Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Mai Minh Thư
Bài viết liên quan:
-Người lao động có được tự ý nghỉ việc khi đã hết thời gian thử việc nhưng chưa ký hợp đồng lao động chính thức
-Thời gian thử việc và chế độ lương của người lao động khi thử việc?
-Lương thử việc và thời gian thử việc được tính như thế nào?
-Chấm dứt hợp đồng thử việc trong thời gian thử việc
-Quy định của pháp luật về thời gian thử việc và tiền lương thử việc
|
Căn cứ pháp lý :
-Bộ luật lao động 2012 |
Thử việc là công đoạn đầu tiên trong quá trình làm việc của người lao động, tuỳ vào loại công việc và trình độ người lao động mà thời gian thử việc lại khác nhau theo Điều 27 Bộ luật lao động 2012 quy định:
Điều 27. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
|
Trong thời gian này nếu công việc làm thử không đạt yêu cầu do hai bên thoả thuận thì có quyền chấm dứt trước thời hạn mà không phải bồi thường theo Điều 29 Bộ luật lao động 2012 quy định :
Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
|
Do vậy, nếu công việc mà bạn đang làm không đạt yêu cầu như thoả thuận từ trước thì có quyền nghỉ không cần báo trước và không phỉa chịu biện pháp bồi thường.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về vấn đề pháp lý liên quan đến quy định thử việc. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Đức Luân.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Nghỉ làm trong thời gian thử việc có cần báo trước không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn