Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt tình huống:
Tôi có yêu 1 người, trước khi tán tôi anh ấy luôn chiều chuộng và thương yêu tôi, nhưng khi tôi đã đồng ý làm bạn gái của anh ấy thì anh ấy luôn chửi mắng tôi, khiến cho tôi thấy anh ấy thật tệ, tôi muốn chia tay với anh ấy, nhưng mỗi lần đòi chia tay thì anh ấy luôn thấy hối lỗi và hứa sẽ không tái phạm như vậy nữa và chúng tôi đã quay lại, nhưng khi quay lại anh ấy vẫn chửi tôi, sỷ nhục bằng những lời nói, khiến tôi rất chán nản, cho tôi hỏi trong trường hợp này thì tôi nên làm thế nào?
Tôi cảm ơn Luật sư!
Người gửi: Phạm Mai Thanh
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật LVN, về vấn đề của bạn Công ty Luật LVN xin được tư vấn cho bạn như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009);
– Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Xử lý về hành vi chửi mắng người khác
Theo thông tin mà bạn đã cung cấp cho chúng tôi thì người yêu của bạn luôn có hành động chửi bạn, sỷ nhục bằng những lời nói, khiến bạn rất chán nản. Đến với công ty Luật LVN chúng tôi, thì chúng tôi khuyên bạn đầu tiên hãy: ngồi lại nói chuyện với người yêu của bạn để cùng nhau tìm ra được cách giải quyết, nếu như lúc này người yêu của bạn và bạn vẫn chưa giải quyết thì bạn này đi tìm hiểu nguyên nhân, rồi cùng nhau tháo gỡ vấn đến khó khăn đó, vì trước đó theo như bạn cung cấp thông tin cho chúng tôi thì người yêu của bạn không phải là một người “xấu”, anh ấy chiều chuộng bạn và yêu thương yêu bạn, do đó chắc hẵn rằng có một lý do nào đó khiến anh ấy thay đổi như vậy.
Nhưng nếu như trường hợp anh ấy khi tán bạn đã “cố tỏ ra” chiều chuộng và thương yêu bạn, nhưng khi yêu nhau anh ấy đã chửi bạn và sỷ nhục bạn bằng những lời nói mới chính là “con người thật” của anh ấy thì do đó hành vi mà anh ấy đã làm, sẽ bị xử phạt hành chính và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Về xử phạt hành chính:
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định về Vi phạm quy định về trật tự công cộng:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”
Như vậy, hành động chửi bạn, sỷ nhục bằng những lời nói của anh đã có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Về xử phạt dân sự:
Theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự có quy định về Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, gồm:
“1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Như vậy, về hành vi phạm tội của bạn trai của bạn khi có những hành động chửi bạn và sỷ nhục bạn sẽ phải bồi thường cho bạn khi danh dự, nhân phẩm, uy tín của bạn bị xâm phạm và một khoản tiền khác để bù đắp tinh thần mà người đó gánh chịu. Trong trường hợp này, thì khoản tiền để bù đắp về tinh thần sẽ do bạn và bạn trai bạn thỏa thuận, nếu như không thỏa thuận đc thì mức tối đa sẽ không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Về truy cứu trách nhiệm hình sự:
Theo quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự có quy định về Tội làm nhục người khác như sau:
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người.
Để được cấu thành theo tội làm nhục người khác, thì phải có các dấu hiệu như sau thì mới cấu thành tội này:
Đối với người phạm tội:
Người phạm tội phải là người có hành vi (hành động) được thể hiện bằng lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm danh dự của người khác như: lăng mạ, lột quần áo giữa đám đông người, thoả mãn thú vui của xác thịt v.v…Tất cả những hành vi này chưa tới mức cấu thành tội phạm như: Hiếp dâm, cưỡng dâm và không thuộc trường hợp dâm ô với trẻ em, mà chỉ xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác.
Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị nhục với nhiều động cơ khác nhau như: để trả thù, có thể trả thù chính người bị hại,…
Về phía người bị hại:
Là người bị xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự. Việc xác định như thế nào là nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm nghiêm trọng cũng là một vấn đề khá phức tạp, bởi vì cùng bị xâm phạm như nhau, nhưng có người bị thấy nhục hoặc rất nhục, nhưng có người lại thấy bình thường, không thấy bị nhục. Về phía người phạm tội cũng có nhận thức tương tự như vậy, họ cho rằng với hành vi như thế thì người bị làm nhục sẽ nhục hoặc rất nhục, nhưng người bị hại lại thấy chưa bị nhục. Những chuẩn mực này, nếu chỉ căn cứ vào ý thức chủ quan của người phạm tội hay người bị hại thì cũng chưa thể xác định một cách chính xác được mà phải kết hợp với các yếu tố như: trình độ nhận thức, mối quan hệ gia đình và xã hội, địa vị xã hội, quá trình hoạt động của bản thân người bị hại, phong tục tập quán, truyền thống gia đình v.v… Dư luận xã hội trong trường hợp này cũng có ý nghĩa quan trọng để xác định nhân phẩm, danh dự của người bị hại bị xâm phạm tới mức nào. Sự đánh giá của xã hội trong trường hợp này có ý nghĩa rất lớn để xác định hành vi phạm tội của người có hành vi làm nhục.
Như vậy, nếu như bạn trai bạn đủ cấu thành ở tội phạm trên thì bạn trai bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về Xử lý hành vi chửi mắng người khác. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Thị Châu
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại
Để được giải đáp thắc mắc về: Xử lý về hành vi chửi mắng người khác Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam