Người khuyết tật xác lập hợp đồng tặng cho đã công chứng có bị vô hiệu hay không? mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tôi có hợp đồng tặng cho, năm 2013 và hiện tai ông bà đã mất, bà bị mù, hai ông bà không biết chữ, lời chứng ghi bên B đọc cho bên A nghe. Giờ mấy bà bác kiện ra toà hợp đồng công chứng có bị vô hiệu không?
Bài viết liên quan:
Hậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệu
Khi nào được xem là Hợp đồng vô hiệu?
Một số ý kiến về hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức
Bị vô hiệu 1 điều khoản của Hợp đồng thì Hợp đồng có hiệu lực không?
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khi ký kết hợp đồng, hợp đồng có bị vô hiệu không?

Căn cứ pháp lý

– Bộ luật dân sự năm 2015
– Luật công chứng năm 2014
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN đối với câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: từ những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi nhận thấy bạn đang gặp vướng mắc trong vấn đề pháp lý liên quan đến hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản.

Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ vào pháp luật về dân sự, tại điều 122 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:

Điều 122. Giao dịch dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

Hướng dẫn điều 122 Bộ luật dân sự, tại Điều 117 Bộ luật dân sự  2015 có quy định:

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Theo đó, giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch dân sự không đáp ứng một trong các điều kiện về chủ thể, mục đích, nội dung và hình thức của giao dịch dân sự. Trong trường hợp trên, mặc dù bà bạn bị mù và cả hai ông bà đều không biết chữ nhưng ông bà bạn không bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, do vậy, ông bà bạn có quyền định đoạt đối với tài sản của mình.

Ngoài ra, theo quy định tại điều 47 Luật công chứng năm 2014:

Điều 47. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch
1. Người yêu cầu công chứng là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự.
Trường hợp người yêu cầu công chứng là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó.
Người yêu cầu công chứng phải xuất trình đủ giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đó.
2. Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng.
Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng.
Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định.

Theo đó, người yêu cầu công chứng không đọc được, không nhìn được thì việc công chứng phải có người làm chứng. Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi íc hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng. Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định. Trong trường hợp của bạn, nếu tại thời điểm công chứng có người làm chứng thì hợp đồng của bạn sẽ hợp pháp và không bị vô hiệu.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản đã công chứng. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Nguyễn Hòa

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà

Để được giải đáp thắc mắc về: Người khuyết tật xác lập hợp đồng tặng cho đã công chứng có bị vô hiệu hay không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com