Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Nguyễn Đình Ngọc Sơn
Bài viết liên quan:
–Quyền ưu tiên mua đất thuộc sở hữu chung
–Tự ý bán tài sản sở hữu chung có bị coi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?
–Hành vi bán tài sản thuộc sở hữu chung mà chưa cho phép phạm tội gì?
–Bán nhà thuộc sở hữu chung khi không được sự đồng ý của người còn lại?
–Phân chia tài sản thuộc sở hữu chung
|
Căn cứ pháp lý:
–Bộ luật dân sự năm 2015
–Luật nhà ở năm 2014
|
Dựa theo thông tin bạn cung cấp và căn cứ pháp luật về sở hữu chung. Theo Điều 210 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định Sở hữu chung hợp nhất:
Điều 210. Sở hữu chung hợp nhất
“1. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.
Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.
2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.”
Trong trường hợp này quyền sở hữu nhà ở của các đồng sở hữu là thuộc sở hữu chung theo hợp nhất. Theo đó, đối với tài sản thuộc sở hữu chung của nhiều người thì việc định đoạt tài sản được thực hiện theo phương thức thỏa thuận giữa các bên.
|
Quyền sử dụng đất trong trường hợp trên được ghi nhận cho nhóm người sử dụng đất bao gồm 2 chị em bạn. Hai người có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc sử dụng đất. Tuy nhiên do không đủ điều kiện để tách thửa, bạn có thể đề nghị người chị nhận chuyển nhượng và thanh toán cho bạn giá trị bằng tiền phần diện tích đất của mình. Điều 218 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
Điều 218. Định đoạt tài sản chung
1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.
Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung.
Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.
…
|
Ngoài ra, theo Điều 91 Luật nhà ở năm 2014 quy định:
Điều 91. Bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sởhữu chung |
Như vậy, khi một trong các bên chủ sở hữu muốn ngăn đôi, sửa chữa bảo trì ngôi nhà thì cần có sự đồng ý của chủ sở hữu còn lại.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định pháp luật về định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn