Trách nhiệm khi không thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt tình huống:

Luật sư cho em hỏi em vay tiền ngân hàng thời hạn 12 tháng với số tiền 15 triệu và mỗi tháng phải đóng 1 triệu 780 nghìn đồng. Em chưa thanh toán một tháng nào. Bên ngân hàng đòi khởi kiện thì em có phải chịu tội về hình sự không? Trong hợp đồng vay tiền em chưa hề kí vào hợp đồng và em bảo chỉ trả đúng 15 triệu, không thanh toán lãi suất và tiền phạt bên ngân hàng không chịu, theo luật sư khi ra tòa em có bị kết án hình sự không?
Người gửi: Nguyệt Hà
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Luật LVN. Về vấn đề của bạn, Công ty Luật LVN xin tư vấn giúp bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Dân sự 2015;
– Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi năm 2009.

2. Trách nhiệm khi không thực hiện hợp đồng cho vay tài sản

– Hình thức hợp đồng cho vay tài sản
Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 về hợp đồng vay tài sản như sau:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Bộ luật Dân sự không yêu cầu cụ thể về hình thức của hợp đồng vay tài sản, do đó giao dịch vay tài sản có thể được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Hợp đồng vay tiền phải được ký kết dựa trên sự tự nguyện, ý chí chủ quan của các bên tham gia.Trong vụ việc của anh mặc dù không phát sinh hợp đồng cho vay bằng văn bản, tuy nhiên hành vi của 2 bên đã phát sinh hợp đồng. Cụ thể có sự thỏa thuận bằng hành vi: một bên có hành vi nhận tiền, một bên có hành vi cho vay tiền. Giao dịch dựa trên yếu tố tự nguyện do đó trong trường hợp này đã phát sinh hợp đồng. Mặt khác khi thực hiện cho vay, các ngân hàng luôn có các giấy tờ khi thực hiện thủ tục cho vay, do đó mặc dù không có hợp đồng cho vay thì ngân hàng cũng có các chứng cứ để chứng minh hành vi cho vay và vay của hai bên.
– Trách nhiệm khi không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng cho vay 
Trường hợp 1: Trách nhiệm dân sự
Hợp đồng cho vay tài sản là một hợp đồng dân sự, do đó 2 bên có quyền lợi và nghĩa vụ theo thỏa thuận được giao kết. Nghĩa vụ bên vay là phải trả nợ và lãi theo thỏa thuận hợp đồng đã giao kết. Trong trường hợp anh không thể trả nợ, anh có thể thỏa thuận lại với ngân hàng gia hạn hợp đồng để anh có thêm thời gian thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình hoặc thỏa thuận lại về việc trả 1 lần khoản nợ thay vì trả góp theo yêu cầu của ngân hàng. Tòa án dân sự sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi bên ngân hàng kiện đòi khoản vay này.
Trường hợp 2: Trách nhiệm hình sự
Khi có đủ chứng cứ chứng minh hành vi không thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng có yếu tố cố ý trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, chiếm đoạt tài sản, ngân hàng có thể tố cáo anh về tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại khoản 1, Điều 140 bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi 2009
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
  a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian  dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
  b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó  vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”
Vì số tiền anh không trả ngân hàng là 15 triệu đồng nên anh có thể phải chịu án phạt tù từ ba tháng đến ba năm hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm tùy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời bạn phải bồi thường thiệt hại cho ngân hàng do hành vi phạm tội gây ra.
Trên đây là tư vấn của công ty luật LVN về trách nhiệm khi không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng cho vay tài sản. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Đỗ Thị Minh Phương

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Trách nhiệm khi không thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com