Quy định về việc trả lại thẻ bảo hiểm y tế khi nghỉ việc mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt câu hỏi :

Tôi trước làm trong công ty may Tinh Lợi, khi nghỉ việc có đến văn phòng để trả thẻ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên văn phòng không nhận. Sau khi lên lấy sổ bảo hiểm thì bị phạt 1 triệu 300 nghìn với lý do là không trả thẻ BHYT (nội quy của công ty có ghi khi nghỉ việc phải trả thẻ để nhận sổ). Khi nghỉ việc thì tôi không viết đơn nhưng đã được sự đồng ý cho nghỉ do nhà có việc đột xuất. Tôi đã làm đơn lên giám đốc công ty nhưng không thay đổi kết quả gì. Hỏi phạt như thế là đúng hay sai? Cách giải quyết như thế nào khi gặp tình huống tương tự trong công ty?
Người gửi: Quốc Hùng
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý :

-Luật Bảo hiểm y tế 2014 sửa đổi, bổ sung;
– Quyết định số 595/QĐ-BHXH ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế;
-Bộ luật lao động 2012.

2/ Quy định về việc trả lại thẻ bảo hiểm y tế khi nghỉ việc

Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Bảo hiểm y tế 2014 sửa đổi, bổ sung thì:
Điều 15. Phương thức đóng bảo hiểm y tế
1. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 50 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, có quy định về trách nhiệm của người tham gia, đơn vị, Đại lý thu như sau:
2. Trách nhiệm của đơn vị, Đại lý thu
2.1. Đơn vị
a) Thực hiện lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo đúng quy trình, quy định tại Văn bản này và quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lập hồ sơ; lưu trữ hồ sơ của người tham gia và đơn vị.
c) Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, hồ sơ, tài liệu, dữ liệu liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN khi có thay đổi hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền, cơ quan BHXH.
d) Phổ biến pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động trong đơn vị.
đ) Phối hợp với cơ quan BHXH thực hiện các quy định về pháp luật BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
Do đó, căn cứ theo các điều luật nêu trên, khi người lao động nghỉ việc mà thẻ bảo hiểm y tế vẫn còn hiệu lực thì người lao động có trách nhiệm nộp lại thẻ bảo hiểm y tế cho người sử dụng lao động. Bên công ty bạn sẽ liên hệ với cơ quan bảo hiểm để làm thủ tục khai báo giảm lao động và chốt sổ bảo hiểm cho bạn. Như vậy, việc bạn trả lại thẻ bảo hiểm y tế là đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên văn phòng không nhận sau đó lại phạt bạn với lý do không trả thẻ bảo hiểm y tế, tuy bạn nghỉ việc không làm đơn thông báo trước 45 theo luật định ngày do nhà có việc đột xuất nhưng đã được sự đồng ý của ban lãnh đạo công ty. Vì thế công ty phạt bạn với lý do đó là trái với quy định pháp luật.
Trường hợp anh đã làm đơn gửi lên giám đốc công ty mà kết quả vẫn không thay đổi, căn cứ theo quy định tại Điều 200, 201 Bộ luật lao động 2012 thì:
Điều 200. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
1. Hoà giải viên lao động.
2. Toà án nhân dân.
Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
3. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.
Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.
Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.
Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.
Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.
Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.
4. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.
Như vậy, về vấn đề này, căn cứ vào các quy định nêu trên, để bảo về quyền lợi của mình, bạn phải làm đơn gửi hội đồng hòa giải lao động, yêu cầu hội đồng tiến hành hòa giải tranh chấp trên cơ sở có mặt của đại diện người sử dụng lao động và người lao động (điểm d khoản 1 Điều 201 Bộ luật lao động 2012). Nếu trường hợp hòa giải không thành thì bạn mới gửi đơn khởi kiện lên tòa án nhân dân cấp huyện để khởi kiện tranh chấp lao động. 
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về vấn đề Quy định về việc trả lại thẻ bảo hiểm y tế khi nghỉ việc. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Vũ Thùy Trang

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định về việc trả lại thẻ bảo hiểm y tế khi nghỉ việc
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com