Photo giáo trình có vi phạm pháp luật hay không? mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt câu hỏi:

Mình là sinh viên Đại học, cho mình hỏi  nếu mình photo giáo trình thì có vi phạm luật không?
Người gửi: Minh Khuê
Bài viết liên quan:
– Tiêu chí phân biệt tội phạm và vi phạm pháp luật khác theo pháp luật hiện hành
– Xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm
– Thông báo về việc bắt giữ người có hành vi vi phạm pháp luật
– Xác định lỗi của pháp nhân trong vi phạm pháp luật
-Xử lý vi phạm pháp luật đối với hành vi tảo hôn
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn bạn như sau:

1.Căn cứ pháp lý:

–Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009
–Nghị định số 100/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan

2.Photo giáo trình có vi phạm pháp luật hay không?

Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam có đưa ra khái niệm về quyền tác giả (một trong các quyền thuộc quyền sở hữu trí tuệ) tại khoản 2 điều 4: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Trong đó “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào” (khoản 7 điều 4 luật SHTT). Từ đó xem xét tình huống với các điều kiện bảo hộ quyền tác giả. 
Chủ thể ở trường hợp này là một hoặc nhiều tác giả viết, sáng tạo nên quyển giáo trình hoặc tổ chức có quyền tác giả. Đây là chủ thể được bảo hộ quyền tác giả theo điều 13 luật SHTT:
“Điều 13. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này.
2. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
Đối tượng là giáo trình, là tác phẩm có tính sáng tạo (tính nguyên gốc) do các tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu, sáng tạo nên, chưa từng được tạo ra trước đó và nó được định hình rõ ràng (Khoản 5 điều 4 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP có đưa ra khái niệm “Định hình là sự biểu hiện bằng chữ viết, các ký tự khác, đường nét, hình khối, bố cục, màu sắc, âm thanh, hình ảnh hoặc sự tái hiện âm thanh, hình ảnh dưới dạng vật chất nhất định để từ đó có thể nhận biết, sao chép hoặc truyền đạt.”, đồng thời đối tượng nằm trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ là giáo trình ở điều 14 và không nằm trong đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả ở điều điều 15 luật SHTT.
“Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
“Điều 15. Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.”
Vậy chủ thể với đối tượng trên được bảo hộ về quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Mà cụ thể ở trường hợp này ta xét đến quyền tài sản với quyền quan trọng trong đó là quyền sao chép tác phẩm. Điều 20 luật SHTT có quy định về các quyền tài sản của tác giả và các nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khi khai thác sử dụng tác phẩm.
“Điều 20. Quyền tài sản
1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
c) Sao chép tác phẩm;”
Ở tình huống này không nói đến mục đích photo và mang giáo trình photo của bạn nên ta sẽ xét theo 2 trường hợp. 
Trường hợp 1: là bạn tự sao chép 1 bản với mục đích phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học của cá nhân thì sẽ thuộc vào trường hợp sử dụng tác phẩm được công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao được quy định tại khoản 1 điều 25 luật SHTT và không làm phương hại đến quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời có thông tin về tên tác giả, xuất xứ tác phẩm. Nếu vậy thì bạn không vi phạm quyền tác giả. 
Trường hợp 2: là bạn photo 1 quyển hoặc nhiều quyển, sử dụng giáo trình photo, mang giáo trình photo đến trường với mục đích học tập hay mục đích khác trường hợp 1 thì bạn  đã có hành vi xâm phạm  đến quyền tác giả đó là sao chép giáo trình mà không được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của giáo trình.
 
Tuy hiện nay tình trạng sinh viên sử dụng giáo trình photo khá phổ biến và chưa có nhiều trường hợp bị đưa ra xem xét vì nhận thấy điều kiện của sinh viên không đủ để hoàn toàn sử dụng giáo trình gốc. Nhưng việc sử dụng giáo trình photo để học tập là sai, xâm phạm đến quyền tác giả và gây phương hại đến lợi ích các tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả khi đã bỏ thời gian, công sức, vật chất để tạo nên tác phẩm là giáo trình nhưng lại không thu được nguồn lợi bù đắp thích đáng cho những gì đã bỏ ra. 
Trên đây là tư vấn  của công ty Luật LVN về việc photo giáo trình có vi phạm pháp luật hay không. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Trần Thị Thủy Tiên

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Photo giáo trình có vi phạm pháp luật hay không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com