Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt câu hỏi:
Người gửi: Phạm Văn Đạt (Nam Định)
Tư vấn luật: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:
Điều 38 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định:
“Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định, có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo Điều 39 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật này quy định.
Thời hạn quản chế là từ một năm đến năm năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.”
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thi hành hình phạt quản chế có trách nhiệm giám sát, quản lý, giáo dục, tạo điều kiện giúp đỡ người bị kết án làm ăn, sinh sống ngăn chặn không để họ vi phạm pháp luật.
Người bị quản chế có nghĩa vụ: Trở về địa phương mà bản án chỉ định làm nơi quản chế ngay sau khi chấp hành xong hình phạt tù và trình diện với ủy ban nhân dân cấp xã, xuất trình giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù; chịu sự quản lý, giám sát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương; không được tự ý rời khỏi nơi quản chế; mỗi tháng một lần vào tuần đầu của tháng trình diện và báo cáo với ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế việc chấp hành quy định về quản chế; phải có mặt tại địa điểm quy định và trả lời về các vấn đề có liên quan khi ủy ban nhân dân các cấp yêu cầu; chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương; tích cực lao động, học tập, cải tạo để trở thành người có ích cho xã hội.
Người bị quản chế có quyền: Sinh sống cùng gia đình tại địa phương nơi quản chế; lựa chọn nghề nghiệp, công việc lao động thích hợp, trừ những nghề hoặc công việc nhất định đã bị cấm theo quy định của tòa án và những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; được hưởng mọi thành quả lao động do mình làm ra theo quy định của pháp luật; tự do đi lại trong phạm vi xã, phường, thị trấn nơi quản chế; được xét miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại khi có đủ điều kiện.
Các điều kiện xét miễn chấp hành thời hạn quản chế bao gồm: Đã chấp hành được ít nhất một phần hai thời hạn quản chế, thành khẩn hối lỗi, tích cực lao động, học tập, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương và quy định về quản chế; được chủ tịch ủy ban nhân cấp xã nơi quản chế đề nghị
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về quản chế theo quy định của Bộ luật hình sự. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Quản chế theo quy định của Bộ luật hình sự
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn