Vấn đề kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Em có thắc mắc muốn nhờ luật sư tư vấn giải đáp, ông ngoại của em và cụ nội tức là người sinh ra ông nội của người yêu em là hai anh em ruột thì em và người yêu em có thế kết hôn và có vi phạm luật hôn nhân không ạ? Cảm ơn luật sư
Ma Thị Bích

Bài viết liên quan:
– Kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn và hậu quả của việc kết hôn mà không đăng ký
– Đăng ký kết hôn mà không làm lễ kết hôn có được xem là vợ chồng không?
– Cấm kết hôn, điều kiện được kết hôn và trình tự, thủ tục khi kết hôn theo quy định của pháp luật
– Chung sống không đăng ký kết hôn có cần ly hôn?
– Kết hôn nhưng không đăng ký có được hay không?

Căn cứ pháp lý:
– Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

 

Luật sư tư vấn:

Với quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, kết hôn được hiểu là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Các bên nam nữ tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền thì hai bên mới được coi là vợ chồng trong mối quan hệ hôn nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ. Khi có mong muốn kết hôn, hai bạn phải không thuộc vào các trường hợp cấm kết hôn theo căn cứ tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Đồng thời theo quy định tại Khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có giải thích về “những người có họ trong phạm vi ba đời” như sau: 

Điều 3. Giải thích từ ngữ
18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Dựa trên các quy định trên của pháp luật thì trường hợp của bạn đã vi phạm vào Điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể ông ngoại của bạn được coi là đời thứ nhất, bố mẹ của bạn là đời thứ 2 và bạn là đời thứ 3, vì vậy mặc dù người yêu của bạn có được coi là đời thứ 4 theo quy định của pháp luật đi chăng nữa thì hai bạn cũng không thể tiến tới hôn nhân, bởi vì trường hợp của hai bạn đã rơi vào các trường hợp cấm kết hôn.

Chúng tôi hiểu tình cảm đôi lứa là một vấn đề rất khó để điều chỉnh và kiểm soát, nhưng việc pháp luật ban hành bất kỳ quy định cấm nào cũng đều xuất phát từ mục đích ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con người và xã hội. Việc pháp luật cấm những người có họ trong phạm vi ba đời kết hôn với nhau thực chất là để ngăn chặn hiện tượng kết hôn cận huyết thống. Y học đã chứng minh những thế hệ được sinh ra từ cha mẹ cận huyết thống, có họ trong phạm vi 3 đời có xu hướng tăng nguy cơ mắc các bệnh di truyền, bệnh tật, suy giảm sức khỏe như con dị dạng hoặc hạn chế về khả năng tư duy nhận thức. Nếu không kiểm soát và ngăn chặn kịp thời sẽ hình thành mối đe dọa lớn đến xã hội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số, gây suy giảm giống nòi, chất lượng dân số trong tương lai đi xuống,…

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về vấn đề mong muốn kết hôn khi hai bên có cùng dòng máu trực hệ. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Vấn đề kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com