Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt câu hỏi:
Bố mẹ tôi có một mảnh đất đứng tên cả bố mẹ, giờ bố tôi mất không để lại di chúc. Nhà tôi có 3 anh chị em. Ông bà đã mất hết rồi. Giờ phải làm thế nào để sang tên được mảnh đất này cho mẹ tôi đứng tên? Tôi xin cảm ơn rất nhiều.
Người gửi: Thu Hương (Bắc Ninh)
Tư vấn luật: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:
1/ Căn cứ pháp lý
– Bộ luật dân sự năm 2005;
– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
2/ Sang tên mảnh đất cho vợ khi chồng đã chết
Theo thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi, bố mẹ bạn có một mảnh đất đứng tên cả bố mẹ, giờ bố mất không để lại di chúc. Nhà bạn thì có 3 anh chị em, ông bà của bạn cũng đã mất.
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết như sau:
“1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.”
Như vậy, căn cứ vào quy định trên, đối với trường hợp của gia đình bạn, khi bố bạn chết đi thì mẹ bạn sẽ là người quản lý tài sản chung của hai vợ chồng, trong đó có mảnh đất mà cả 2 bố mẹ bạn cùng đứng tên. Bên cạnh đó, nếu có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của bố mẹ bạn được chia đôi, và đương nhiên trong khối tài sản chung của bố mẹ bạn có cả mảnh đất mà bố mẹ cùng đứng tên. Nếu tài sản chung chia đôi thì mảnh đất này lập tức sẽ được chia đôi cho 2 người, bố bạn một nửa và mẹ bạn một nửa. Một nửa mảnh đất của bố bạn sau khi chia sẽ được để thừa kế lại theo quy định của pháp luật về thừa kế, cụ thể ở đây là thừa kế theo pháp luật (vì bố bạn không để lại di chúc). Tuy nhiên, nếu không có yêu cầu chia di sản thì đương nhiên tài sản chung của bố mẹ bạn sẽ không bị chia đôi, lúc này phân chia di sản thừa kế sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Vì thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi chưa thực sự đầy đủ, vì vậy, để giải quyết vấn đề mà bạn thắc mắc, chúng tôi xin chia làm 2 trường hợp như sau:
– Trường hợp 1: Không có yêu cầu phân chia di sản khi người chồng chết
Đối với trường hợp không có yêu cầu phân chia di sản khi bố của bạn chết thì sẽ không phát sinh vấn đề tài sản chung của hai vợ chồng sẽ bị chia đôi, kéo theo đó mảnh đất mang tên 2 người cũng sẽ không bị chia đôi.
Vì bố bạn không để lại di chúc nên vấn đề thừa kế ở đây sẽ được áp dụng theo quy định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật. Căn cứ Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định Người thừa kế theo pháp luật như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Căn cứ vào khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định thứ tự những người thừa kế ở từng hàng thừa kế, đối với trường hợp của gia đình bạn, mẹ của bạn và 3 anh chị em của bạn sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất, và đây là hàng thừa kế được ưu tiên hưởng di sản thừa kế đầu tiên so với 2 hàng thừa kế còn lại, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Như vậy, cả mẹ bạn và 3 anh chị em của bạn đều thuộc những người được hưởng di sản thừa kế mà bố bạn để lại theo quy định của pháp luật, và theo nguyên tắc cả 4 người đều được hưởng phần di sản bằng nhau, tất nhiên trong đó sẽ có mảnh đất mang tên cả 2 người.
Vậy, để có thể sang tên được mảnh đất này cho mẹ bạn đứng tên, thì phương án duy nhất ở đây đó là lập một văn bản thỏa thuận phân chia di sản có công chứng, theo đó, ở văn bản thỏa thuận này, cả 3 anh chị em của bạn đều phải đồng nhất quan điểm với nhau là đồng ý cho mẹ bạn hưởng toàn bộ mảnh đất mà cả 2 bố mẹ cùng đứng tên. Thứ hai là bạn cần phải có một văn bản khai nhận di sản thừa kế, mục đích là để biết được di sản thừa kế bao gồm những di sản nào; thứ ba là giấy tờ tùy thân của những người được hưởng thừa kế để biết được những người được quyền thừa kế ở đây bao gồm những ai. Sau khi hoàn thiện được 3 văn bản, giấy tờ này, mẹ bạn mới có thể đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để sang tên mảnh đất này cho mình.
– Trường hợp thứ 2: Có yêu cầu phân chia di sản khi người chồng chết
Nếu có yêu cầu phân chia di sản khi bố của bạn chết, thì theo quy định của pháp luật, tài sản chung của bố mẹ bạn sẽ được chia đôi cho 2 người, trong đó mảnh đất kia cũng sẽ được chia đôi cho cả bố và mẹ. Như vậy, mẹ bạn sẽ được một nửa mảnh đất, nửa mảnh đất còn lại sẽ là của bố bạn và đương nhiên cũng sẽ thuộc di sản thừa kế mà bố bạn để lại. Căn cứ khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005, thì mẹ của bạn và 3 anh chị em bạn sẽ được hưởng phần di sản thừa kế mà bố bạn để lại, trong đó có 1/2 mảnh đất kia. Cũng giống như trường hợp 1, để mẹ bạn sang tên được cả mảnh đất, thì mẹ bạn cũng phải được hưởng nửa mảnh đất còn lại mà bố bạn để lại. Như vậy, phương án ở đây cũng là lập một văn bản thỏa thuận phân chia di sản có công chứng, trong đó cả 3 anh chị em của bạn đều phải đồng nhất quan điểm với nhau là đồng ý cho mẹ bạn hưởng nửa mảnh đất mà bố để lại. Thứ hai là cần phải có một văn bản khai nhận di sản thừa kế, mục đích là để biết được di sản thừa kế bao gồm những di sản nào; thứ ba là giấy tờ tùy thân của những người được hưởng thừa kế để biết được những người được quyền thừa kế ở đây bao gồm những ai. Sau khi hoàn thiện được 3 văn bản, giấy tờ này, mẹ bạn mới có thể đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để sang tên mảnh đất này cho mình.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về vấn đề Sang tên mảnh đất cho vợ khi chồng đã chết. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Sang tên mảnh đất cho vợ khi chồng đã chết
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn