Quyền nuôi con sau khi ly hôn mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt  câu hỏi:

Chào luật sư tôi muốn hỏi về vấn đề vợ chồng tôi mới cưới nhau tháng 4  năm ngoái năm nay đã có cháu 10 tháng(  vì tôi có bầu trước) khi cưới nhau về thì anh gửi tôi lại cho bố mẹ chồng tôi nuôi rồi đi làm ăn ở quê tôi..từ đó đến nay tôi chưa được về thăm quê…hồi tôi sinh mẹ tôi có ra chăm sóc..vì bà kiêng khem kỹ sợ tôi bị hậu sản sau này nên làm gia đình nhà chồng tôi không vừa lòng.. bố chồng thường xuyên chửi mắng hắt hủi, xúc phạm danh phẩm và đuổi tôi ra khỏi nhà khi tôi mới sinh con  1 tuần không quan tâm tới sự có mặt của mẹ tôi..sau một tháng mẹ tôi về thì chồng tôi cũng về thăm nhưng cũng hờ hững vậy..

 Vậy là tôi quyết định đưa con về.. tôi nhờ người quen đón định bí mật đưa cháu đi thì người kia lại bị công an bắt trước và tôi cũng bị lên xã và bị gán cho tội bắt cóc trẻ con( lúc đó còn tôi 2 tháng tuổi) sau gia đình xin cho tôi về và người kia cũng được thả ra.. từ đó gia đình càng quản lý chặt…bố chồng vẫn chửi mắng và đuổi tôi đi vì vợ chồng tôi vẫn chưa có nghề nghiệp ổn định và phụ thuộc vào ông bà.. chồng tôi thì vứt điện thoại của tôi đi không cho tôi liên lạc với ai nữa…va gia đình cho là việc làm của tôi có liên quan tới mẹ tôi nên chửi mắng bà thậm tệ.

Vậy tôi xin hỏi

 Việc làm đưa con đi có vi phạm pháp luật không? Và khi ra tòa có bị truy cứu trách nhiệm không?

 Hiện tại tôi phải làm sao để 2 mẹ con tôi được về ngoại..tôi không thể bỏ lại con được? tôi có thể lấy lý do gì để ly hôn đơn phương?

Làm sao tôi làm giấy khai sinh cho cũng khi chồng giữ giấy chứng sinh và không chịu đưa ra giấy cmt va sổ hộ khẩu?

Gia đình chồng có người quen làm công an ở huyện nên cũng được công an xã bảo trợ vậy việc tôi muốn đưa con về và ly hôn có gặp khó khăn không?

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

– Luật phòng chống, bạo lực gia đình năm 2007

– Nghị định 167/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình;

– Nghị định số 67/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

2/ Quyền nuôi con sau ly hôn

Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con trong thời kì hôn nhân

Theo quy định tại điều 20, BLHS: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em:

“1. Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Vì động cơ đê hèn;

 d) Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt nhiều trẻ em

đ) Để đưa ra nước ngoài;

e) Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo;

 g) Để sử dụng vào mục đích mại dâm;

 h) Tái phạm nguy hiểm;

 i) Gây hậu quả nghiêm trọng.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm hoặc phạt quản chế từ một năm đến năm năm.”

Tiếp đó, theo quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng

1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.”

Như vậy trong trường hợp của bạn, do 2 bên chưa chấm dứt quan hệ ly hôn, chưa tiến hành ly hôn và chưa có quyết định của tòa án về quyền nuôi con thì nghĩa vụ về chăm sóc và nuôi dưỡng con cái là ngang nhau nên việc bạn đưa con đi không vi phạm quy định của pháp luật.

Đơn phương ly hôn và quyền nuôi con sau ly hôn

Theo quy định tại điều 51 luật hôn nhân và gia đình năm 2014: “Vợ, chồng hoặc cả 2 người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn của 2 người”

Điều 56 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“1.Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2.Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3.Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Như vậy, bạn có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn khi có một trong các điều kiện trên

Trong trường hợp bạn muốn được quyền nuôi con:

Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

“2.Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, trừ trường hợp bạn không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giao dục con thì Tòa án sẽ trực tiếp giao quyền nuôi con cho bạn.

3/ Thủ tục đăng kí khai sinh cho con

Theo quy định của phap luật khi đi đăng kí khai sinh cho con (cha, mẹ, ông, bà hoặc người thân thích khác của trẻ) chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Giấy chứng sinh (do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp). Nếu trẻ sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Nếu không có người làm chứng, người đi khai sinh làm giấy cam đoan việc sinh là có thực;

– Sổ Hộ khẩu (hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ. Trường hợp đã ly hôn thì mang hộ khẩu của người đi khai sinh;

– Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ (nếu cha, mẹ của trẻ có đăng ký kết hôn). Nếu cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ quan hệ hôn nhân của cha mẹ, không bắt buộc xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn;

– CMND/Hộ chiếu Việt Nam (bản chính và bản photo) của cha mẹ hoặc người đi làm thay;

– Điền mẫu tờ khai đăng ký khai sinh (Mẫu TP/HT-2012- TKKS.1 quy định tại Nghị định 06/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực).

Như vậy, như thông tin bạn cung cấp thì bạn không đủ giấy tờ để làm giấy khai sinh cho con. Tuy nhiên khai sinh cho con là quyền và nghĩa vụ của cha mẹ vì vậy bạn có quyền yêu cầu chồng chị thực hiện thủ tục làm giấy khai sinh cho con theo đúng quy định của pháp luật

Theo luật hôn nhân và gia đình và các văn bản liên quan, Thẩm quyền giải quyết việc ly hôn thuộc về Tòa án, vì vậy trong trường hợp nếu bạn gặp cản trở từ phía các cá nhân khi thực hiện quyền của mình bạn có quyền khiếu nại về hành vi cản trở đó

Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về vấn đề Quyền nuôi con sau khi ly hôn. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

LUẬT VIỆT PHONG – PHÒNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quyền nuôi con sau khi ly hôn
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com