Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Nhật Vi
Bài viết liên quan
– Điểm khác biệt giữa pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại? – Tại sao công ty tư nhân không được coi là pháp nhân?
– Xác định lỗi của pháp nhân trong vi phạm pháp luật
– Pháp luật về trách nhiệm hình sự của pháp nhân
– Những yếu tố để một tổ chức có tư cách pháp nhân?
|
Căn cứ pháp lý
– Bộ luật dân sự 2015
– Luật doanh nghiệp 2014
|
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật LVN, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật LVN xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến tư cách pháp nhân.
Dựa theo thông tin bạn cung cấp và căn cứ vào pháp luật hiện hành, tại khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
Điều 74. Pháp nhân
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
|
Như vậy, để được công nhận có tư cách pháp nhân, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện theo pháp luật quy định.
– Việc doanh nghiệp có tư cách pháp nhân nó đem lại những lợi thế rất lớn với doanh nghiệp.
+ Đầu tiên, nó đem lại cho doanh nghiệp sự ổn định đời sống pháp luật, pháp nhân không gặp phải những thay đổi bất ngờ như thể nhân, hoạt động pháp nhân kéo dài và không bị ảnh hưởng bởi những biến cố xảy ra với thành viên.
+ Khi có tư cách pháp nhân thì doanh nghiệp được pháp luật thừa nhận là một chủ thể pháp lý, được nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập.
+ Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân có tài sản riêng, độc lập với tài sản của tổ chức, cá nhân khác, có khả năng tự chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản của mình.
|
Một khi khối tài sản doanh nghiệp được bảo vệ, tách bạch như vậy, doanh nghiệp mới có thể tự do sử dụng, bán, thế chấp tài sản của mình cho những người vay. Nếu không có tư cách pháp nhân, doanh nghiệp sẽ rất khó giao kết hợp đồng được, không tạo lập được nhiều sự tin tưởng ở khách hàng một khi có sự không rõ ràng, minh bạch trng hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Đồng thời sự độc lập về tài sản nó cho phép các chủ nợ của doanh nghiệp quyền ưu tiên siết nợ với tất cả các loại tài sản của doanh nghiệp. Tư cách pháp nhân góp phần phân biệt với nợ doanh nghiệp và nợ thành viên, giúp chủ nợ dễ dàng thực hiện quyền đòi nợ.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Ý nghĩa của tư cách pháp nhân
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn