Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Công ty Luật LVN! Tôi ly hôn chồng năm 2012, khi đó Tòa quyết định tôi được nuôi 2 con, mỗi tháng chồng tôi phải cấp dưỡng cho con gái lớn 1.000.000 đồng và con trai 500.000 đồng. Tuy nhiên, đến nay các con tôi đã lớn, con trai chuẩn bị vào lớp Một nên nhu cầu chi tiêu của các con tôi ngày càng nhiều hơn. Tôi yêu cầu chồng tôi phải tăng tiền cấp dưỡng hàng tháng nhưng anh ta không đồng ý, nói chỉ làm theo quyết định của Tòa án. Tôi đến Tòa án hỏi thì người ở Tòa án nói vấn đề này Tòa đã giải quyết trước đây, nên giờ tôi muốn tăng tiền cấp dưỡng thì phải thỏa thuận với chồng cũ. Luật sư cho tôi hỏi trường hợp này tôi phải làm sao? Nếu anh ta không chịu tăng tiền cấp dưỡng thì tôi phải làm sao?
Người gửi: Lưu Hà Anh (Hưng Yên)
Tư vấn luật: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
Xin chào chị! Cám ơn chị đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của chị, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn chị như sau:
1/ Căn cứ pháp lý
– Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
2/ Thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn
Quyền yêu cầu cấp dưỡng là quyền yêu cầu hỗ trợ vật chất để đáp ứng cho các nhu cầu thiết yếu của người có quyền. Theo Luật hôn nhân và gia đình, khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng cho con do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và con hoặc người giám hộ cho con thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của con; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong trường hợp của chị, năm 2012, chị và chồng ly hôn, Tòa án đã quyết định hàng tháng chồng cũ của chị phải cấp dưỡng cho hai con của chị tổng số tiền là 1.500.000 đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại nếu chị cảm thấy khoản tiền đó không còn phù hợp thì chị có thể yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng theo quy định tại khoản 2 Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”.
Trường hợp chị và chồng cũ không thể thỏa thuận về việc thay đổi mức cấp dưỡng thì chị có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết. Để Tòa án yêu cầu chồng chị tăng mức cấp dưỡng hàng tháng, chị cần chứng minh được rằng việc tăng mức cấp dưỡng là cần thiết nhằm đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của hai con chị. Sau khi nhận và thụ lý đơn của chị, Tòa án sẽ xem xét sự cần thiết phải tăng mức cấp dưỡng hàng tháng cùng với thu nhập hàng tháng của chồng cũ của chị để quyết định có tăng mức cấp dưỡng hàng tháng hay không, tăng bao nhiêu để vừa đảm bảo quyền và lợi ích của hai con chị, vừa đảm bảo các nhu cầu thiết yếu cho chồng cũ của chị.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về Thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
LUẬT VIỆT PHONG – PHÒNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn