Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Hoài
Bài viết liên quan:
Quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, người lao động phải chịu trách nhiệm gì?
Người lao động phải báo trước bao nhiêu ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Lựa chọn hình thức hợp đồng lao động nào có lợi cho người lao động ?
|
Căn cứ pháp lý
– Luật bảo hiểm xã hội 2014
– Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
– Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
|
Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ theo quy định pháp luật có liên quan đến điều kiện hưởng chế độ thai sản, tại điều 9 Thông tư 59/2015 quy định:
Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
Ví dụ 13: Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Ví dụ 14: Tháng 8/2017, chị B chấm dứt hợp đồng lao động và sinh con ngày 14/12/2017, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2016 đến tháng 11/2017, nếu trong thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
…
|
- Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong giai đoạn 12 tháng trước khi sinh.
- Trường hợp người mang thai phải nghỉ dưỡng thai theo quyết định của cơ sở y tế có thẩm quyền thì thời gian phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh.
Tiếp theo liên quan đến sự sai lệch về thông tin trong sổ bảo hiểm xã hội là thời gian nghỉ thai sản đối với thời gian thực tế đã tham gia đóng phí bảo hiểm xã hội. Căn cứ theo quy định về quyền, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội, tại điều 21 Luật bảo hiểm xã hội quy định:
Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
…
|
Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm báo cáo với cơ quan bảo hiểm xã hội về các sự kiện pháp lý có liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội xảy ra với người lao động. Nếu có chứng cứ về hành vi vi phạm từ phía người sử dụng lao động, theo khoản 4 điều 20 nghị định 88/2015 quy định:
20. Sửa đổi, bổ sung Điều 27 như sau:
“Điều 27. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
…
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi giả mạo hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giả mạo….”
|
Chuyên viên: Thu Thuỷ
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn