Thay đổi dân tộc theo Bộ luật Dân sự 2015 mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt tình huống:

Bố tôi là người dân tộc Kinh, mẹ tôi là dân tộc Mường, bố mẹ tôi khi đi khai sinh cho tôi và em gái tôi đều là dân tộc Mường, nay tôi đã 21 tuổi tôi không muốn để dân tộc Mường nữa, tôi muốn thay đổi thành dân tộc Kinh giống như bố tôi, mong Luật sư tư vấn giúp cho tôi rằng: tôi có thể thay đổi dân tộc Mường thành dân tộc Kinh được không?
Người gửi: Dương Văn Tuấn
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật LVN, về vấn đề của bạn Công ty Luật LVN xin được tư vấn cho bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Dân sự 2015;
– Luật Hộ tịch 2014.

2.Thay đổi dân tộc theo Bộ luật Dân sự 2015

Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật Dân sự có quy định như sau: “Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình.” Như vậy, đây là một trong những loại quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân, do đó pháp luật cho phép cá nhân có quyền xác định lại dân tộc của mình.
Để có thể xác lập lại dân tộc của mình, thì bạn cần thuộc một trong hai trường hợp sau đây theo khoản 3 Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015:
– Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;
– Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.
Theo thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi: thì bố bạn là dân tộc Kinh, mẹ bạn là dân tộc Mường (dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ bạn thuộc hai dân tộc khác nhau), do đó bạn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc của mình.
Thẩm quyền xác định lại dân tộc: theo khoản 3 Điều 46 Luật Hộ tịch quy định về Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc: “Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch  cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.” Như vậy, ta có thể thấy rằng Ủy bạn nhân dân Huyện nơi bạn cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết việc xác định lại dân tộc của bạn.
Thủ tục xác định lại dân tộc: theo khoản 1 Điều 47 Luật Hộ tịch có quy định về Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc:
“1. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch được áp dụng theo quy định tại Điều 28 của Luật này.
Trường hợp yêu cầu xác định lại dân tộc thì phải có giấy tờ làm căn cứ chứng minh theo quy định của pháp luật; trình tự được thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Luật này.”
 Khi xác định lại dân tộc của bạn thì bạn cần có giấy tờ làm căn cứ chứng minh theo quy định của pháp luật (như giấy khai sinh,…), trình tự, thủ tục mà bạn cần đáp ứng như sau theo Điều 28 Luật Hộ tịch 2014:
“1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.”
Lưu ý: Khi bạn xác định lại dân tộc của mình, nếu bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện ra hành vi của bạn: “Lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam.” (khoản 5 Điều 29 Bộ luật Dân sự) thì bạn sẽ không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc của mình.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về Thay đổi dân tộc theo Bộ luật Dân sự 2015. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Thị Châu

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Thay đổi dân tộc theo Bộ luật Dân sự 2015
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com