Nghĩa vụ của người vay tín dụng khi mất khả năng trả nợ ngân hàng mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt tình huống:

Em có người bạn vay tín dụng bên ngân hàng VP BANK mượn 30.000.000đ trả trong vòng 36 tháng. Lúc đầu vay có ghi thêm số điện thoại của bạn bè, và cô ta đã ghi số của em. Bạn em đã trả nhưng chưa trả hết còn 18 triệu đồng trong vòng 12 tháng nữa, do chưa thanh toán hay trả chậm sao mà phía ngân hàng cứ đến ngày đều gọi vào số điện thoại của em, lúc em không có nghe máy, lúc em nghe và có nói với họ em chỉ là bạn bè học chung, bây giờ ít liên lạc nữa, ai mượn thì đòi người đó, tôi không phải là người thân của cô ta, và thái độ nói chuyện của họ dùng những lời xúc phạm, và nói nếu cô ta không trả thì em phải là người trả dùm. Vậy cho em hỏi:
1. Trong trường hợp này em có bị phía ngân hàng kiện ra tòa không? Và ngân hàng có bắt em là người phải trả số nợ của bạn em khi cô ta không có khả năng chi trả?
2. Bây giờ em muốn thông tin của em (như số điện thoại) ngân hàng sẽ không gọi diện làm phiền em nữa thì phải làm sao ạ?
Người gửi: Trịnh Kim Chi
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến luật LVN. Về vấn đề của bạn, công ty luật LVN xin tư vấn giúp bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật dân sự năm 2015;
– Luật thi hành án dân sự sửa đổi năm 2014.

2. Nghĩa vụ của người vay tín dụng khi mất khả năng trả nợ ngân hàng

Theo như bạn trình bày, bạn của bạn có vay ngân hàng VP Bank 30 triệu đồng. Như vậy, giữa bạn của bạn và ngân hàng đã thiết lập một hợp đồng vay tài sản.
Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 Quy định về  Hợp đồng vay tài sản:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Ngoài ra pháp luật quy định Nghĩa vụ trả nợ của bên vay tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Do vậy, khi bạn của bạn vay tiền của ngân hàng, bạn của bạn có nghĩa vụ phải trả nợ hàng tháng cho bên cho vay (ngân hàng) đầy đủ khi đến hạn. Trong trường hợp bạn đưa ra thì bạn của bạn đã trả đúng hạn từ sau khi vay đến nay chưa trả hết còn 18 triệu đồng trong vòng 12 tháng nữa. Tuy nhiên, do bạn của bạn chưa thanh toán hoặc trả chậm nên phía ngân hàng cứ đến ngày đều gọi vào số điện thoại của bạn, thái độ nói chuyện của họ dùng những lời xúc phạm, và nói nếu cô ta không trả thì bạn phải là người trả dùm. Vì thế bạn lo lắng: Trong trường hợp này em có bị phía ngân hàng kiện ra tòa không? Và ngân hàng có bắt em là người phải trả số nợ của bạn em khi cô ta không có khả năng chi trả?
Pháp luật có quy định rõ trách nhiệm dân sự đối với người chậm thực hiện nghĩa vụ tại Điều 353 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“1. Chậm thực hiện nghĩa vụ là nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết.
2. Bên chậm thực hiện nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền về việc không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn.”
Cũng trong bộ luật này tại Điều 357 quy định về Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền:
“1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì chỉ có người vay – là bạn của bạn có nghĩa vụ phải trả nợ ngân hàng chứ không phải bạn. Vì vậy  trong trường hợp này bạn hoàn toàn không bị phía ngân hàng kiện ra tòa và ngân hàng không có cơ sở để yêu cầu bạn phải trả số nợ mà bạn của bạn vay khi cô ấy không có khả năng chi trả.
Và khi hoàn toàn không có khả năng chi trả thì bạn của bạn có thể bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 71 Luật thi hành án dân sự 2008 như sau:
Điều 71. Biện pháp cưỡng chế thi hành án
1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.”
Như vậy, nếu hết thời hạn gia hạn nghĩa vụ trả nợ mà bạn của bạn vẫn không thể trả nợ, phía ngân hàng hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án can thiệp, cưỡng chế thi hành án. Khi đó, mọi tài sản thuộc quyền sở hữu của cô ấy có thể sẽ bị đem ra xử lý để thanh toán nợ. Và không liên quan gì đến tài sản của bạn.
– Làm thế nào ngân hàng sẽ không gọi điện làm phiền nữa:
Trước tiên bạn hãy tới văn phòng giao dịch tại ngân hang VP Bank để nói về việc bạn không có nghĩa vụ trả nợ cho bạn của bạn (bạn đưa ra các căn cứ chứng minh như trên). Sau đó bạn yêu cầu bên ngân hàng không gọi điện làm phiền nữa và nói rõ nếu còn tái phạm sẽ gửi đơn tố cáo về việc này lên lãnh đạo ngân hàng.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về Nghĩa vụ của người vay tín dụng mất khả năng trả nợ ngân hàng và Làm thế nào ngân hàng sẽ không gọi điện làm phiền nữa. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Hương Diền

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Nghĩa vụ của người vay tín dụng khi mất khả năng trả nợ ngân hàng
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com