Thực hiện nghĩa vụ trả nợ do người chết để lại mới nhất
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt tình huống
Năm 2016 Bố tôi mất đột ngột do tai nạn giao thông, để lại mẹ tôi với 2 anh em, tôi là con trai đầu, sau là 1 em gái 23 tuổi hiện đang làm phục vụ. Trước đó, Bố tôi có làm chức kế toán trong ủy ban. Bố tôi có làm một số giấy tờ vay vốn tín dụng của phường.
Bố lấy giấy tờ nhà đất ở làm thế chấp mà không được sự đồng ý của mẹ tôi nên bố tôi giả mạo chữ ký của mẹ tôi để hợp thức hóa vay vốn. Vay vốn cho các đứa con đi học đại học, vay vốn làm các dự án nông nghiệp. Nhưng đến nay tôi mới biết những lí do trên đều là không đúng sự thật, không có dự án nào cả, em tôi đã nghỉ học và đi làm, và số tiền bố vay để thỏa mãn nhu cầu lô đề cờ bạc. Nay trên tín dụng của xã nơi tôi cư trú bắt chúng tôi trả hết số tiền vay (khoảng 140 triệu). Nếu không sẽ lấy ngôi nhà – gia đình tôi hiện không có khả năng chi trả số tiền lớn đó.
Tôi xin được hỏi, số nợ đó chúng tôi phải trả không và như thế nào? làm thế nào để có thể gia đình tôi lấy lại được giấy tờ đât nằm trên đó, mà không tốn hoặc tốn ít chi phí nhất?
Người gửi: Phạm Anh Tuấn
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Luật LVN. Về vấn đề của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn giúp bạn như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Bộ luật Dân sự 2015.
2. Thực hiện nghĩa vụ trả nợ do người chết để lại
Trước tiên cần xét đến hành vi giả mạo chữ kí và lý do vay tiền của bố bạn là hành vi cố ý, nhằm làm cho bên nhận thế chấp hiểu sai về mục đích vay tiền, từ đó dẫn đến hợp đồng thế chấp nhà của bố bạn với Phường là vô hiệu. Căn cứ theo điều 127 bộ luật Dân sự 2015:
“Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.”
Từ việc giao dịch dân sự vô hiệu dẫn đến hậu quả pháp lý là các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Theo đó bố bạn phải trả số tiền đã vay cho bên nhận thế chấp, bên nhận thế chấp hủy bỏ giấy tờ thế chấp đã đăng ký theo quy định của pháp luật.
Do bố bạn đã qua đời nên trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ được quy định tài điều 615 Bộ luật Dân sự 2015:
” Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”
Như vậy trong trường hợp này, những người hưởng thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản là trả số nợ 140 triệu của bố nhưng chỉ trong phạm vi di sản của người chết để lại đối với khoản vay. Ngoài ra người nhà không có nghĩa vụ phải bồi thường thêm người bị hại trong khối tài sản của mình.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về Thực hiện nghĩa vụ trả nợ do người chết để lại Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý
Chuyên viên: Mai Đức Quý
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Thực hiện nghĩa vụ trả nợ do người chết để lại Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam