Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Chúng tôi đã ly hôn và ra tòa từ năm 2018. Khi đó con gái tôi được 18 tháng tuổi. Tòa đã dành quyền nuôi con cho vợ tôi. Cho đến này cháu đã được 4 tuổi. Và giờ cô vợ chuẩn bị lấy chồng mới. Vậy luật sư cho tôi hỏi tôi có thể làm đơn kiến nghị đón cháu về nuôi được không
Bài viết liên quan: – Con còn nhỏ thì mẹ có được giành quyền nuôi con sau ly hôn không? – Ông bà ngoại có thể giành quyền nuôi con với con rể không? – Chồng có thể giành quyền nuôi con dưới 36 tháng không? – Tư vấn giành quyền nuôi con khi ly hôn – Giành quyền nuôi con khi mẹ không có việc làm? |
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 – Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP ban hành một số biểu mẫu dùng trong tố tụng dân sự |
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật LVN, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật LVN xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan tới thay đổi người thực tiếp nuôi con sau ly hôn
Để giải đáp thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trích dẫn Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
|
Việc Tòa án ra quyết định giao quyền nuôi con cho bên nuôi phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của trẻ em, để đảm bảo một môi trường tốt nhất cho sự phát triển về cả thể chất và tinh thần của trẻ em. Như vậy, bạn sẽ có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con từ vợ cũ khi thuộc vào những trường hợp sau đây:
– Có sự thỏa thuận giữa cha và mẹ về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con để phù hợp với lợi ích của con. Thỏa thuận này phải hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện, xuất phát từ lợi ích của con và được thể hiện bằng văn bản thỏa thuận.
– Trong trường hợp cha mẹ không thỏa thuận được với nhau thì bạn cần chứng minh được người mẹ tức vợ cũ của bạn khi tái hôn và bước vào cuộc sống hôn nhân mới sẽ không còn đủ điều kiện để nuôi dưỡng chăm sóc con nữa, cũng như việc tái hôn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích của con.
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con khi con từ đủ 07 tuổi trở lên. Tuy nhiên, trong trường hợp này con của bạn mới chỉ 4 tuổi nên nguyện vọng của bé sẽ chỉ mang tính chất để bạn và vợ cũ cân nhắc thêm khi tiến hành thỏa thuận.
Khi tiến hành làm thủ tục yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:
– Đơn khởi kiện (Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP ban hành một số biểu mẫu dùng trong tố tụng dân sự)
– Quyết định, bản án ly hôn
– Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu
– Bản sao sổ hộ khẩu
– Giấy khai sinh của con
– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh về việc thay đổi quyền trực tiếp nuôi con là có căn cứ chính đáng và hợp pháp
Sau khi chuẩn bị những giấy tờ trên, bạn nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của vợ cũ bạn – người đang trực tiếp nuôi con để được giải quyết.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn