xác định quyền sở hữu đối với lối đi chung mới nhất
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt câu hỏi
Luật sư cho em hỏi: Gia đình em có một mảnh đất ông cha để lại, ông bà chia ra làm 2 mảnh, chú em ở ngoài được 153m2 nhà em bên trong được 173m2. Trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sơ đồ thửa đất kẻ rất rõ ràng là một khuôn viên bao gồm cả lối đi, không có vệt cắt nào trong sơ đồ cả, nhưng diện tích lối đi lại không được cộng vào tổng thể sơ đồ nhà em. Trong khi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông chú nhà em lại ghi lối đi đó là ngõ xóm(trong khi ông chú ý có tới 15m mặt đường và cũng đã đi lại ngoài mặt đường đấy lâu năm rồi). Em cũng có xin trích lục bản đồ thửa đất của Uỷ ban nhân dân huyện chương mỹ rồi, trong sơ đồ cũng hiện thị giống như ở bìa đỏ, và còn ghi rõ là đường nhà phán tức là nhà em.
Vậy em muốn hỏi luật sư tại sao lối đi của nhà em mà lại không được cộng vào tổng thể diện tích của sơ đồ ạ, và nhà em cũng chỉ phải đóng thuế nhà đất trong diện tích bên trong thôi ạ. Còn trong bìa đỏ nhà chú em ghi lối đi đó là ngõ xóm nhưng lại không được thể hiện nét đứt từ mảnh đất nhà ông sang lối đi nhà em, vậy em muốn hỏi luật sư trong trường hợp này lối đi đó có thuộc quyền sở hữu của nhà em không ạ? Em muốn hỏi thêm luật sư đất đấy là đất ông bà để lại ông chia cho hai anh em, nhưng không có di chúc. Cái lối đi đó ông em cho nhà em, và giờ ông chết rồi còn bà em cũng xác nhận là của nhà em và bà em còn có quyền được trao tặng hoặc cho lại không thưa luật sư. Em xin cảm ơn.
Người gửi: Việt Hà ( Hà Nam)
Bài viết liên quan:
-Giải quyết tranh chấp về lối đi chung giữa các hộ gia đình liền kề
-Tư vấn giải quyết tranh chấp lối đi chung
-Tranh chấp lối đi chung
–Tranh chấp quyền sử dụng lối đi chung
-Giải quyết tranh chấp về lối đi chung
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:
1. Cơ sở pháp lý
Luật đất đai 2013
Bộ luật dân sự 2015
2. Quy định về lối đi chung
Khoản 3 Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 quy định “3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”
Như vậy, vì nhà bạn ở bên trong nên khi tách thửa bạn có quyền được có lối đi, đồng thời, tại Khoản 1 Điều này cũng có quy định “Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.” Do đó, lối đi này có thể là phần đất của nhà bạn hoặc chú bạn hoặc 2 nhà góp chung vào hoặc cũng có thể là đất trích ra từ thửa đất lớn và không thuộc của bên nào.
Về việc bạn trình bày lối đi là đất nhà bạn nhưng lại không được cộng vào diện tích nhà bạn thì theo chúng tôi việc này có thể phát sinh do việc làm không đúng thủ tục về đất đai khi bạn và nhà chú bạn làm thủ tục tách thửa, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký biến động đất đai. Bởi lẽ, vì đất lối đi là thỏa thuận của gia đình bạn(ông bạn, nhà bạn, chú bạn) do đó, để được thể hiện trên bản đồ thì phải làm thủ tục đăng ký biến động đất đai. Như vậy, trong trường hợp này như bạn nói thì phần lối đi này trên bản đồ nhà bạn không có vạch cắt và trên bản đồ nhà chú bạn cũng không có vạch đứt xác định ranh giới mà chỉ là các thửa đất nguyên vẹn duy chỉ có trên sổ đỏ nhà chú bạn xác định là lối đi ngõ xóm do đó có thể suy luận rằng phần lối đi này vẫn chưa được làm thủ tục đăng ký đất đai do đó trên bản đồ đất nó không được thể hiện là lối đi chung. Do đó có thể có khả năng là nhà chú bạn đã làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước và xác định đó là lối đi ngõ xóm còn nhà bạn không làm thủ tục đăng ký đất đai với phần lối đi đó lại không được thể hiện trên bản đồ nên không được tính là diện tích đất nhà bạn.
Do đó trong trường hợp này như bạn nói thì đây là đất ông bạn cho nhà bạn nên bạn có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân xã kiểm tra đo đạc, xác định lại ranh giới thửa đất nhà bạn và nhà chú bạn và phần lối đi. Khi đó, cơ quan đo đạc sẽ tiến hành kiểm tra đo đạc lại nếu đúng nhà đất nhà bạn thì dù là lối đi chung nhà bạn vẫn được công nhận quyền sở hữu và được cộng vào tổng diện tích nhà bạn. Khi đó, diện tích đất hiện tại của nhà bạn đã tăng lên so với diện tích ghi trong giấy chứng nhận do vậy trong trường hợp này theo Khoản 5 Điều 98 Luật đất đai 2013 thì bạn cần làm thủ tục xin cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
“Điều 98. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
5. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.
Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này.”
Thủ tục xin cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bạn có thể tham khảo quy định tạ Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT
Tuy nhiên trong trường hợp này bạn phải chứng minh được phần lối đi này là đất của nhà bạn. Tuy nhiên, như bạn trình bày thì đây là lời nói của ông bạn thôi chứ không có di chúc nên rất khó chứng minh, do đó bạn cần chuẩn bị các giấy tờ, người làm chứng ghi nhận việc ông bạn đã tuyên bố cho nhà bạn phần đất lối đi.
Như bạn trình bày thì chúng tôi giả định được rằng thửa đất này là của mình ông bạn, và đã chia cho nhà bạn và chú bạn trước khi mất (và thực tế là nhà bạn và chú bạn đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với hai thửa đất đó) do đó dù là ông bạn mất không để lại di chúc thì thửa đất này cũng không được coi là di sản thừa kế nữa và như vậy bà bạn sẽ không được hưởng quyền thừa kế gì với thửa đất này do đó không thể có quyền tặng hay cho lại ai quyền sử dụng thửa đất này này được.Tuy nhiên bà bạn có thể là người làm chứng về việc khi còn sống ông bạn đã đồng ý cho nhà bạn phần đất lối đi đó.
Trên đây là tư vấn từ Luật LVN về xác định quyền sở hữu với lối đi chung. Chúng tôi hy vọng quý khách có thể vận dụng được các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan , hoặc cần tư vấn, giải đáp quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý
Chuyên viên: Nguyễn Thị Thu
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại
Để được giải đáp thắc mắc về: xác định quyền sở hữu đối với lối đi chung Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam