Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Thanh Toàn
Bài viết liên quan:
Hành hạ bỏ mặc không chăm sóc cha mẹ có trái pháp luật không ?
Cố ý gây thương tích và xúc phạm danh dự, nhân phẩm
Xử lý hành vi xúc phạm đến danh dự và uy hiếp tính mạng của người khác.
Xử lý vi phạm trong quan hệ giữa cha, mẹ và con
Tội làm nhục người khác bị xử lý thế nào?
|
Căn cứ pháp lý
– Luật hôn nhân và gia đình 2014
– Luật cư trú 2006
– Nghị định 167/2013 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
– Nghị định 111/2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
– Bộ luật hình sự (BLHS) 2015
– Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC về việc hướng dẫn các quy định về các tội phạm xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình.
|
– Pháp luật về cư trú
– Cha, mẹ – con ( cặp vợ chồng có hành vi vi phạm )
– Cha, mẹ ( cặp vợ chồng có hành vi vi phạm ) – con
- Theo điều 69 cha mẹ có quyền và nghĩa vụ như « Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội…. »
- Hay theo điều 70 quy định về quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ như: « Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình”
Như vậy, việc pháp điển hóa các quyền lợi và trách nhiệm của các thành viên có quan hệ huyết thống đã tạo lập, củng cố tính bền vững cho quan hệ về gia đình. Việc vi phạm các quy định sẽ bị xử phạt căn cứ theo nghị định 167/2013. Tuỳ thuộc vào hành vi và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi – hậu quả thì người vi phạm sẽ phải chịu những hình thức xử phạt khác nhau. Đối với hành vi xúc phạm, chửi bới thành viên trong gia đình có thể bị xử lý theo khoản 1 điều 51 Nghị định 167/2013:
Điều 51. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
…
|
hay nếu có dấu kiệu về việc gây áp lực đến tâm lý sẽ bị xử phạt theo điều 52 nghị định 167/2013 quy định:
Điều 52. Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó;
b) Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc;
…
|
Tiếp theo liên quan đến hành vi đe dọa cắt khẩu, theo pháp luật cư trú, việc xóa đăng ký thường trú chỉ xảy khi thuộc những trường hợp theo quy định điều 22 Luật cư trú 2006:
Điều 22. Xoá đăng ký thường trú
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xoá đăng ký thường trú:
a) Chết, bị Toà án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết;
b) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại;
c) Đã có quyết định huỷ đăng ký thường trú quy định tại Điều 37 của Luật này;
d) Ra nước ngoài để định cư;
đ) Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xoá đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ.
|
việc gây sức nếu có căn cứ chứng minh thì người có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt theo điều 57 Nghị định 167/2013:
Điều 57. Hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thường xuyên đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
|
Như vậy, những quy định bên trên sẽ là căn cứ cho việc xử phạt đối với những hành vi xúc phạm đến danh dự, nhâm phẩm, uy tín của thành viên trong gia đình. Ngoài việc xử phạt được áp dụng cho hành vi vi phạm, người vi phạm có thể bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung đó là đưa vào cơ sở giáo dục tại xã, phướng, thị trấn nếu có đủ các căn cứ được quy định tại khoản 2 điều 4 nghị định 111/2013:
Điều 4. Đối tượng, thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này để giám sát, quản lý, giáo dục họ tại nơi cư trú, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, khắc phục các nguyên nhân và điều kiện dẫn đến vi phạm pháp luật.
2. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn quy định tại Điều 90 Luật xử lý vi phạm hành chính và thời hiệu áp dụng quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với các đối tượng này được xác định như sau:
a) Đối tượng là người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự, thì thời hiệu là 01 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm;
b) Đối tượng là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự, thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm;
c) Đối tượng là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, trong 06 tháng đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng, thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm hành chính nêu trên bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định;
d) Đối tượng là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, thì thời hiệu là 03 tháng, kể từ ngày đối tượng có hành vi sử dụng ma túy bị phát hiện;
đ) Đối tượng là người từ đủ 18 tuổi trở lên, trong 06 tháng đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội, thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm hành chính nêu trên bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
3. Không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nước ngoài.
4. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng của người vi phạm.
|
Tuy nhiên trong trường hợp hành vi được tái phạm nhiều lần, gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ theo điều 185 BLHS 2015 quy định:
Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
…
|
Viện dẫn cho điều 185 BLHS, theo điều 7 TTLT 01/2001 quy định:
7. Về tội ngược đãi, hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình
7.1. Hành vi ngược đãi, hành hạ thông thường được hiểu là việc đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở và về các mặt sinh hoạt hàng ngày khác đối với người thân như: nhiếc móc, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách một cách không bình thường hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể người bị hại như: đánh đập, giam hãm,… làm cho người bị hại bị đau đớn về thể xác và tinh thần.
7.2. Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hành vi ngược đãi, hành hạ gây hậu quả nghiêm trọng, tức là làm cho người bị ngược đãi, hành hạ luôn luôn bị giày vò về mặt tình cảm, bị tổn thất về danh dự, đau khổ về tinh thần hoặc bị thương tích, tổn hại đến sức khỏe. Hậu quả thương tích hay tổn hại đến sức khỏe là do lỗi vô ý; nếu dẫn đến chết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người (Điều 98 BLHS).
Trong trường hợp thương tích, tổn hại sức khoẻ hoặc chết người xảy ra do lỗi cố ý, thì tuỳ trường hợp cụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khoản tương ứng về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác hoặc về tội giết người; nếu làm cho nạn nhân bị uất ức mà tự sát, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bức tử.
b) Người thực hiện hành vi ngược đãi, hành hạ đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
7.3. Đối tượng bị xâm hại quy định tại Điều 151 BLHS bao gồm:
a) Ông bà, bao gồm ông bà nội, ông bà ngoại;
b) Cha mẹ, bao gồm cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế;
c) Vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình;
d) Con, bao gồm con đẻ (con trong giá thú và con ngoài giá thú); con nuôi; con rể; con dâu; con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng;
đ) Cháu, bao gồm cháu nội, cháu ngoại;
e) Người có công nuôi dưỡng mình là anh chị em, cô, dì, chú, bác, bà con thân thích hoặc những người khác đã hoặc đang nuôi dưỡng người thực hiện hành vi ngược đãi, hành hạ.
…
|
Chuyên viên: Thanh Thủy
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn