Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt câu hỏi :

Xin chào công ty luât LVN, tôi có việc liên quan đến đất đai thừa kế xin công ty tư vấn giúp ạ. Mẹ tôi khi lập gia đình đi làm việc xa quê, quê tôi ở một huyện ở thành phố Nam Định, đến năm 1994 vì điều kiện hoàn cảnh, bố tôi mất sớm và Công ty mẹ tôi có kế hoạch tinh giảm biên chế, nên mẹ tôi phải xin nghỉ sớm, gia đình bên nội đã đi thoát ly xa, nên mẹ tôi quay về bên ngoại, gia đình bên ngoại tôi có 4 anh chị em nhưng có một con trai, cậu tôi đã xây dựng nhà riêng. Đến cuối năm 1994 mẹ tôi được ông bà ngoại bán cho căn nhà đang ở với giá 1,5 cây vàng và trả trước 1 cây vàng, còn 0,5 cây để lại cho ông bà tôi ở khi ông bà tôi mất sẽ trả hết. Đến năm 2008 khi ông bà tôi mất vì điều kiên nhà tôi chưa có trả ông bà, thì bà ngoại tôi có ủy quyền cho cậu lấy nốt số vàng còn lại, để lo công việc cho ông bà. Đến tháng 8/2017 tôi có tiến hành dỡ nhà xây mới cho mẹ tôi ở và đã trả hết số vàng còn lại cho cậu tôi nhưng đứng tên sổ đỏ vẫn là của ông bà tôi, chỉ có giấy viết từ trước có điểm chỉ của bà tôi và bây giờ là xác nhận của cậu tôi là mẹ tôi đã thực hiện nghĩa vụ xong, trên chính tờ giấy mà bà tôi đã điểm chỉ trước đó. Nhưng nay mẹ tôi đã già yếu và muốn sang tên quyền sử dụng đất, và sang tên tôi luôn. Nay tôi muốn hỏi công ty tư vấn giúp tôi: tôi có thể sang tên quyền sử dụng đất đứng tên tôi luôn được không, hay là vẫn phải qua tên mẹ tôi trước, vì giấy viết tay nhượng quyền sử dụng đất từ ông bà ngoại tôi là cho mẹ tôi, nếu được tôi phải thực hiện nghĩa vụ gì. Tôi xin chân thành cảm ơn quý công ty đã giúp đỡ.
Người gửi: Phạm Thành Nam
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý :

-Bộ luật dân sự 2015;
– Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;
-Luật đất đai 2013.

2/ Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

Theo quy định tại khoản 1,2 Điều 615 Bộ luật dân sự 2015 thì:
Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
Theo thông tin bạn cung cấp, bà ngoại có ủy quyền cho cậu bạn lấy nốt số vàng còn lại, để lo công việc cho ông bà. Sau đó, bạn đã trả hết số vàng còn lại cho cậu và cậu đã xác nhận là mẹ bạn đã thực hiện nghĩa vụ xong. Nhưng ông bà bạn đã mất, vì vậy đương nhiên ngôi nhà sẽ trở thành di sản thừa kế và những người được hưởng di sản (bao gồm 4 người con của ông bà thuộc hàng thừa kế thứ nhất căn cứ Điều 651 Bộ luật dân sự 2015) sẽ là người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với tài sản đồng nghĩa với việc họ sẽ có nghĩa vụ thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ cho mẹ của bạn. Sau đó, mẹ bạn sẽ thực hiện thủ tục tặng, cho quyền sử dụng đất cho bạn. 
Như vậy, trước hết cần phải có văn bản chứng thực về việc thỏa thuận phân chia di sản không có tranh chấp. Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ Điều 37 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch như sau:
Điều 36. Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch
1. Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
b) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực;
c) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng.
Bản sao giấy tờ quy định tại Điểm b và Điểm c của Khoản này được xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.
2. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu hồ sơ đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia hợp đồng, giao dịch tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.
3. Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký mẫu tại cơ quan thực hiện chứng thực thì có thể ký trước vào hợp đồng; người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực, nếu nghi ngờ chữ ký trong hợp đồng khác với chữ ký mẫu thì yêu cầu người đó ký trước mặt.
Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch.
4. Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng tương ứng với từng loại hợp đồng, giao dịch theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của hợp đồng, giao dịch. Trường hợp hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
5. Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang hợp đồng với tư cách là người phiên dịch.
Do đó hồ sơ nộp lên Uỷ ban nhân dân xã sẽ bao gồm:
-Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế;
-Bản sao chứng thực hoặc công chứng giấy chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của người thừa kế;
-Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất.
Sau khi có văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thì mẹ bạn có thể tiến hành thực hiện thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất cho bạn, căn cứ khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013:
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Do đó bạn và mẹ bạn cần soạn thảo hợp đồng tặng cho có công chứng hoặc chứng thực như trường hợp công chứng hoặc chứng thực đối với văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về vấn đề Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Vũ Thùy Trang

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com