Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt câu hỏi:
Mức hưởng bảo hiểm xã hội chế độ ốm đau.
Công ty tôi có một nhân viên bị tai nạn ngoài giờ làm việc, hiện nay đang điều trị tại một bệnh viện ở Hà Nội. Công ty có đóng bảo hiểm cho anh ấy đầy đủ. Xin hỏi luật sư, công ty tôi có phải trả chi phí gì không? Nếu có thì phải trả những chi phí gì? Tôi xin cảm ơn!
Người hỏi: Nguyễn Hồng Hạnh (Sóc Sơn)
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:
1/ Căn cứ pháp lý:
– Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực từ ngày 1.1.2016;
– Thông tư số 59/2015/TT- BLDVTHXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
2/ Điều kiện hưởng chế độ ốm đau.
Căn cứ vào điều 25 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì điều kiện hưởng chế độ ốm đau được quy định như sau:
“Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.”
Do bạn không đưa ra đầy đủ thông tin xem anh này bị tai nạn có vì lý do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma tuý hay không nên chúng tôi xin được đặt ra 2 trường hợp như sau:
– Nếu người bị tai nạn là do một trong các lý do kể trên thì sẽ không được hưởng chế độ ốm đau. Theo đó công ty bạn không phải chi trả bảo hiểm xã hội cho người bị tai nạn.
– Nếu người bị tai nạn không do các lý do kể trên và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh thì sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội chế độ ốm đau theo mức hưởng pháp luật quy định.
3/ Mức hưởng chế độ ốm đau.
Căn cứ vào điều 28 luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì mức hưởng chế độ ốm đau được quy định như sau:
“Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:
a) Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
b) Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
c) Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
3. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.”
Như vậy đối với thông tin bạn đưa ra chúng tôi xin được đề xuất 2 trường hợp:
– Nếu người bị tai nạn là Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân thì mức hưởng bảo hiểm bằng 100% mức lương đóng bảo hiểm của tháng liền kề trước đó.
– Nếu người bị tai nạn là lao động bình thường thì cách tính mức hưởng bảo hiểm theo thông tư 59/2015/TT-BLDTBXH như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau = ( mức lương tháng đóng bảo hiểm của tháng liền kề trước khi nghỉ việc) x (75%) x (số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau)/ 24
+ Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về Mức hưởng bảo hiểm xã hội chế độ ốm đau. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Mức hưởng bảo hiểm xã hội chế độ ốm đau
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn