Nghỉ thêm sau khi nghỉ chế độ thai sản thì nghỉ theo chế độ nào mới nhất
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt câu hỏi
Tôi sinh non 29 tuần nay tôi đã nghi hết chế độ thai sản nhưng cháu vẫn ốm và chỉ đạt 5kg. Tôi xin nghỉ không lương nhưng cơ quan tôi không cho nghỉ. Tôi muốn nhờ luât sư tư vấn giúp, có chế độ nào để xin nghỉ thêm không? Tôi xin cảm ơn.
Người gửi: Quỳnh Ngân
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:
1/ Căn cứ pháp lý
– Luật bảo hiểm xã hội 2014
– Bộ luật Lao động 2012
2/ Nghỉ thêm sau khi nghỉ chế độ thai sản thì nghỉ theo chế độ nào
Chào bạn, do thông tin bạn cung cấp chưa được cụ thể và rõ ràng do đó tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, về vấn đề xin nghỉ không hưởng lương
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 116 Bộ luật lao động 2012 quy định: ” Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về nghỉ không lương”
Ngoại trừ Khoản 1, Khoản 2 Điều 116 Bộ luật lao động 2012 thì Bộ luật lao động 2012 không có quy định về thời hạn nghỉ không hưởng lương, do đó, sẽ dựa vào thỏa thuận các bên, bạn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động và tiếp tục nghỉ không lương nếu lãnh đạo đơn vị chấp thuận. Trong trường hợp này, nếu lãnh đạo công ty không chấp thuận thì bạn không được phép nghỉ không lương.
Thứ hai, về vấn đề nghỉ thêm sau khi sinh như sau
– Trường hợp 1: Căn cứ Khoản 2 Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau: Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Thời gian được nghỉ chế độ khi con ốm đau được quy định tại Điều 27 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“+ Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
+ Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
+ Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”
Theo đó, bạn vẫn có thể nghỉ thêm 20 ngày làm việc nữa đối với trường hợp con ốm đau tuy nhiên phải có giấy xác nhận của bệnh viện tuyến huyện nghỉ để chăm con.
– Trường hợp 2: Về chế độ nghỉ phép hằng năm quy định tại Điều 111 Bộ Luật lao động 2012 như sau:
” Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;
+ 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
– Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.
– Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
– Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
– Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc: Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.”
Theo đó, bạn có thể xin nghỉ phép hàng năm tại công ty của bạn để ở nhà chăm con
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về vấn đề Nghỉ thêm sau khi nghỉ chế độ thai sản thì nghỉ theo chế độ nào. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Ngô Việt Hương
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Nghỉ thêm sau khi nghỉ chế độ thai sản thì nghỉ theo chế độ nào Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam