Sử dụng súng điện có bị xử phạt hay không? mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Luật sư cho tôi hỏi tôi có mua một cây súng điện trị giá 1400.000d và tôi có đi ăn trộm mít của người ta tôi cắt được khoản 10 trái mít của người ta và tôi thấy có người đang nhìn tôi và tôi bỏ chạy khoảng 10m có người đuôi theo và tôi có lấy cây súng điện tôi bán lên trên trời một viên về hướng người đuôi theo tôi và tôi bỏ chạy tiếp đến khi bị mất mat nhau không thấy nữa vậy cho tôi hỏi vậy tôi có bị sử phạt hình sự không và tôi bị sử phạt về tội gì và có ở tù không có sử phạt hành chính không bao nhiêu tiền

Phạm Văn Thuận

Bài viết liên quan:
Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ bị xử lý như thế nào?
Nhân viên bảo vệ có được phép “tự” mua và sử dụng công cụ hỗ trợ không và hình thức xử lý khi mua và sử dụng công cụ hỗ trợ không có giấy phép
Hồ sơ, thủ tục xin cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ
Sử dụng công cụ hỗ trợ có giấy phép thì bị xử lý như thế nào?
Điều kiện, đối tượng sử dụng công cụ hỗ trợ

Căn cứ pháp lý

– Luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ năm 2017
– Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật LVN, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật LVN xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến xử lý hành vi sở hữu trái phép công cụ hỗ trợ.

Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ vào pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tại điểm a khoản 11 điều 3 Luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ năm 2017:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
11. Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:
a) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;

Đồng thời, tại khoản 1 điều 5 Luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có quy định:

Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ và công cụ hỗ trợ
1. Cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.

Theo đó, súng bắn điện được coi là công cụ hỗ trợ và bị nghiêm cấm sở hữu, trừ một số đối tượng được trang bị theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp trên, hành vi sở hữu và sử dụng súng bắn điện của bạn là hành vi bị nghiêm cấm, do vậy, bạn sẽ bị  xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
đ) Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

Ngoài ra, hành vi của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ theo quy định tại điều 306 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:

Điều 306. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ 
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về xử lý hành vi sở hữu trái phép công cụ hỗ trợ. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Nguyễn Hòa

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Sử dụng súng điện có bị xử phạt hay không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com