Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú mới nhất
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt tình huống
Lâu rồi em mới xem một chương trình truyền hình, trong đó có phần giới thiệu diễn viên, nghệ sĩ. Ngày trước cũng với nghệ sĩ ấy với danh hiệu nghệ sĩ, bây giờ em thấy giới thiệu là nghệ sĩ ưu tú, hay nghệ sĩ nhân dân. Cho em hỏi là danh hiệu nghệ sĩ nào cao hơn và nghệ sĩ hành nghề nghệ thuật lâu thì có chức danh cao hơn ạ?
Người gửi: Hồng Lan
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Nghị định số 89/2014/NĐ – CP Quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”.
2. Quy định về xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú
Trước hết, về nguyên tắc xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” được quy định tại Nghị định số 89/2014/NĐ – CP như sau:
“1. Không sử dụng thành tích đã được xét tặng các danh hiệu vinh dự nhà nước khác để đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”.
2. Được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.
3. Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và công khai”.
Điều 6 – Nghị định số 89/2014/NĐ – CP về quyền lợi của của những người được tặng danh hiệu này như sau: “Cá nhân được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” được nhận Huy hiệu, Bằng chứng nhận do Chủ tịch nước tặng và tiền thưởng, được hưởng các quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng”.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân:
Điều 8 – Nghị định số 89/2014/NĐ – CP quy định về tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, cụ thể:
“1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; điều lệ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, địa phương;
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề; có tài năng nghệ thuật xuất sắc, tiêu biểu cho ngành, nghề nghệ thuật; có uy tín nghề nghiệp; được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ;
3. Có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 20 năm trở lên, riêng đối với loại hình nghệ thuật Xiếc, Múa thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 15 năm trở lên;
4. Đã được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” và có ít nhất 02 giải Vàng quốc gia sau khi được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”.
Các giải Vàng trong nước hoặc quốc tế khác của cá nhân hoặc tập thể được quy đổi để tính thành tích cho cá nhân theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này”.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú quy định tại Điều 9 – Nghị định số 89/2014/NĐ – CP, cụ thể:
“1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; điều lệ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, địa phương;
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề; có tài năng nghệ thuật xuất sắc; có uy tín nghề nghiệp; được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ;
3. Có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 15 năm trở lên, riêng đối với loại hình nghệ thuật Xiếc, Múa thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 10 năm trở lên;
4. Có ít nhất 02 Giải Vàng quốc gia hoặc 01 Giải Vàng quốc gia và 02 Giải Bạc quốc gia.
Các giải Vàng trong nước hoặc quốc tế khác của cá nhân hoặc tập thể được quy đổi để tính thành tích cho cá nhân theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Tỷ lệ quy đổi các giải Bạc trong nước và quốc tế khác của cá nhân hoặc tập thể sang giải Bạc quốc gia được tính như tỷ lệ quy đổi của giải Vàng”.
Từ những quy định trên, tiêu chuẩn xét danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân có những tiêu chuẩn cao hơn so với danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Có thể đưa ra những điểm giống và khác nhau về tiêu chuẩn xét tặng 2 danh hiệu này như sau:
Về điểm giống nhau:
– Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; điều lệ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, địa phương;
– Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề; có tài năng nghệ thuật xuất sắc, tiêu biểu cho ngành, nghề nghệ thuật; có uy tín nghề nghiệp; được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ.
Điểm khác nhau:
Thứ nhất, về thời gian hoạt động nghệ thuật:
– Đối với xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú: có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 15 năm trở lên. Riêng đối với loại hình nghệ thuật Xiếc, Múa thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 10 năm trở lên;
– Đối với xét danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân: có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 20 năm trở lên. Riêng đối với loại hình nghệ thuật Xiếc, Múa thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 15 năm trở lên;
Thứ hai, về thành tích đã đạt được:
– Đối với xét danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú: Có ít nhất 2 Giải Vàng quốc gia hoặc có 1 Giải Vàng quốc gia và 2 Giải Bạc quốc gia.
Trong đó, hiểu về Giải Vàng quốc gia và Giải Bạc quốc gia theo quy định tại Điều 3 – Nghị định số 89/2014/NĐ – CP như sau:
Giải Vàng quốc gia là giải Bông Sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam hoặc giải Huy chương Vàng tại cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
Giải Bạc quốc gia là giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam hoặc giải Huy chương Bạc tại cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
Về thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp được tính từ thời điểm cá nhân tốt nghiệp một trường nghệ thuật chuyên nghiệp đến thời điểm xét hồ sơ tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” tại Hội đồng cấp cơ sở.
– Đối với xét danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân: Đã được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” và có ít nhất 02 giải Vàng quốc gia sau khi được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”. Tức là để xét danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân thì trước đó đã phải được xét danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú và phải có ít nhất 2 Giải vàng quốc gia sau khi được nhận danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.
Như vậy, từ danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú để xét lên danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân phải có những điều kiện về thời gian hoạt động nghệ thuật và giải thưởng như sau:
– Thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp thêm ít nhất 5 năm sau khi được tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú;
– Giải thưởng:
Phải có 2 Giải Vàng quốc gia hoặc 1 Giải Vàng và 2 Giải Bạc quốc gia trước khi tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú;
Phải có ít nhất 2 Giải Vàng quốc gia sau khi được tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.
Như vậy, từ những điều kiện, tiêu chuẩn để xét danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú và Nghệ sĩ nhân dân theo quy định của pháp luật như phân tích trên thì để được xét danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân thì trước đó nghệ sĩ đó đã phải được tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, có những Giải thưởng đủ điều kiện theo quy định là điều kiện xét tặng.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Hoàng Thị Nụ
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam