Người bào chữa cho người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt tình huống:

Cháu tôi năm nay 16 tuổi 3 tháng, đầu óc cũng có vấn đề từ nhỏ nhưng chữa không khỏi, suốt ngày lang thang ngoài đường. Ngày 24/4/2017, công an gửi giấy triệu tập gia đình vì cháu mang ma túy đá đi giao cho người lạ và bị bắt quả tang. Gia đình chúng tôi là hộ nghèo, không có đủ tiền thuê luật sư cho cháu nên bên phía Viện kiểm sát tỉnh có mời giúp gia đình một luật sư. Tôi thắc mắc liệu chúng tôi có phải trả phí thuê luật sư hay không? Nếu có là bao nhiêu? Mong luật sư giải đáp.
Người gửi: Đinh Văn Tài
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bác! Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi của mình tới luật LVN. Về câu hỏi của bác, công ty luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn cho bác như sau:

1/ Cơ sở pháp lý

– Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003
– Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của bộ luật tố tụng 2003.

2/ Người bào chữa cho người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Theo quy định tại Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP về việc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo tại điểm a, b khoản 3 như sau:
a) Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật Tố tụng hình sự khi bị can, bị cáo là người chưa thành niên, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình; do đó, trường hợp khi phạm tội, người phạm tội là người chưa thành niên, nhưng khi khởi tố, truy tố, xét xử họ đã đủ mười tám tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
b) Trường hợp bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa và theo yêu cầu của Tòa án, Văn phòng luật sư đã cử người bào chữa cho họ hoặc Uỷ ban Mật trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mật trận đã cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho thành viên của tồ chức mình, thì Tòa án phải thông báo cho bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất biết. Việc thông báo có thể bằng văn bản riêng, có thể được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Điều 57 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 quy định về lựa chọn và thay đổi người bào chữa như sau:
1. Người bào chữa do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn.
2.Trong những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình:
a) Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự;
b) Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa.
3. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình.
Theo thông tin bác cung cấp, cháu bác có nhược điểm về tâm thần và đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh cung cấp luật sư theo quy định của pháp luật. Như vậy, gia đình không phải trả bất kỳ một khoản chi phí nào cho luật sư hay Viện kiểm sát và mọi chi phí về luật sư sẽ do Nhà nước thanh toán.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về Người bào chữa cho người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Chúng tôi hi vọng rằng bác có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bác vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Đỗ Đức Toàn

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Người bào chữa cho người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com