Phải làm gì khi chồng không đưa tiền cấp dưỡng để nuôi con sau khi ly hôn? mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư, em và chồng đã ly hôn được 5 tháng nay. Hiện tại con em mới được 2 tuổi. Theo quyết định của Tòa thì em là người được quyền nuôi con sau khi ly hôn, còn chồng của em là người phải cấp dưỡng cho đến khi con trưởng thành, số tiền cấp dưỡng là 1.500.000 đồng/tháng. Thế nhưng từ đó đến nay anh ấy chưa hề đưa tiền cho em để nuôi con, cũng không hề đến thăm hay gọi điện xem vợ con sống như thế nào. Giờ tôi phải làm sao đây ạ? Rất mong nhận được sự phản hồi từ luật sư. Xin cảm ơn rất nhiều.

Người gửi: Lê Nguyễn Diệu Linh (Hải Phòng)

Tư vấn luật: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Xin chào chị! Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của chị công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn chị như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;

– Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự.

2. Phải làm gì khi chồng không đưa tiền cấp dưỡng để nuôi con sau khi ly hôn?

Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

Tại khoản 2 điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:  

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”

Vì chồng chị là người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn nên phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Theo quyết định của Tòa án thì chồng chị phải cấp dưỡng cho con với số tiền là 1.500.000 đồng/tháng. Căn cứ vào điều 119 Luật hôn nhân và gia đình, trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện cấp dưỡng thì:

“1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Theo đó, hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng của chồng chị có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ nghiêm trọng. Cụ thể như sau:

– Xử lý hành chính: Trường hợp có bản án của tòa án mà người trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện theo quyết định của bản án thì theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự thì hành vi này có thể bị phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng:

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;

b) Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án;

c) Không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận theo quyết định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án nhân dân;

d) Cung cấp chứng cứ giả cho cơ quan Thi hành án dân sự.”

– Xử lý hình sự: Hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại điều 152 Bộ Luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009:

“Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về vấn đề Phải làm gì khi chồng không đưa tiền cấp dưỡng để nuôi con sau khi ly hôn? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Phải làm gì khi chồng không đưa tiền cấp dưỡng để nuôi con sau khi ly hôn?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com