Quy định về xử lý vi phạm trong giao kết hợp đồng lao động bằng miệng mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt tình huống:

Thứ 2 em đậu phỏng vấn ở 1 công ty và thứ 4 là ngày đầu tiên em nhận việc. 2 bên mới chỉ thỏa thuận miệng, chưa kí hợp đồng lao động nhưng thứ 4 em kẹt chuyện nên không đi làm mà em quên báo cho công ty đó rồi sáng thứ 5 họ kêu pháp lý tới nhà em đòi làm việc với em và gia đình em họ bắt em phải chịu trách nhiệm rồi họ định đăng CV của em lên mạng cho cả nước không tuyển dụng em. Vậy em có bị phạt hay bị gì không ạ?
Người gửi: Nguyễn Thị Hương
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Luật LVN. Về vấn đề của bạn, Công ty Luật LVN xin tư vấn giúp bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Lao động năm 2012.

2. Quy định về xử lý vi phạm trong giao kết hợp đồng lao động bằng miệng

Do bạn chưa cung cấp cụ thể về thời gian làm việc mà bạn và phía công ty đã thỏa thuận nên chúng tôi xin tư vấn giúp bạn như sau:
– Trường hợp công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng:
Căn cứ Khoản 2 Điều 16 Bộ luật Lao động quy định về hình thức của hợp đồng lao động:
“Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói”
Dựa theo quy định trên, nếu công việc của bạn đã thỏa thuận với công ty có thời hạn dưới 3 tháng thì việc giao kết hợp đồng lao động miệng của bạn có hiệu lực, thuộc loại hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. (Điểm c – Khoản 1 – Điều 22 Bộ luật Lao động). Bạn sẽ phải thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết với công ty.
Mặt khác Điều 37 Bộ luật Lao động về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động:
“1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục”.
Như vậy, việc bạn không đi làm và cũng không báo với công ty có thể coi đó hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp của bạn không thuộc các trường hợp liệt kê ở trên nên việc chấm dứt hợp đồng lao động đó là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Bạn có nghĩa vụ phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và không được trợ cấp thôi việc (Điều 43 – Bộ luật Lao động)
– Trường hợp công việc có thời hạn trên 3 tháng:
Căn cứ  theo quy định tại khoản 1 Điều 16 và khoản 1 Điều 18 – Bộ luật Lao động về hình thức hợp đồng và nghĩa vụ giao kết hợp đồng:
“Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”
“Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.”
Dựa theo quy định trên, bạn và công ty có nghĩa vụ giao kết hợp đồng bằng văn bản trước khi nhận bạn vào làm việc. Nếu không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản trước khi nhận bạn vào làm thì giữa bạn và công ty chưa có sự ràng buộc và không phát sinh quyền và nghĩa vụ với nhau nên bạn sẽ không bị phạt trong trường hợp này.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về Quy định về xử lý vi phạm trong giao kết hợp đồng lao động bằng miệng. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Hương Diền

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định về xử lý vi phạm trong giao kết hợp đồng lao động bằng miệng
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com