Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi và vợ kết hôn được 3 năm. Tháng trước vợ chồng tôi có cãi nhau, vợ tôi đem con về nhà bố mẹ đẻ ở. Từ hôm đó đến giờ vì nhớ con nên tôi có sang thăm con nhưng vợ tôi và họ hàng bên đó không cho tôi thăm con và đuổi tôi về. Thưa luật sư, bây giờ tôi phải làm sao? Hành vi của vợ tôi có vi phạm quy định nào của luật không?
Người gửi: Nguyễn Văn Linh (An Giang)
Luật sư tư vấn:
Xin chào anh! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của anh công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn anh như sau:
1. Căn cứ pháp luật
– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình.
2. Phải làm gì khi vợ ngăn cản chồng thăm con?
Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ như sau:
“1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”
Khoản 1 điều 71 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định:
“1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”
Căn cứ vào quy định trên của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con là như nhau; cha, mẹ đều có quyền được chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng, yêu thương và bảo vệ con. Không một chủ thể nào có quyền ngăn cản cha, mẹ đứa trẻ thực hiện quyền này. Như vậy, việc vợ anh ngăn cản anh thăm nom, chăm sóc cho con là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Trước tiên, anh nên nói chuyện với vợ nhằm giải quyết những mâu thuẫn trước đây, hàn gắn tình cảm vợ chồng. Trong trường hợp, vợ và gia đình bên vợ vẫn cố tình tiếp tục ngăn cản anh thực hiện quyền của mình, anh có thể trình báo với cơ quan công an, chính quyền địa phương để tìm biện pháp thích hợp để giải quyết.
Theo đó, tại điều 53 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định hành vi ngăn cản chồng thực hiện quyền đối với con sẽ bị xử phạt như sau:
“Điều 53: Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về vấn đề Phải làm gì khi vợ ngăn cản chồng thăm con? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Phải làm gì khi vợ ngăn cản chồng thăm con?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn