Thủ tục đăng ký hiến tạng sau khi chết như thế nào? Quyền lợi được hưởng là gì? mới nhất
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt tình huống:
Tôi hiện nay 35 tuổi, muốn viết đơn hiến một vài bộ phận cơ thể (nội tạng) trong trường hợp xảy ra sự cố mà tôi không may tử vong, không biết để hiến tặng thì cần điều kiện gì không? thủ tục đăng ký và quyền lợi của tôi có thể được hưởng như thế nào?
Người gửi: Vũ Cường.
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến luật LVN. Về vấn đề của bạn, công ty luật LVN xin tư vấn giúp bạn như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác 2006;
– Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
2. Thủ tục đăng ký hiến tạng sau khi chết như thế nào? Quyền lợi được hưởng là gì?
Theo Điều 5 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác 2006 quy định về Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác như sau:
“Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.”
Như vậy, người đủ điều kiện hiến bộ phận cơ thể người là người đủ 18 tuổi trở lên, pháp luật quy định rõ: Điều 34. Nghị định 176/2013/NĐ-CP về “Vi phạm quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác:
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới 18 tuổi;”
Hiện nay anh đã 35 tuổi đã đủ tuổi để đăng kí hiến tạng sau khi chết. Do đó nếu muốn hiến tặng bộ phận cơ thể sau khi chết thì chỉ cần có đủ năng lực hành vi dân sự là đã đảm bảo điều kiện. Có thể thấy, pháp luật Việt Nam không bắt buộc người hiến bộ phận cơ thể người phải có sự đồng ý của gia đình, cha mẹ, cho phép người hiến toàn quyền quyết định việc hiến tặng của mình. Bởi lẽ họ hoàn toàn có quyền định đoạt với cơ thể của mình.
Trường hợp của anh, muốn hiến tặng sau khi chết thì thủ tục được tiến hành như sau:
Theo Điều 18 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác 2006 về “Thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết:
1. Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 của Luật này có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết với cơ sở y tế.
2. Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
3. Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến mô, bộ phận cơ thể người, Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này để tiến hành các thủ tục đăng ký cho người hiến.
4. Khi nhận được thông báo của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này có trách nhiệm sau đây:
a) Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người;
b) Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến;
c) Cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho người hiến;
d) Báo cáo danh sách người đăng ký hiến đã được cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
5. Việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết có hiệu lực kể từ khi người đăng ký được cấp thẻ đăng ký hiến.
6. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết; việc tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết.”
Tuy vậy, nếu anh muốn làm đăng kí hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết anh phải đảm bảo các điều kiện như sau theo Điều 21 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác 2006 về “Điều kiện lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết
1. Chỉ cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này mới được tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết.
2. Việc lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết;
b) Có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết và đã được công bố là chết não theo quy định tại khoản 5 Điều 27 của Luật này;
c) Trường hợp không có thẻ hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết thì việc lấy phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó.”
Hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết là hành động với nghĩa cử cao đẹp cân được nhận nhân rộng, cụ thể, sau khi hiến bộ phận cơ thể người cho và người được cho theo các Điều 24 và 25 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác 2006:
Điều 24. “Trách nhiệm của cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến trong việc lấy bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, lấy xác
1. Cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến có trách nhiệm sau đây:
a) Đến nơi có xác để lấy bộ phận cơ thể người hoặc lấy xác;
b) Phối hợp với gia đình để tổ chức lễ truy điệu;
c) Khôi phục về mặt thẩm mỹ thi thể sau khi lấy bộ phận cơ thể người hoặc khi không còn nhu cầu sử dụng xác;
d) Tổ chức mai táng di hài sau khi không còn nhu cầu sử dụng.
2. Kinh phí tổ chức tang lễ và mai táng di hài do ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.”
“Điều 25. Tôn vinh người hiến bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác:
Người đã hiến bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác được truy tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.”
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về Thủ tục đăng ký hiến tạng sau khi chết như thế nào? Quyền lợi được hưởng là gì? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Thị Ánh.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Thủ tục đăng ký hiến tạng sau khi chết như thế nào? Quyền lợi được hưởng là gì? Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam