Quy định của pháp luật về người giám hộ mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Bên cạnh những vấn đề về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của cá nhân, quyền nhân thân… thì giám hộ là một trong những chế định quan trọng liên quan đến cá nhân được quy định trong Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005. Chế định này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước ta đến những đối tượng không đủ năng lực chủ thể như người chưa thành niên có hoàn cảnh đặc biệt hay người mất năng lực hành vi dân sự. Sự “trợ giúp” này của người giám hộ không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ về năng lực chủ thể mà còn đưa ra những đảm bảo tốt nhất cả về vật chất và tinh thần cho người được giám hộ.

Dưới đây là những quy định của pháp luật liên quan đến chế định người giám hộ:

Người giám hộ là cá nhân, tổ chức được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (gọi chung là người được giám hộ).

Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ: không phải bất cứ ai cũng có thể trở thành người giám hộ, điều 60 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định chỉ những cá nhân có đủ các điều kiện sau đây mới có thể được công nhận làm người giám hộ:

NGƯỜI GIÁM HỘ ĐƯƠNG NHIÊN

Căn cứ theo quy định tại điều 61, Bộ luật dân sự năm 2005, người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên là:

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau:

  • Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ;
  • Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.

Căn cứ theo quy định tại điều 62, Bộ luật dân sự năm 2005, người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự là:

  • Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
  • Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo là người giám hộ.
  • Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

 

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900.0191

Trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ.

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI GIÁM HỘ

Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ: để thực hiện vai trò chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được giám hộ, pháp luật đã trao cho người giám hộ được thực hiện một số quyền và phải thực hiện những nghĩa vụ sau:

Quyền của người giám hộ 

1. Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết của người được giám hộ;

2. Được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;

3. Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Nghĩa vụ của người giám hộ

Người giám hộ có nghĩa vụ chung là chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Tuy nhiên, việc thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ như thế nào còn phụ thuộc vào việc xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân. Bộ luật dân sự năm 2005 quy định cụ thể như sau:

Điều 65. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi 

1. Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ;

2. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự;

3. Quản lý tài sản của người được giám hộ;

4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Điều 66. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi  

1. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự;

2. Quản lý tài sản của người được giám hộ;

3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Điều 67. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự  

1. Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;

2. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;

3. Quản lý tài sản của người được giám hộ;

4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Bên cạnh đó, những vấn đề liên quan đến việc quản lý tài sản của người được giám hộ, người giám hộ phải đảm bảo những yêu cầu sau:

1. Người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình.

2. Người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác.

3. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. 

Người giám hộ là người đại diện theo pháp luật của người được giám hộ trong mối quan hệ với Nhà nước trong hầu hết các giao dịch dân sự. Bởi thế nên việc thực hiện nghiêm túc chế định giám hộ không chỉ thể hiện tính nhân văn sâu sắc trong pháp luật nước ta mà còn đảm bảo tính pháp lý trong các quan hệ pháp luật.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về Quy định của pháp luật về người giám hộ. Chúng tôi hi vọng rằng với những tư vấn trên sẽ giúp quý khách có thể vận dụng trong cuộc sống của mình. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, quý khách vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để các luật sư tư vấn và hỗ trợ.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định của pháp luật về người giám hộ
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com