Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Luật LVN xin cung cấp Thực tiễn giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài giúp khách hàng lưu ý:
Tư vấn luật: 1900.0191
Giải quyết tranh chấp trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp ngày càng được các thương nhân ưa chuộng, bởi các ưu điểm mà phương thức giải quyết tranh chấp này mang lại.
Một là: Tòa án thụ lý, giải quyết rất chậm đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài
Theo quy định tại Điều 368 BLTTDS năm 2005 thì trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày thụ lý, tùy tình hình cụ thể của vụ việc đó mà Tòa án phải ra một trong các quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết; nếu không có căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết đơn yêu cầu thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
Chỉ trong trường hợp hồ sơ mà Tòa án nhận được có những điểm chưa rõ, cần yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đã gửi đơn giải thích về những điểm chưa rõ đó thì thời hạn xét đơn yêu cầu mới được kéo dài thêm 02 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều vụ việc mà Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu không giải quyết đúng theo thời hạn mà luật đã quy định.
Nguyên nhân của việc giải quyết chậm là do các Thẩm phán, nhiều Tòa án ít gặp, ít khi thụ lý giải quyết loại việc này nên chưa có kinh nghiệm, hiểu biết chưa sâu dẫn đến lúng túng trong quá trình giải quyết. Trong khi đó, có những quy định của pháp luật có phần khó hiểu, không rõ ràng, nhưng Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao chưa có Nghị quyết hướng dẫn.
Hai là: có một số Hội đồng xét đơn đã có những nhận thức hết sức sai lầm về áp dụng pháp luật. Lẽ ra, khi xem xét việc Hội đồng trọng tài có vi phạm về việc gửi thông báo, giấy tờ, tài liệu, giấy triệu tập, thông báo về chỉ định Trọng tài viên, về thủ tục giải quyết là phải trên cơ sở các quy định của Trung tâm trọng tài, nơi Hội đồng trọng tài được thành lập, mang quốc tịch và các Điều ước, Hiệp định quốc tế mà Việt Nam là thành viên… Đồng thời, dưới góc độ thực tiễn, khi đánh giá các hoạt động cụ thể còn phải xem xét đến các “thói quen thương mại” mà các bên đã thực hiện. Chẳng hạn, khi Trọng tài gửi thông báo, tài liệu qua email cá nhân, Hội đồng xét đơn đã không xem xét trong quá trình giao dịch, khi ký kết hoặc thực hiện hợp đồng các bên có liên lạc, giao dịch với nhau qua địa chỉ email đó không, mà lại cho rằng liên lạc với pháp nhân qua email cá nhân cán bộ doanh nghiệp là không hợp thức, doanh nghiệp không nhận được… hoặc không hiểu đúng khi nào áp dụng công ước, điều ước quốc tế.v.v… Do đó, Hội đồng xét đơn đã căn cứ vào quy định trong BLTTDS về tống đạt, thông báo để xem xét, đánh giá và cho rằng Hội đồng trọng tài đã vi phạm việc thông báo về chỉ định Trọng tài viên, về thủ tục giải quyết tranh chấp…
Ba là: Tòa án cho rằng các bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực để ký kết thỏa thuận đó, tức là người ký kết thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết và áp dụng điểm a khoản 1 Điều 370 BLTTDS để không công nhận phán quyết trọng tài.
Bốn là: Tòa án đã áp dụng điểm b khoản 2 Điều 370 BLTTDS, việc không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài khi xét thấy quyết định đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Trên thực tế khi Tòa án áp dụng căn cứ này để không công nhận phán quyết trọng tài nước ngoài, có những quyết định Hội đồng xét đơn đã trích dẫn khoản 4 Điều 369 BLTTDS, nhưng trong nhiều trường hợp Hội đồng xét đơn vẫn xem xét giải quyết lại nội dung vụ tranh chấp.
Khi Hội đồng xét đơn cho rằng phán quyết trọng tài giải quyết sai về nội dung, Hội đồng xét đơn vừa viện dẫn các quy định cụ thể của pháp luật nội dung vừa suy diễn một số quy định thuộc về nguyên tắc cơ bản của BLDS, Luật TTTM… để không công nhận phán quyết trọng tài nước ngoài.
Năm là: chỉ căn cứ vào pháp luật Việt Nam để xác định phán quyết của Hội đồng trọng tài, thủ tục giải quyết tranh chấp của Trung tâm trọng tài nước ngoài không phù hợp với pháp luật Việt Nam. Trên thực tế, có những trường hợp Hội đồng xét đơn đã:
+ Chưa xem xét đánh giá một cách khách quan toàn diện đầy đủ, chỉ căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam để xác định Thành phần của Hội đồng trọng tài nước ngoài, thủ tục giải quyết tranh chấp của Trọng tài nước ngoài không phù hợp với pháp luật Việt Nam;
+ Chưa xem xét, đánh giá một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc; chưa yêu cầu các đương sự cung cấp đầy đủ tài liệu về những vấn đề các bên còn có ý kiến khác nhau…
Việc hủy phán quyết trọng tài trong nước, không công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài không đúng sẽ tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội; gián tiếp “khuyến khích” các doanh nghiệp vi phạm hợp đồng, vi phạm thỏa thuận, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh trong nước; từ đó, các thương nhân nước ngoài sẽ ngại ký kết các hợp đồng với đối tác Việt Nam, giảm niềm tin của các doanh nghiệp đối với việc lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp, ảnh hưởng đến hoạt động trọng tài, một phương thức giải quyết tranh chấp đang được nhà nước khuyến khích.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về Thực tiễn giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Thực tiễn giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn