Thủ tục thi hành án tử hình trong Luật Thi hành án hình sự 2019 mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Quyền được sống là quyền cơ bản nhất của con người. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong Bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 và cũng được đề cập trong Điều 19 Hiến pháp năm 2013. Đây chính là quyền thiêng liêng của mỗi con người mà không ai bị tước đoạt trái luật. Nhưng có những người đã gây ra hậu quả nghiêm trọng tới lợi ích và sự an toàn xã hội nên phải chịu hình phạt cao nhất là tử hình. Hình phạt tử hình một khi đã thi hành thì không thể khắc phục được. Vậy nên, nhà nước quy định rất chặt chẽ về trình tự và thủ tục thi hành án tử hình. Sau đây, Luật LVN xin tư vấn về thủ tục thi hành án tử hình trong Luật Thi hành án hình sự năm 2019.

Bài viết liên quan:

Căn cứ pháp lý:  

Bước đầu tiên trong thủ tục thi hành án tử hình chính là việc ra quyết định thi hành án và thành lập Hội đồng thi hành án tử hình.Căn cứ theo Điều 77 và Điều 78 Luật thi hành án hình sự 2019.

Điều 77. Quyết định thi hành án tử hình

1. Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án tử hình. Quyết định phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định, họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; bản án, quyết định được thi hành; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị kết án.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án tử hình, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các cơ quan sau đây:

b) Trại tạm giam nơi người chấp hành án đang bị giam giữ;

c) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.

Điều 78. Quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình

1. Ngay khi có quyết định thi hành án tử hình, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án có văn bản yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu cử đại diện lãnh đạo tham gia Hội đồng thi hành án tử hình. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải có văn bản cử đại diện lãnh đạo tham gia Hội đồng thi hành án tử hình.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản cử đại diện lãnh đạo tham gia Hội đồng thi hành án tử hình của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình. Quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định, họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người tham gia Hội đồng.

a) Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án làm Chủ tịch Hội đồng;

b) Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp;

c) Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp.

4. Giúp việc cho Hội đồng thi hành án tử hình có Thư ký là cán bộ, công chức của Tòa án, do Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án phân công.

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi hành án tử hình.

Theo quy định tại Điều 79 Luật Thi hành án hình sự 2019:

Điều 79. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi hành án tử hình 

1. Hội đồng thi hành án tử hình có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Quyết định kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện bảo đảm cho việc thi hành án;

c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thi hành án; yêu cầu đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan, tổ chức hỗ trợ bảo đảm an toàn việc thi hành án trong trường hợp cần thiết;

d) Điều hành việc thi hành án theo kế hoạch;

đ) Thông báo kết quả thi hành án cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự;

e) Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình.

2. Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình triệu tập họp, công bố các quyết định có liên quan đến việc thi hành án tử hình, quyết định thời gian thi hành án; những nội dung cần giữ bí mật; các điều kiện bảo đảm việc tổ chức thực hiện kế hoạch thi hành án; địa điểm mai táng đối với trường hợp không được nhận tử thi hoặc không có đơn đề nghị được nhận tử thi. Cuộc họp phải được lập biên bản, lưu hồ sơ thi hành án tử hình.

Thứ nhất, hội đồng thi hành án có quyền quyết định kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện bảo đảm cho việc thi hành án. Việc này đảm bảo tính chủ động trong việc thi hành án của hội đồng thi hành án mà không phải phụ thuộc hay chờ quyết định của bất cứ cơ quan nào. Bởi việc thi hành án tử hình liên quan đến mạng sống con người mà khi thực hiện có sai sót sẽ không thể khắc phục được nên cần phải  cẩn trọng và độc lập. Việc chuẩn bị cho thủ tục thi hành án cũng là việc vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo cho việc thi hành án sau này có thể diễn ra một cách dễ dàng và trôi chảy.

Thứ hai, tổ chức kiểm tra các điều kiện về người chấp hành án tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự; ra quyết định hoãn thi hành án và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án khi người bị kết án không đủ điều kiện để thi hành án. Việc tổ chức điều tra các điều kiện về người thi hành án tử hình được đặt ra nhằm loại bỏ trường hợp tráo người thi hành án tử hình, thi hành án tử hình thay. Đồng thời cũng thể hiện tính nhân đạo của nhà nước khi đưa ra quy định không thi hành án đối với phạm nhân không đủ điều kiện về sức khỏe hoặc mắc các bệnh lý khác trong quá trình bị tạm giam hay trường hợp mang thai đối với phạm nhân nữ. Nhà nước đã dự trù và loại bỏ các trường hợp có thể xảy ra nhằm đảm bảo thi hành án đúng người.

Thứ ba, yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thi hành án; yêu cầu đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan, tổ chức hỗ trợ bảo đảm an toàn việc thi hành án trong trường hợp cần thiết.Việc này nhằm đảm bảo cho việc thi hành án diễn ra một cách dễ dàng, đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan một cách nhịp nhàng bởi việc ở trong phòng biệt giam gây ra tâm lý tiêu cực cho người phải thi hành án bởi sự tù túng.

Thứ tư là việc điều hành việc thi hành án theo kế hoạch, việc lập kế hoạch ở trước là tạo tiền đề cơ sở cho bước này. Việc thực hiện theo kế hoạch đề ra thể hiện tính chất pháp quyền của nhà nước ta, thể hiện tính quy củ và sự phối kết hợp giữa các khâu trong quá trình thi hành một bản án tử hình được tiến hành nhanh  nhưng vẫn đảm bảo đủ .

Thứ năm, thông báo kết quả thi hành án cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự. Chế độ báo cáo đã đi vào tiềm thức của người Việt Nam từ lâu nên việc dè cập đến nhiệm vụ này là điều khiến chúng ta không mấy ngạc nhiên. Việc báo cáo hay thông báo kết quả thi hành án  cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự là việc cần thiết để là cơ sở cho công tác khai tử và thông báo cho thân nhân của tử tù về sau. Và đó cũng là cơ sở để cơ quan quản lý thi hành án hình sự  quản lý được dữ liệu và thống kê số phạm nhân đã thi hành án tử hình để làm báo cáo và dự trù kinh phí cũng như lượng thuốc cho năm tiếp theo.

Thứ sáu, hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Mỗi khi chuẩn bị thi hành một án tử hình thì sẽ thành lập một hội đồng dể thi hành án tử hình bao gồm đại diện của ba cơ quan là công an, tòa án và viện kiểm sát . Và sau khi thi hành án xong thì hội đồng này sẽ tự giải tán và những thành viên trong hội đồng sẽ được nghỉ ngơi theo chế độ nhà nước với phụ cấp riêng dành cho công việc đặc thù.

2. Hoãn thi hành án tử hình

Được quy định tại Điều 81 Luật Thi hành án hình sự 2019 

Điều 81. Hoãn thi hành án tử hình 

1. Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự;

c) Ngay trước khi thi hành án người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm.

2. Khi quyết định hoãn thi hành án tử hình, Hội đồng thi hành án tử hình phải lập biên bản ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm thi hành án; họ, tên, chức vụ của thành viên Hội đồng; lý do hoãn thi hành án. Biên bản hoãn thi hành án phải được tất cả các thành viên Hội đồng ký, lưu hồ sơ thi hành án tử hình và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu và cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.

3. Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp áp giải, bàn giao người được hoãn thi hành án tử hình cho trại tạm giam để tiếp tục quản lý giam giữ người đó. Việc giao nhận người được hoãn thi hành án tử hình phải được lập thành biên bản.

4. Trường hợp hoãn thi hành án theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì Hội đồng thi hành án tử hình hoãn thi hành án và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án để báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định.

Trường hợp hoãn thi hành án theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này mà lý do hoãn không còn thì Chánh án Tòa án ra quyết định thi hành án yêu cầu Hội đồng tiếp tục thực hiện việc thi hành án. Trường hợp có sự thay đổi thành viên Hội đồng thì Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án quyết định thay đổi thành viên Hội đồng hoặc thành lập Hội đồng thi hành án tử hình theo quy định tại Điều 78 của Luật này.

Những người bị kết án thuộc trường hợp quy định tại Bộ luật Hình sự: Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người từ 75 tuổi trở lên, người phạm tội tham ô, nhận hối lộ đã nộp lại ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực lập công lớn thì sẽ được chuyển khung hình phạt từ tử hình xuống tù chung thân

Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm thì hình phạt tử hình sẽ được chuyển xuống chung thân. Điều này xảy ra khi có lí do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan: gặp thiên tai, hỏa hoạn hoặc trên đường áp giải người bị thi hành án tử hình bị tai nạn phải đưa đến bệnh viện hoặc trang thiết bị, dụng cụ thi hành án tử hình bị hư hỏng; không xác định được tĩnh mạch; thuốc thi hành án tử hình không đúng chủng loại, chất lượng, số lượng hoặc các điều kiện khác bảo đảm cho việc thi hành án tử hình không đáp ứng được. Hoặc ngay trước khi thi hành án người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm, đã có một số trường hợp tử tù đã khai ra đồng phạm và những người liên quan trong vụ án của mình và đã thoát án tử ở giây phút lằn ranh giữa sự sống và cái chết.

3. Hình thức và thủ tục thi hành án

Được quy định tại Điều 82 Luật thi hành án hình sự 2019

Điều 82. Hình thức và trình tự thi hành án tử hình 

1. Thi hành án tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc. Quy trình thực hiện việc tiêm thuốc độc do Chính phủ quy định.

2. Trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án tử hình phải kiểm tra danh bản, chỉ bản, hồ sơ lý lịch của người chấp hành án tử hình; trường hợp người chấp hành án là nữ thì Hội đồng phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự.

4. Trình tự thi hành án tử hình được thực hiện như sau:

a) Căn cứ quyết định thi hành án tử hình và yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp thực hiện áp giải người chấp hành án đến nơi làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình;

b) Thực hiện yêu cầu của Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn thuộc Công an nhân dân hoặc Quân đội nhân dân tiến hành lăn tay, kiểm tra danh bản, chỉ bản, đối chiếu với hồ sơ, tài liệu có liên quan; chụp ảnh, ghi hình quá trình làm thủ tục lăn tay, kiểm tra và lập biên bản; báo cáo Hội đồng thi hành án tử hình về kết quả kiểm tra;

c) Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình công bố quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình.

Ngay sau khi Chủ tịch Hội đồng thi hành án công bố các quyết định, Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp có nhiệm vụ giao các quyết định trên cho người chấp hành án để người đó tự đọc. Trường hợp người chấp hành án không biết chữ, không biết tiếng Việt hoặc không tự mình đọc được thì Hội đồng thi hành án tử hình chỉ định người đọc hoặc phiên dịch các quyết định trên cho người đó nghe. Quá trình công bố và đọc các quyết định phải được chụp ảnh, ghi hình, ghi âm và lưu vào hồ sơ thi hành án tử hình;

d) Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu chỉ định thực hiện việc thi hành án và báo cáo kết quả cho Chủ tịch Hội đồng;

đ) Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sỹ pháp y xác định tình trạng của người đã bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng;

e) Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản thi hành án; báo cáo về quá trình, kết quả thi hành án cho Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan quản lý thi hành án hình sự. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu làm thủ tục khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án;

g) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm bảo quản tử thi, tổ chức mai táng, vẽ sơ đồ mộ người đã bị thi hành án. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mai táng có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu trong việc mai táng và quản lý mộ của người đã bị thi hành án;

h) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thông báo cho thân nhân của người đã bị thi hành án biết, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 83 của Luật này.

Đầu tiên là trước khi đưa ra thi hành án tử hình, người phải chấp hành án sẽ được cho ăn bữa ăn cuối cùng, viết thư và ghi âm lời nói để gửi cho thân nhân. Sau đó người phải thi hành án sẽ được áp giải đến nơi làm việc của hội đồng thi hành án tử hình.

Bước tiếp theo cán bộ chuyên trách sẽ tiến hành lăn tay , kiểm tra danh bản, chỉ bản, đối chiếu hồ sơ và tài liệu có liên quan, chụp ảnh và ghi hình quá trình làm thủ tục lăn tay, kiểm tra và lập biên bản báo cáo Hội đồng thi hành án.

Thứ ba là công bố các quyết định , giao các quyết định cho người phải thi hành án để người đó tự đọc để dảm bảo tính khách quan trong thi hành án. Người phải thi hành an được đọc quyết định không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình.Trong trường hợp người phải thi hành án không biết chữ học không biết tiếng Việt thì Hội đồng thi hành án sẽ chỉ định người đọc hoặc phiên dịch cho người đó nghe. Quá trình này sẽ được ghi hình, chụp ảnh ghi âm và lưu hồ sơ thi hành án.

Thứ tư là tiến hành việc thi hành án: Một liều sẽ gồm có 3 loại thuốc được dùng để thi hành án. Loại thuốc đầu tiên được tiêm cho người phải chấp hành án tử hình là thuốc gây mất trí giác. Thứ hai là thuốc gây tê liệt hệ thần kinh vận động. Cuối cùng là thuốc gây ngừng và tê liệt hệ tuần hoàn

Sau khi tiêm liều đầu tiên bác sĩ pháp y sẽ kiểm tra tình trạng của người đã thi hành án. Nếu người đó chưa tử vong sẽ được tiến hành tiêm liều thuốc thứ hai, sau đó bác sĩ pháp y tiến hành kiểm tra tình trạng của người đã thi hành án. Nếu người này vẫn chưa chết sẽ được tiến hành tiêm liều thuốc thứ ba, sau đó bác sĩ pháp y sẽ lại tiến hành kiểm tra tình trạng của người đã thi hành án. 

Thứ sáu là tiến hành bảo quản tử thi , tổ chức mai táng và vẽ sơ đồ mộ người đã bị thi hành án trong trường hợp không có thân nhân nhận tử thi 

4. Giải quyết việc xin nhận tử thi 

Được quy định tạiĐiều 83 Luật thi hành án hình sự 2019

Điều 83. Giải quyết việc xin nhận tử thi, tro cốt và hài cốt của người bị thi hành án tử hình 

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án tử hình, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải thông báo cho thân nhân hoặc người đại diện của người bị thi hành án tử hình biết để làm đơn xin nhận tử thi của người đã bị thi hành án tử hình. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, đơn xin nhận tử thi của người bị thi hành án tử hình phải được gửi cho Chánh án Tòa án đã ra thông báo. Đơn xin nhận tử thi về mai táng phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận tử thi; quan hệ với người bị thi hành án; cam kết bảo đảm yêu cầu về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và tự chịu chi phí. Đơn phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, trường hợp người bị thi hành án tử hình là người nước ngoài thì đơn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch và phải được dịch sang tiếng Việt.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn xin nhận tử thi về mai táng của thân nhân hoặc người đại diện của người bị thi hành án tử hình, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án tử hình phải thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hay không chấp nhận cho nhận tử thi về mai táng. Nếu không chấp nhận cho nhận tử thi về mai táng thì nêu rõ lý do.

4. Trường hợp Chánh án Tòa án đã ra quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình chấp nhận cho nhận tử thi của người đã bị thi hành án tử hình, nhưng trong quá trình triển khai thi hành án tử hình, Hội đồng thi hành án tử hình xét thấy việc cho nhận tử thi không bảo đảm an ninh, trật tự thì quyết định không cho nhận và thông báo bằng văn bản cho thân nhân của người đã bị thi hành án tử hình, đồng thời giao cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tổ chức mai táng và báo cáo lại Chánh án Tòa án đã ra quyết định.

5. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm thông báo cho người có đơn đề nghị ngay sau khi thi hành án để đến nhận tử thi về mai táng. Việc giao, nhận tử thi của người đã bị thi hành án tử hình phải được thực hiện trong thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo và do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực hiện. Việc giao, nhận tử thi phải được lập thành văn bản, có chữ ký của bên giao và bên nhận. Hết thời hạn này mà người có đơn đề nghị không đến nhận tử thi thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm mai táng.

6. Trường hợp thân nhân hoặc người đại diện của người bị thi hành án tử hình muốn nhận tro cốt của người bị thi hành án và tự chịu chi phí hỏa táng thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu bàn giao tử thi và hỗ trợ đưa tử thi về nơi hỏa táng.

7. Trường hợp cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tổ chức việc mai táng người bị thi hành án tử hình thì sau 03 năm kể từ ngày thi hành án, thân nhân hoặc người đại diện của người đã bị thi hành án được làm đơn đề nghị cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi đã thi hành án cho nhận hài cốt. Đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận hài cốt; quan hệ với người đã bị thi hành án; cam kết bảo đảm yêu cầu về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và tự chịu chi phí. Đơn phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, trường hợp người bị thi hành án là người nước ngoài thì đơn đề nghị phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch và phải được dịch ra tiếng Việt. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm xem xét giải quyết.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục thi hành án tử hình theo quy định tại Luật thi hành án hình sự 2019. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật.

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tổng đài 24/7 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com