BÀN VỀ HÀNH VI PHÁP LUẬT VÀ HÀNH VI ĐẠO ĐỨC

 TS. NGUYỄN VĂN NĂM – Khoa Hành chính – Nhà nước, Đại học Luật Hà Nội

1. Hành vi của con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như tâm lí học, xã hội học, luật học… Là hình thức biểu hiện của ý thức con người ra ngoài thế giới khách quan, hành vi là xử sự của con người trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, “được biểu hiện ra ngoài bằng những lời nói, cử chỉ nhất định hoặc bằng sự thiếu vắng những lời nói, cử chỉ nhất định”. (1) Theo cách hiểu này, hành vi có hai hình thức biểu hiện là hành động hoặc không hành động và khi nói đến hành vi của con người là bao gồm cả hành vi có ý thức và hành vi vô thức.(2)

Trong đời sống xã hội, các cá nhân có hoàn cảnh, điều kiện sống khác nhau với những nhu cầu, lợi ích khác nhau. Để thoả mãn nhu cầu, lợi ích của mình, mỗi chủ thể có những phương pháp, cách thức riêng. Trong cùng điều kiện, hoàn cảnh, các chủ thể khác nhau sẽ có thể có những cách xử sự khác nhau. Thực tế cho thấy có những hành vi vừa đáp ứng nhu cầu, mục đích của chủ thể đồng thời cũng phù hợp với lợi ích của người khác cũng như toàn thể cộng đồng. Ngược lại, có những hành vi chỉ thoả mãn nhu cầu của chủ thể nhất định nhưng lại xâm phạm tới lợi ích của người khác, xâm phạm tới lợi ích chung của cộng đồng, đi ngược với mong muốn chung của xã hội. Điều đó làm cho đời sống xã hội mất đi sự ổn định, trật tự, thậm chí trở nên hỗn loạn.

Sự phân tích trên đây cho thấy trong đời sống cộng đồng, để bảo đảm một cách hài hoà các lợi ích thì hành vi của con người cần phải được điều chỉnh. “Điều chỉnh” theo nghĩa của từ là sửa đổi, sắp xếp lại ít nhiều cho đúng hơn, cân đối hơn, phù hợp hơn. (3) Như vậy, điều chỉnh hành vi con người là hướng dẫn cách xử sự cho chủ thể, làm thay đổi hành vi của họ, làm giảm thiểu những hành vi tiêu cực, tăng cường những hành vi tích cực, làm cho nó trở nên phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Khi đó, các chủ thể không thể xử sự theo ý chí chủ quan của mình mà phải thực hiện theo những quy tắc nhất định của xã hội. Bằng các phương tiện điều chỉnh, xã hội xác định cho các cá nhân, tổ chức những hành vi được thực hiện, không được thực hiện, phải thực hiện… trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định. Có nhiều phương tiện để điều chỉnh hành vi của con người như đạo đức, pháp luật, phong tục, tập quán, tín điều tôn giáo, quy định của các cộng đồng dân cư, các tổ chức xã hội… (gọi chung là các quy phạm xã hội), trong đó, đạo đức và pháp luật là những công cụ điều chỉnh quan trọng nhất. Hành vi cụ thể có thể chịu sự tác động bởi một hoặc nhiều quy phạm xã hội khác nhau. Khi xác định hành vi cụ thể nào đó là hành vi pháp luật, hành vi đạo đức hay hành vi tôn giáo… cần phải dựa vào đặc điểm, tính chất của loại quy phạm xã hội điều chỉnh chúng.

2. Sự phân tích trên đây cho thấy hành vi pháp luật là hành vi được pháp luật quy định (điều chỉnh). Sự quy định trước của pháp luật là cơ sở để đánh giá hành vi cụ thể nào đó là hợp pháp hay bất hợp pháp. Tương tự, chúng ta cũng có thể quan niệm rằng hành vi đạo đức là hành vi được điều chỉnh bởi đạo đức. Dựa trên các chuẩn mực đạo đức, chúng ta có thể đánh giá hành vi nào đó là thiện hay ác, thật hay giả, tốt hay xấu, cao quý hay thấp hèn…

SOURCE: TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 12/2011

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com