Người phạm tội có phải luôn phải chịu hình phạt thực tế? mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt tình huống:

Thưa luật sư, tôi muốn hỏi người phạm tội có phải luôn phải chịu hình phạt thực tế ? Tôi xin cảm ơn !
Người gửi: Trần Đức Thành
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau: 

1/ Căn cứ pháp luật:

– Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 (BLHS).

2/ Người phạm tội có phải luôn phải chịu hình phạt thực tế ?

Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội. Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lí nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những trường hợp người phạm tội không phải chịu hình phạt. Đó là những trường hợp có tội nhưng được miễn trách nhiệm hình sự, được miễn hình phạt hoặc được miễn chấp hành hình phạt.
a. Miễn trách nhiệm hình sự:
Trước tiên, người được miễn trách nhiệm hình sự là người có hành vi phạm tội nhưng được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự trong những trường hợp nhất định. Các trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 25 BLHS hiện hành và là căn cứ để các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) ra các quyết định chấm dứt trách nhiệm hình sự cho người phạm tội (tùy theo từng giai đoạn của vụ án):
“1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
2. Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
3. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có quyết định đại xá.”
Người được miễn trách nhiệm hình sự không phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi đối với người phạm tội nhưng có thể phải chịu hậu quả áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế phi hình sự được quy định trong các ngành luật tương ứng khác. Người được miễn trách nhiệm hinh sự không bị coi là có án tích.
b. Miễn hình phạt:
Bên cạnh miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cũng là một chế định thể hiện sự khoan hồng, độ lượng của Nhà nước đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, vẫn có án tích do đã phạm tội nhưng được Tòa án tuyên người bị kết án không phải chịu hình phạt về tội phạm mà họ đã thực hiện bằng một bản án có hiệu lực pháp luật, khi có đầy đủ điều kiện do luật định được quy định tại điều 54 BLHS hiện hành:
“Người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định  tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.”
Những tình tiết giảm nhẹ là căn cứ để xác định một người phạm tội có đáng được khoan hồng đặc biệt hay không được quy định tại khoản 1 điều 46 BLHS gồm:
– Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm; 
– Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả.
– Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
– Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;  
– Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái  pháp luật của người bị hại hoặc  người khác gây ra;
– Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
– Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
– Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
– Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
– Phạm tội do lạc hậu;
– Người phạm tội là phụ nữ có thai;
– Người phạm tội là người già;
– Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
– Người phạm tội tự thú;
– Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
– Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
– Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
– Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
c. Miễn chấp hành hình phạt:
Miễn chấp hành hình phạt cũng là một chế định khoan hồng của Nhà nước ta nhưng với mức độ nhẹ hơn được áp dụng với những người bị kết án đã có bản án có hiệu lực pháp luật nhưng chưa chấp hành hoặc đã chấp hành một phần hình phạt thì có thể được Tòa án xem xét cho miễn chấp hành phần hình phạt còn lại nếu đáp ứng đủ những điều kiện cụ thể được quy định tại điều 57 BLHS:
“1. Đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.
 2. Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.
 3. Đối với người bị kết án về tội ít nghiêm trọng đã được hoãn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật này, nếu trong thời gian được hoãn đã lập công, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt.
4. Đối với người bị kết án phạt tù về tội ít nghiêm trọng đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 62  của  Bộ luật này, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
5. Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của chính quyền địa phương nơi người đó chấp hành hình phạt, Toà án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.”
Những chế định trên nhằm tiết kiệm việc áp dụng chế tài của luật Hình sự nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu giáo dục người phạm tội trở thành công dân có ích cho xã hội. Áp dụng đúng những chế định này có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đáp ứng mục tiêu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về Người phạm tội có phải luôn phải chịu hình phạt thực tế ? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Lưu Hồng Lê

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Người phạm tội có phải luôn phải chịu hình phạt thực tế?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com