Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Lê Văn Ẩn
Bài viết liên quan:
Nhân viên bảo vệ có được phép “tự” mua và sử dụng công cụ hỗ trợ không và hình thức xử lý khi mua và sử dụng công cụ hỗ trợ không có giấy phép
Không giao nộp vũ khí thô sơ có bị xử lý?
Sử dụng vũ khí không có giấy phép bị xử lý như thế nào?
Xử lý hành vi sử dụng, mua bán, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, quân sự
Xử lý hành vi chế tạo, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, quân sự
|
Căn cứ pháp lý
– Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017
– Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
|
Theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có quy định vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ và công cụ hỗ trợ
1. Cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.
2. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ.
…
|
Theo đó, mua bán vũ khí thô sơ là hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí. Trong trường hợp của bạn, con dao bạn mua được coi là vũ khí thô sơ, đồng thời bạn không thuộc các trường hợp được cấp phép sử dụng vũ khí thô sơ, do vậy hành vi của bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính nếu bị phạt hiện theo quy định tại điểm c khoản 5 điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
…
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
b) Sản xuất, sửa chữa các loại đồ chơi đã bị cấm;
c) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
…
|
Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật LVN về hành vi sử dụng vũ khí thô sơ không có giấy phép. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Mua dao sắc nhọn về dùng mà không được cấp phép có bị xử lý hay không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn