ở địa
phương.

Phối hợp giữa y tế và giáo dục:
Sở, Ty y tế và Sở, Ty giáo dục cần phối hợp tổ chức lớp bồi dưỡng kỹ thuật trồng,
trọt, chăm sóc, thu hái và chế biến sơ bộ các loại dược liệu cho giáo viên được
cử phụ trách đội trồng cây thuốc của các trường.

Các Sở, Ty y tế và Sở, Ty giáo dục
cần chỉ đạo sát sao các cơ sở trực thuộc trong việc thực hiện tốt các hợp đồng
đã được ký kết về dược liệu.

Tùy tình hình đất đai ở địa
phương, nhà trường phối hợp với cơ sở y tế vận động giáo viên và học sinh phát
triển khóm thuốc gia đình và tham gia các phong trào vệ sinh yêu nước.

Về đất đai, dụng cụ, phân bón,
thuốc trừ sâu, hai bên y tế – giáo dục cần phải phối hợp chặt chẽ và có kế hoạch
làm việc cụ thể để xin Ủy ban nhân dân xã và hợp tác xã cung cấp để đảm bảo việc
trồng trọt và chăm sóc đúng thời vụ, đúng kế hoạch.

Nhận được thông tư này, các Sở,
Ty y tế và Sở, Ty giáo dục cần phổ biến rộng rãi đến tận cơ sở và phối hợp chỉ
đạo thật vững chắc từng thời kỳ sáu tháng, một năm, có sơ kết, tổng kết, báo
cáo về Bộ chủ quản những kết quả đạt được, những thành tích của tập thể, cá
nhân, những mắc mớ  khó khăn, những điều chưa phù hợp để hai Bộ có kế hoạch
giải quyết uốn nắn kịp thời.

 

K.T.
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC

THỨ TRƯỞNG
 

 
 
Hồ Trúc

K.T.
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

THỨ TRƯỞNG
 
 

 
Bác sĩ Hoàng Đình Cầu

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

BỘ
ĐIỆN VÀ THAN
******

CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******

Số:
26-ĐT/VPI


Nội, ngày 01 tháng 08 năm 1977

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHỈ THỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC
TĂNG CƯỜNG NGUỒN ĐIỆN, TRIỆT ĐỂ TIẾT KIỆM ĐIỆN, DÀNH ĐIỆN CHO SẢN XUẤT

Chấp hành Chỉ thị số 252-TTg
ngày 15-06-1977 của Thủ tướng Chính phủ, về phần mình Bộ Điện và than đã có hướng
dẫn cho các Sở trực thuộc khẩn trương thực hiện. Với các Bộ, các ngành và các địa
phương, Bộ chúng tôi xin nêu một số điểm cần làm như sau để thực hiện tốt chỉ
thị của Thủ tướng Chính phủ.

I. VỀ NHỮNG
NGUỒN PHÁT ĐIỆN Ở NGOÀI LƯỚI

…………….

…………….([1])

3. Theo tinh thần Chỉ thị số
252-TTg thì khi nguồn điện lưới không đủ để phục vụ, các xí nghiệp có nguồn điện
riêng sẽ không được cung cấp điện lưới hoặc chỉ được cung cấp phần công suất
còn thiếu mà thôi, nếu công suất nguồn điện riêng chưa đủ cho nhu cầu điện của
xí nghiệp có máy.

4. Đối với các xí nghiệp có nguồn
điện riêng, lâu nay vẫn dùng điện lưới, nay tự túc điện bằng máy phát của mình
hoặc cung cấp điện cho lưới bằng máy phát của mình thì công ty điện lực (Sở quản
lý và phân phối điện khu vực của công ty) có trách nhiệm xác nhận vào kế hoạch
huy động nguồn điện riêng này tính bằng kWh, vào cuối quý trước cho quý sau để
xí nghiệp có máy làm cơ sở yêu cầu Nhà nước cung cấp than dầu. Nếu là trường hợp
cung cấp điện cho lưới thì Sở quản lý phân phối điện có trách nhiệm ký hợp đồng
mua điện của xí nghiệp có máy phát. Hai bên phải tôn trọng hợp đồng đã ký và chịu
các sự ràng buộc của hợp đồng theo chế độ hợp đồng kinh tế mà Nhà nước đã quy định
tại Nghị định số 54-CP (10-03-1975). Các xí nghiệp có nguồn điện riêng không được
viện lý do khó khăn mà thoái thác việc huy động nguồn điện riêng của mình và
trong trường hợp này ngành điện có thể không chịu trách nhiệm về cung cấp điện
cho xí nghiệp đồng thời báo cáo lên bộ chủ quản để can thiệp.

5. Việc hạch toán chi phí trong
việc sử dụng nguồn điện diésel riêng để phục vụ sản xuất sẽ tiến hành theo
Thông tư số 5-TC/CN/XD ngày 25-03-1974 của Bộ Tài chính.

II. VỀ NHỮNG
BIỆN PHÁP TÍCH CỰC ĐỂ TIẾT KIỆM ĐIỆN, DÀNH ĐIỆN ƯU TIÊN CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
VÀ CÔNG NGHIỆP

A. ĐỂ BẢO ĐẢM
CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN CUNG CẤP ĐIỆN.

1. Đối với việc bơm nước chống hạn
hoặc chống úng, việc cung cấp điện lưới ở những nơi đã có trạm bơm dùng điện lưới,
được xếp vào loại ưu tiên hàng đầu.

Ngành điện của Bộ Điện và than
chịu trách nhiệm bảo đảm về sản lượng và về chất lượng điện (điện áp và tính
liên tục). Nơi nào mà điện lưới về đến đó không còn đủ điện áp theo quy định của
quy phạm và của điều lệ cung cấp tiêu thụ điện, nhưng xét thấy vẫn còn chạy được
bơm trong một thời gian ngắn thì Công ty điện lực phải có văn bản thỏa thuận
cho trạm bơm ở đó hoặc ở khu vực đó được chạy bơm với điện áp thấp hơn điện áp
định mức trong một thời gian nhất định.

2. Công ty điện lực của Bộ Điện
và than chịu trách nhiệm nghiên cứu tách từng đường dây cao thế cung cấp điện
cho các trạm bơm quan trọng ra khỏi đường dây chung có nhiều phụ tải khác, nhằm
có thể thực hiện được chế độ ưu tiên một cách có hiệu lực cho thủy lợi.

3. Khi hạn hoặc úng mà nguồn điện
lưới không đủ, Sở quản lý và phối hợp điện khu vực sau khi báo cáo cụ thể với Ủy
ban nhân dân tỉnh và làm việc với Ủy ban nhân dân huyện, phải cắt tất cả những
phụ tải không ưu tiên móc vào đường dây hoặc vào máy biến áp của các trạm bơm
nông nghiệp để có thể bảo đảm cung cấp ưu tiên đủ số lượng và điện áp cho trạm
bơm. Chính quyền địa phương cần phối hợp với Sở quản lý và phân phối điện khu vực
để làm việc này và ngăn cấm mọi việc tự ý móc lại điện.

4. Đối với các xí nghiệp và công
trường xây dựng cơ bản của các Bộ, Tổng cục và các tỉnh, Bộ Điện và than đề nghị
Bộ, Tổng cục, tỉnh lập danh sách thứ tự ưu tiên về cung cấp điện cho từng 6
tháng (có ghi rõ số ca làm việc mỗi ngày và công suất điện cần cung cấp mỗi ca)
gửi cho Bộ Điện và than trước một tháng để Bộ Điện và than bố trí cung cấp điện.
Mỗi khi cần sửa đổi hoặc bổ sung danh sách thứ tự ưu tiên đó, các Bộ, Tổng cục,
tỉnh… làm công văn gửi cho Bộ Điện và than để điều chỉnh và bổ sung.

B. ĐỂ TIẾT KIỆM
ĐIỆN TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP.

1. Hạn chế cao điểm.

Việc dùng điện tập trung vào ban
ngày và vào các giờ đầu hôm (18 đến 22h) khiến cho trong các giờ ấy các nhà máy
điện và các đường dây dẫn điện cao thế bị quá tải, hiệu suất lò và máy của các
nhà máy điện bị giảm thấp, tổn thất điện năng do phát nhiệt trên các đường dây
tăng cao, từ đó vốn đầu tư của Nhà nước vào ngành điện phải tăng lên một cách
không hợp lý thì mới thỏa mãn được nhu cầu như thế. Để tránh tình trạng đó ngay
từ năm 1960 Hội đồng Chính phủ đã có Nghị định số 12-CP ngày 21-05-1960 về tiết
kiệm sức điện. Nghị định đã ấn định (ở điều 5) các xí nghiệp, công trường… làm
việc 1 ca, 2 ca không được dùng điện chạy máy trong giờ cao điểm, các xí nghiệp
làm việc 3 ca cần dùng điện để chạy máy trong giờ cao điểm thì phải bố trí chạy
máy thật hợp lý để tránh tiêu thụ nhiều điện. Nghị định số 12-CP ngày
21-05-1960 nay đã được văn bản quyết định số 422-TTg ngày 11-11-1976 cho thi
hành trên cả nước ta.

Như vậy, xét về mặt lợi ích kinh
tế chung cũng như về mặt chế độ của Nhà nước, các xí nghiệp làm việc 1 ca và 2
ca không được cấp điện lưới vào các giờ cao điểm. Cao điểm về điện buổi tối là
từ lúc 18h đến 22h hàng ngày, gọi là “cao điểm tối”. Buổi sáng từ 6h đến 10h
cũng là một thời gian cao điểm gọi là “cao điểm sáng”. Tuy nhiên vào các giờ
cao điểm sáng các xí nghiệp làm việc 2 ca (16h) vẫn đương nhiên được cung cấp
điện.

Tóm lại để thực hiện chế độ nói
trên, Bộ Điện và than quy định như sau:

– Các xí nghiệp làm việc 1 ca được
cung cấp điện lưới từ 9h đến 17h hoặc từ 10h đến 18h.

– Các xí nghiệp làm việc 2 ca được
cung cấp điện lưới từ 10h cho đến 18h và từ 22h cho đến 6h hoặc liên tục từ lúc
22h cho đến 16h hôm sau nếu muốn tránh sự gián đoạn giữa 2 ca kế tiếp.

2. Nghỉ luân phiên.

Việc nghỉ chủ nhật vào các ngày
khác trong tuần lễ đã được quy định từ lâu và đã thành nền nếp, có tác dụng tận
dụng công suất của lưới điện vào cả ngày chủ nhật. Điều này cũng đã được quy định
ở Nghị định số 12-CP nói trên (Điều 7). Các xí nghiệp, công trường trong mỗi
khu vực, mỗi tỉnh, thành cần tiếp tục thực hiện chế độ này. Sở quản lý và phân
phối điện khu vực có trách nhiệm phối hợp cùng chính quyền địa phương quy định,
giám sát và kiểm tra việc thi hành.

3. Nâng cao hệ số công suất.

Hệ số công suất (Cosj) quá thấp ở
những nơi dùng điện đòi hỏi các nhà máy điện phải phát nhiều điện năng vô công
và tải đến để bù lại cho nơi dùng điện khỏi bị tụt điện áp đến mức quá thấp. Việc
tải công suất vô công này không những làm cho tổn thất điện năng trên các đường
dây tăng lên một cách lãng phí mà còn hạn chế khả năng phát công suất hữu công
của các nhà máy điện.

a) Để tránh lãng phí này, các xí
nghiệp công trường, nông trường cần tắt những động cơ không làm việc, không được
để chạy không tải và cũng không nên cho các động cơ chạy non tải.

b) Việc cho hoạt động các máy bù
quay hoặc các bộ tụ điện tĩnh đã đặt ở một số xí nghiệp góp phần không nhỏ vào
việc nâng cao hệ số công suất (Cosj) và tránh lãng phí nói trên.

Các Bộ, các ngành, và các tỉnh cần
chỉ thị cho các xí nghiệp của mình chú ý thực hiện việc này.

Sở quản lý và phân phối điện khu
vực có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc và giúp đỡ, hướng dẫn về mặt kỹ thuật.

4. Định mức, chỉ tiêu sử dụng
điện cho một sản phẩm và chỉ tiêu công suất điện cho xí nghiệp; quản lý chặt chẽ
các định mức đó.

Điện là một loại vật tư kỹ thuật
quan trọng của Nhà nước nhưng cho đến nay việc quản lý chỉ tiêu điện dùng cho mỗi
sản phẩm công nghiệp chưa được quan tâm. Từ nay mỗi cơ sở dùng điện đều phải
xây dựng định mức điện tính bằng kWh cho mỗi sản phẩm của cơ sở mình và định mức
công suất tính bằng kW cần thiết cho mỗi ca trong ngày căn cứ vào kế hoạch sản
xuất được Nhà nước giao.

Bảng định mức chỉ tiêu điện dùng
cho mỗi sản phẩm của cơ sở do cơ sở tự xây dựng và được Sở quản lý và phối hợp
điện thuộc Bộ Điện và than góp ý kiến. Bảng định mức này phải gửi Bộ chủ quản của
cơ sở dùng điện, đồng gửi cho Bộ Điện và than, để được xét công nhận với sự
tham gia của Bộ Điện và than. Sau khi được Bộ chủ quản duyệt bảng định mức chỉ
tiêu dùng điện này sẽ được thông báo lại cho cơ sở dùng điện và cho Công ty điện
lực thuộc Bộ Điện và than để làm cơ sở ký hợp đồng cung cấp và tiêu thụ điện giữa
hai bên.

C. ĐỂ TIẾT KIỆM
ĐIỆN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP.

1. Các trạm bơm thủy lợi phải
tôn trọng chế độ giờ vận hành mà Bộ Thủy lợi (Cục thủy nông) và Bộ Điện và than
(Công ty điện lực) đã phối hợp quy định và thông báo từng thời gian. Trừ các
trường hợp được quy định cụ thể (đối với các trạm bơm lớn đầu mối hoặc lúc úng
hạn nặng) tất cả các trạm bơm phải chạy vào các giờ từ 22h đến 6h và từ 10h đến
18h, không được chạy vào các giờ cao điểm tối (từ 18h đến 22h).

2. Các máy bù Cốc thành (Hà Nam
Ninh) phải đưa vào vận hành. Các bộ tụ điện đã lắp cho các trạm bơm cũng đều phải
đưa vào vận hành. Các Sở quản lý và phân phối điện thuộc Công ty điện lực chịu
trách nhiệm đôn đốc và giúp đỡ về mặt kỹ thuật trong việc vận hành các thiết bị
này.

D. ĐỂ TIẾT KIỆM
ĐIỆN TRONG VIỆC DÙNG CHO SINH HOẠT.

1. Nay tạm thời quy định mức điện
sinh hoạt bình quân cho mỗi hộ gia đình có diện tích ở chính không quá 30m2
là không quá 30 kWh/tháng, những trường hợp cụ thể cần cung cấp theo định mức
cao hơn thì phải được Sở quản lý và phối hợp điện đề nghị Bộ Điện và than duyệt.

Hộ dùng điện sinh hoạt nào dùng
quá tiêu chuẩn được quy định thì tháng sau không được cung cấp đủ. Vi phạm ba
tháng liên tiếp thì có thể bị cắt điện không cung cấp nữa.

2. Cán bộ, công nhân, viên chức
trong biên chế phải gương mẫu chấp hành chủ trương tiết kiệm điện, phải tự mình
trả tiền phần điện dùng quá tiêu chuẩn cung cấp theo chế độ hiện hành về nhà ở,
điện nước.

3. Cơ quan và xí nghiệp đều phải
xem xét lại số đèn, quạt và các dụng cụ sinh hoạt khác của mình, giảm những thứ
ít cần thiết như đèn bảo vệ, bếp điện (trừ bếp điện của phòng y tế dùng để luộc
kim tiêm).

Sở quản lý và phân phối điện có
trách nhiệm soát lại tình hình dùng điện của các xí nghiệp và cơ quan, phối hợp
với xí nghiệp, cơ quan đó mà cùng nhau quy định một định mức điện dùng hàng
tháng, xí nghiệp hoặc cơ quan và phía cung cấp điện (Sở quản lý và phối hợp điện)
đều phải chấp hành nghiêm chỉnh định mức đó, từng tháng không được vượt quá
10%.

4. Các hộ dùng điện sinh hoạt có
sử dụng bếp điện, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, đều phải kê khai cho Sở quản lý
và phân phối điện.

Mặc dù đã kê khai, hiện nay bếp
điện không được dùng, trừ các cơ sở y tế dùng cho công tác chuyên môn.

5. Các sở quản lý và phối hợp điện
có trách nhiệm tăng cường việc lắp công tơ đếm điện cho các hộ dùng điện sinh
hoạt. Bước đầu dùng biện pháp một công tơ chính với không quá 8 công tơ phụ kèm
theo, tiến tới mỗi hộ dùng điện được đặt 1 công tơ chính.

Hộ nào đã tự mua được công tơ
thì sở quản lý và phối hợp điện có trách nhiệm bán bảng gỗ, cầu chì, cáp chì,
và lắp đặt công tơ cho hộ đó. Khi hộ dùng điện này đã trở thành một hộ chính thức
thì công tơ trở thành công tơ chính phải là tài sản của sở quản lý và
 phânphối  điện, cho nên lúc ấy sở quản lý và phân phối điện
phải thanh toán lại tiền mua công tơ cho khách hàng của mình theo giá Nhà nước
và theo tỷ lệ giá trị còn lại của công tơ đó.

6. Tất cả các cơ quan, cửa hàng,
rạp hát, rạp xiếc, rạp chiếu bóng đều không được tự ý thắp đèn trang trí, nếu
đã lắp thì không được bật điện. Vào những ngày quốc lễ hoặc những ngày có công
tác đối ngoại cần thiết của Nhà nước, mức độ trang trí bằng điện sẽ có quy định
cụ thể riêng.

III. NHỮNG BIỆN
PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Về phần các cơ sở sử dụng điện.

Tất cả các cơ quan, đơn vị sản
xuất, đơn vị xây dựng, bệnh viện, trường học, v.v… đều phải phổ biến quán triệt
tinh thần chỉ thị số 252-TTg ngày 15-06-1977 của Thủ tướng Chính phủ và Thông
tư hướng dẫn này. Tại các địa phương, dùng mọi hình thức để phổ biến đến tận tiểu
khu; các huyện xã, thị trấn, thị xã, có lưới điện.

A. CÁC ĐƠN VỊ VÀ CƠ QUAN CẦN LÀM
NHỮNG VIỆC SAU ĐÂY:

1. Đăng ký cho Công ty điện lực
(các Sở quản lý và phối hợp điện khu vực) các yêu cầu ghi ở điểm 4, mục B và điểm
3, mục D nói trên: định mức sử dụng điện, công suất, định lượng điện ánh sáng,
v.v…
2. Lập ngay kế hoạch củng cố và huy động nguồn điện nhỏ, kế hoạch sử dụng điện
và biện pháp tiết kiệm điện. Cùng với cơ quan cung cấp điện thống nhất kế hoạch
cung cấp và sử dụng điện.

3. Ban hành bổ sung hoặc sửa đổi
những nội quy về sử dụng điện trong cơ quan, xí nghiệp cho phù hợp với tinh thần
chỉ thị số 252-TTg đồng thời tổ chức kiểm tra đôn đốc chặt chẽ việc sử dụng điện
trong đơn vị để bảo đảm thật tốt việc điều hòa tiết kiệm điện.

B. ĐỐI VỚI VIỆC DÙNG ĐIỆN SINH
HOẠT:

1. Từng đơn vị, tiểu khu tổ chức
đăng ký thiết bị điện, định lượng điện một tháng và vận động dùng điện tiết kiệm.

2. Xây dựng và phổ biến nội quy
dùng điện và cử người quản lý điện trong đơn vị, trong ban quản trị hay ban đại
diện tiểu khu để cộng tác với sở quản lý phân phối  điện thực hiện kế hoạch
cải tạo và quản lý điện ánh sáng sinh hoạt.

Về phía cơ quan cung cấp điện:

1. Phối hợp với các cơ quan
chính quyền địa phương và các đơn vị sản xuất của các ngành, hướng dẫn việc tổ
chức thực hiện các điều quy định trên đây.

2. Phối hợp với các cơ quan đài
báo và các cơ quan tuyên giáo địa phương mở đợt tuyên truyền sâu rộng về vấn đề
sử dụng điện an toàn, hợp lý và tiết kiệm.

3. Phối hợp với các ngành, các cấp
chính quyền, đoàn thể quần chúng địa phương phát huy quyền làm chủ tập thể xã hội
chủ nghĩa của nhân dân lao động, kiểm tra giám sát tình hình cung cấp và sử dụng
điện để phát hiện những đơn vị và cá nhân làm đúng và chưa đúng, kịp thời nhắc
nhở đưa vào nền nếp.

IV. XỬ LÝ THƯỞNG
PHẠT

A. ĐỐI VỚI NHỮNG VIỆC LÀM TỐT.

1. Các cơ quan, đơn vị thực hiện
có kết quả kế hoạch tiết kiệm điện được ngành điện (Sở quản lý và phân phối điện
hoặc công ty điện lực) đề nghị với cơ quan chủ quản cấp trên của cơ quan, đơn vị
đó khen thưởng; ngành điện có thể đưa tin lên đài, báo để biểu dương.

2. Những đơn vị, cá nhân phát hiện
những vi phạm về sử dụng điện, sau khi sự việc được kiểm tra và xử lý có thể được
ngành điện (Công ty điện lực thuộc Bộ Điện và than) thưởng từ 5 đến 10% tiền phạt
thu được.

B. ĐỐI VỚI VIỆC VI PHẠM DÙNG ĐIỆN
TRONG SẢN XUẤT.

1. Nếu sử dụng quá công suất đã
đăng ký và được phân phối trong giờ cao điểm thì lần thứ nhất bị cảnh cáo, lần
thứ hai có thể bị cắt điện.

2. Nếu ca 3 dùng ít công suất
thì lấy mức đó để khống chế công suất dùng cho ban ngày (đối với xí nghiệp 2
ca) và cho giờ cao điểm (đối với xí nghiệp 3 ca).

3. Nếu xí nghiệp lấy điện vào
ngày quy định phải nghỉ tuần mà không lấy điện vào ngày chủ nhật tức là vi phạm
chế độ nghỉ chủ nhật và những ngày khác trong tuần thì tạm ngừng cấp điện chờ đến
khi xí nghiệp đó chấp hành đúng mới cấp trở lại.

4. Nếu dùng quá chỉ tiêu định mức
đã đăng ký không tiết kiệm điện trong sản xuất, bộ phận kiểm tra sẽ lập biên bản
báo về cơ quan chủ quản cấp trên để xử lý.

C. ĐỐI VỚI VIỆC VI PHẠM DÙNG ĐIỆN
TRONG SINH HOẠT.

1. Tháng này dùng quá lượng điện
đã định mức cho mỗi tháng thì phải trừ vào tháng sau.

2. Nếu dùng điện để đun nấu thì
cũng cắt điện và bị tịch thu những dụng cụ điện đó.

3. Nếu lợi dụng điện để sản xuất
nước đá bán kiếm lời sẽ bị cơ quan chính quyền địa phương xử lý.

D. ĐỐI VỚI NHỮNG VIỆC LÀM TÙY TIỆN
SAI TRÁI CỦA NGÀNH ĐIỆN.

Nhân dân và các cơ quan, đoàn thể
đều có quyền phê phán, khiếu nại, tố giác kịp thời với các địa phương và với Bộ
Điện và than để xử lý và bắt sửa chữa, hoặc bắt buộc đền bù thiệt hại. Căn cứ
vào điều lệ cung cấp, tiêu thụ điện hiện hành và hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa
bên cung cấp và bên sử dụng điện.

E. QUYỀN HẠN LẬP BIÊN BẢN VÀ XỬ
LÝ.

1. Các đoàn kiểm tra của cơ quan
cung cấp điện có đủ giấy tờ hợp lệ hoặc thẻ kiểm tra điện của Bộ Điện và than cấp
được quyền kiểm tra, lập biên bản và xử lý các trường hợp vi phạm.

2. Các đoàn kiểm tra của cơ
quan, xí nghiệp và chính quyền các cấp đều có quyền lập biên bản về các vụ vi
phạm, xử lý về mặt hành chính trong nội bộ và chuyển giao cơ quan cung cấp điện
xử lý về mặt kinh tế.

3. Những cán bộ, nhân viên của Sở
quản lý và phân phối điện đi làm các việc kiểm tra điện, đóng, cắt điện, điều
chỉnh công tơ điện phải có giấy công tác do Sở quản lý và phân phối  điện
cấp. Khi đến làm nhiệm vụ phải xuất trình giấy tờ đó cho xí nghiệp, cơ quan hoặc
hộ dùng điện biết.

4. Nghiêm cấm cán bộ, công nhân,
viên chức ngành điện đòi hỏi những điều không hợp pháp hoặc không hợp lý với cơ
quan, xí nghiệp, hộ dùng điện.

Để thực hiện tốt chỉ thị số
252-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Điện và than yêu cầu các ngành, các địa
phương và tất cả các cơ quan đơn vị sử dụng điện thực hiện những quy định trong
thông tư này và giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan cung cấp điện làm tròn nhiệm
vụ, đồng thời phát hiện những vấn đề cần bổ sung điều chỉnh để những quy định
được thêm sát, đúng với yêu cầu chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

 

 

BỘ
TRƯỞNG BỘ ĐIỆN VÀ THAN

Nguyễn Chấn


[1] Không in điểm 1 và 2.


[1] Không in điểm 1 và 2.






[1] Không in điểm 1 và 2.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com