Quy định pháp luật về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Chào luật sư, tôi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khoảng 7000m2. Trên đất này có 105m2 là đất nghĩa địa và được cấp giấy chứng nhận ” đất nghĩa địa ”. Trên đất nghĩa địa này có 5 ngôi mộ là ông bà cố của tôi và 3 ngôi mộ có quan hệ bà con với gia đình tôi. Nay tôi muốn di dời 5 ngôi mộ này vào đất vườn của tôi, chi phí di dời và xây mới lại 5 ngôi mộ này tôi sẽ trang trải. Nhưng trong gia đình có người cậu ( là bà con với tôi ) cậu và mẹ tôi là bà con cô cậu gọi ông, bà cố tôi là ông ngoại, bà ngoại không đồng ý cho tôi di dời. Vậy xin luật sư tư vấn cho tôi phải làm thế nào để được di dời các ngôi mộ.
Người gửi: Phạm Minh

Bài viết liên quan

– Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
– Tặng cho quyền sử dụng đất khi chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
– Bồi thường đất bị thu hồi mà người sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
– Đất đã sử dụng lâu dài có được cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất không?
– Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất đã được sử dụng ổn định, lâu dài
– Bộ luật dân sự (BLDS) 2015

Luật sư tư vấn

Từ các dữ kiện bạn đưa ra và căn cứ theo quy định pháp luật, có thể thấy bạn đang gặp 1 số vấn đề về quyền định đoạt sử dụng đất hoặc quy định pháp luật về thừa kế.
TH 1: Bạn đưa ra dữ kiện là bạn có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có thể hiểu rằng giấy chứng nhận này được cấp cho bạn và căn cứ theo BLDS 2015 quy định
Điều 158. Quyền sở hữu
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật
Như vậy, bạn được toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến đất đai được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng.

TH 2: Theo nhận định khác, mặc dù bạn có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không được cấp cho bạn cộng thêm các dữ kiện khác, có thể vấn đề bạn đang thắc mắc sẽ liên quan đến quy định pháp luật về thừa kế. Do bạn không nói rõ việc ông, bà cố ngoại của bạn mất có để lại di chúc gì hay không nên chúng tôi sẽ phân tình huống của bạn thành 2 trường hợp:
– Thừa kế theo di chúc: Khi di chúc của người để lại di sản hợp pháp theo điều 630 BLDS 2015 quy định thì di sản đó được chia theo nguyện vọng của người để lại di sản.
Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng
Như vậy người được hưởng thừa kế trong trường hợp này sẽ đồng thời là người quản lý di sản sẽ được toàn quyền quyết định về việc sử dụng mảnh đất này như thế nào. 

Tuy nhiên, quyền của người được thừa kế có thể bị hạn chế nếu người để lại di sản đã quyết định để lại 1 phần di sản cho việc thờ cúng theo điều 645 BLDS 2015 quy định:
Điều 645. Di sản dùng vào việc thờ cúng
1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng


Thừa kế theo pháp luật: Trường hợp này, nếu người để lại di sản không để lại di chúc thì tài sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật theo điều 651 BLHS 2015 quy định 
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
…….
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Từ quy định trên, có thể hiểu rằng việc quyết định sử dụng di sản từ người chết để lại như thế nào sẽ phụ thuộc vào những người có liên quan nằm trong hàng thừa kế quyết định. Trong trường hợp này việc mẹ bạn, người cậu và những người cùng hàng thừa kế thứ 2 sẽ thỏa thuận bằng văn bản với nhau về sử dụng mảnh đất trên như thế nào, thỏa thuận trên chỉ hợp pháp khi những người ở hàng thừa kế thứ nhất, tức là những người mà bạn gọi là ông bà không còn sống nữa. 

Trên đây là tư vấn từ Luật LVN về quyền sử dụng, định đoạt tài sản. Chúng tôi hy vọng quý khách có thể vận dụng được các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan , hoặc cần tư vấn, giải đáp quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Vũ Quân

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định pháp luật về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com