Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 54/2010/QH12 |
Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2010 |
LUẬT
Trọng tài thương mại
__________
Căn cứ Hiến phápnước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung mộtsố điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hànhLuật Trọng tài thương mại.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy địnhvề thẩm quyền của Trọng tài thương mại, các hình thức trọng tài, tổ chức trọngtài, Trọng tài viên; trình tự, thủ tục trọng tài; quyền, nghĩa vụ và tráchnhiệm của các bên trong tố tụng trọng tài; thẩm quyền của Tòa án đối với hoạtđộng trọng tài; tổ chức và hoạt động của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, thihành phán quyết trọng tài.
Điều 2. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọngtài
1. Tranh chấp giữacác bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phátsinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
3. Tranh chấp khácgiữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này,các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Trọng tài thương mại là phương thức giảiquyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luậtnày.
2. Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữacác bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đãphát sinh.
3. Các bên tranh chấp là cá nhân, cơ quan,tổ chức Việt Namhoặc nước ngoài tham gia tố tụng trọng tài với tư cách nguyên đơn, bị đơn.
4. Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là tranhchấp phát sinh trong quan hệ thương mại, quan hệ pháp luật khác có yếu tố nướcngoài được quy định tại Bộ luật dân sự.
5. Trọng tài viên là người được các bên lựachọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranhchấp theo quy định của Luật này.
6. Trọng tài quy chế là hình thức giảiquyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quytắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó.
7. Trọng tài vụ việc là hình thức giảiquyết tranh chấp theo quy định của Luật này và trình tự, thủ tục do các bênthoả thuận.
8. Địa điểm giải quyết tranh chấp là nơiHội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo sự thỏa thuận lựa chọncủa các bên hoặc do Hội đồng trọng tài quyết định nếu các bên không có thỏathuận. Nếu địa điểm giải quyết tranh chấp được tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam thì phán quyết phải được coi là tuyên tạiViệt Nammà không phụ thuộc vào nơi Hội đồng trọng tài tiến hành phiên họp để ra phánquyết đó.
9. Quyết định trọng tài là quyết định củaHội đồng trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp.
10. Phán quyết trọng tài là quyết định củaHội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tốtụng trọng tài.
11. Trọng tài nước ngoài là Trọng tài đượcthành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài do các bên thỏathuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam.
12. Phán quyết của trọng tài nước ngoài làphán quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giảiquyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn.
Điều 4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọngtài
1. Trọng tài viênphải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấmvà trái đạo đức xã hội.
2. Trọng tài viênphải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
3. Các bên tranhchấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạođiều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
4. Giải quyếttranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp cácbên có thỏa thuận khác.
5. Phán quyếttrọng tài là chung thẩm.
Điều 5. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
1. Tranh chấp đượcgiải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọngtài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
2. Trường hợp mộtbên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi,thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diệntheo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
3. Trường hợp mộtbên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phásản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổchức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền vànghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Điều 6. Toà án từ chối thụ lý trong trường hợp có thoảthuận trọng tài
Trong trường hợpcác bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà ánthì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệuhoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.
Điều 7. Xác định Toà án có thẩm quyền đối với hoạtđộng trọng tài
1. Trường hợp cácbên đã có thỏa thuận lựa chọn một Tòa án cụ thể thì Tòa án có thẩm quyền là Tòaán được các bên lựa chọn.
2. Trường hợp cácbên không có thỏa thuận lựa chọn Tòa án thì thẩm quyền của Tòa án được xác địnhnhư sau:
a) Đối với việcchỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc thì Tòa án cóthẩm quyền là Tòa án nơi cư trú của bị đơn nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi cótrụ sở của bị đơn nếu bị đơn là tổ chức. Trường hợp có nhiều bị đơn thì Tòa áncó thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của một trong các bị đơnđó.
Trường hợp bị đơncó nơi cư trú hoặc trụ sở ở nước ngoài thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơicư trú hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn;
b) Đối với việcthay đổi Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc thì Tòa án có thẩm quyềnlà Tòa án nơi Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp;
c) Đối với yêu cầugiải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về thỏa thuận trọng tàivô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồngtrọng tài thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài ra quyếtđịnh;
d) Đối với yêu cầuTòa án thu thập chứng cứ thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi có chứng cứ cầnđược thu thập;
đ) Đối với yêu cầuTòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa ánnơi biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng;
e) Đối với việctriệu tập người làm chứng thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú củangười làm chứng;
g) Đối với yêu cầuhủy phán quyết trọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc thì Tòa án cóthẩm quyền là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài.
3. Tòa án có thẩmquyền đối với hoạt động trọng tài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này làTòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Điều 8. Xác định Cơ quan thi hành án có thẩm quyền thihành phán quyết trọng tài, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời củaHội đồng trọng tài
1. Cơ quan thihành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài là Cơ quan thi hànhán dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Hội đồng trọng tài ra phánquyết.
2. Cơ quan thihành án dân sự có thẩm quyền thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạmthời của Hội đồng trọng tài là Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương nơi biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng.
Điều 9. Thương lượng, hoà giải trong tố tụng trọng tài
Trong quá trình tốtụng trọng tài, các bên có quyền tự do thương lượng, thỏa thuận với nhau vềviệc giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài hòa giải để các bênthỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp.
Điều 10. Ngôn ngữ
1. Đối với tranhchấp không có yếu tố nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng
tài là tiếng Việt,trừ trường hợp tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài. Trường hợp bên tranh chấp không sử dụng được tiếng Việt thì được chọnngười phiên dịch ra tiếng Việt.
2. Đối với tranhchấp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do các bên thỏathuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ sử dụng trong tốtụng trọng tài do Hội đồng trọng tài quyết định.
Điều 11. Địa điểm giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
1. Các bên cóquyền thoả thuận địa điểm giải quyết tranh chấp; trường hợp không có thoả thuậnthì Hội đồng trọng tài quyết định. Địa điểm giải quyết tranh chấp có thể ởtrong lãnh thổ Việt Nam hoặcngoài lãnh thổ Việt Nam.
2. Trừ trường hợpcác bên có thoả thuận khác, Hội đồng trọng tài có thể tiến hành phiên họp tạiđịa điểm được xem là thích hợp cho việc trao đổi ý kiến giữa các thành viên củaHội đồng trọng tài, việc lấy lời khai của người làm chứng, tham vấn ý kiến cácchuyên gia hoặc tiến hành việc giám định hàng hoá, tài sản hoặc tài liệu khác.
Điều 12. Gửi thông báo và trình tự gửi thông báo
Nếu các bên khôngcó thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không quy địnhkhác, cách thức và trình tự gửi thông báo trong tố tụng trọng tài được quy địnhnhư sau:
1. Các bản giảitrình, văn thư giao dịch và tài liệu khác của mỗi bên phải được gửi tới Trungtâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài với số bản đủ để mỗi thành viên trong Hộiđồng trọng tài có một bản, bên kia một bản và một bản lưu tại Trung tâm trọngtài;
2. Các thông báo,tài liệu mà Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài gửi cho các bên đượcgửi đến địa chỉ của các bên hoặc gửi cho đại diện của các bên theo đúng địa chỉdo các bên thông báo;
3. Các thông báo,tài liệu có thể được Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài gửi bằngphương thức giao trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, fax, telex, telegram, thưđiện tử hoặc bằng phương thức khác có ghi nhận việc gửi này;
4. Các thông báo,tài liệu do Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài gửi được coi là đã nhậnđược vào ngày mà các bên hoặc đại diện của các bên đã nhận hoặc được coi là đãnhận nếu thông báo, tài liệu đó đã được gửi phù hợp với quy định tại khoản 2Điều này;
5. Thời hạn nhậnthông báo, tài liệu được tính kể từ ngày tiếp theo ngày được coi là đã nhậnthông báo, tài liệu. Nếu ngày tiếp theo là ngày lễ hoặc ngày nghỉ theo quy địnhcủa nước, vùng lãnh thổ nơi mà thông báo, tài liệu đã được nhận thì thời hạnnày bắt đầu được tính từ ngày làm việc đầu tiên tiếp theo. Nếu ngày cuối cùngcủa thời hạn này là ngày lễ hoặc ngày nghỉ theo quy định của nước, vùng lãnhthổ nơi mà thông báo, tài liệu được nhận thì ngày hết hạn sẽ là cuối ngày làmviệc đầu tiên tiếp theo.
Điều 13. Mất quyền phản đối
Trong trường hợpmột bên phát hiện có vi phạm quy định của Luật này hoặc của thỏa thuận trọngtài mà vẫn tiếp tục thực hiện tố tụng trọng tài và không phản đối những vi phạmtrong thời hạn do Luật này quy định thì mất quyền phản đối tại Trọng tài hoặcTòa án.
Điều 14. Luật áp dụng giải quyết tranh chấp
1. Đối với tranhchấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giảiquyết tranh chấp.
2. Đối với tranhchấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựachọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tàiquyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.
3. Trường hợp phápluật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể liên quanđến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế đểgiải quyết tranh chấp nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó khôngtrái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Điều 15. Quản lý nhà nước về Trọng tài
1. Quản lý nhànước về Trọng tài bao gồm các nội dung sau đây:
a) Ban hành vàhướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về Trọng tài;
b) Cấp, thu hồiGiấy phép thành lập và Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài; Chinhánh, Văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam;
c) Công bố danhsách Trọng tài viên của các tổ chức trọng tài hoạt động tại Việt Nam;
d) Tuyên truyền,phổ biến pháp luật về Trọng tài; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trọng tài;hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng Trọng tài viên;
đ) Kiểm tra, thanhtra và xử lý vi phạm pháp luật về Trọng tài;
e) Giải quyếtkhiếu nại, tố cáo liên quan đến các hoạt động quy định tại điểm b, c, d và đkhoản này.
2. Chính phủ thốngnhất quản lý nhà nước về Trọng tài.
3. Bộ Tư pháp chịutrách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về Trọng tài.
4. Sở Tư pháptỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giúp Bộ Tư pháp thực hiện một số nhiệm vụtheo quy định của Chính phủ và quy định tại Luật này.
Chương II
THỎA THUẬN TRỌNG TÀI
Điều 16. Hình thức thoả thuận trọng tài
1. Thỏa thuậntrọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợpđồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
2. Thoả thuậntrọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đâycũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
a) Thoả thuận đượcxác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và cáchình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Thỏa thuận đượcxác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
c) Thỏa thuận đượcluật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bảntheo yêu cầu của các bên;
d) Trong giao dịchcác bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợpđồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
đ) Qua trao đổi vềđơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do mộtbên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
Điều 17. Quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranhchấp của người tiêu dùng
Đối với các tranhchấp giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng, mặc dù điều khoảntrọng tài đã được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịchvụ do nhà cung cấp soạn sẵn thỏa thuận trọng tài thì người tiêu dùng vẫn đượcquyền lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án để giải quyết tranh chấp. Nhà cung cấphàng hóa, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại Trọng tài nếu được người tiêudùng chấp thuận.
Điều 18. Thoả thuận trọng tài vô hiệu
1. Tranh chấp phátsinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều2 của Luật này.
2. Người xác lậpthoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Người xác lậpthoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luậtdân sự.
4. Hình thức củathoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này.
5. Một trong cácbên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tàivà có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
6. Thỏa thuậntrọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
Điều 19. Tính độc lập của thoả thuận trọng tài
Thoả thuận trọngtài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợpđồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoảthuận trọng tài.
Chương III
TRỌNG TÀI VIÊN
Điều 20. Tiêu chuẩn Trọng tài viên
1. Những người cóđủ các tiêu chuẩn sau đây có thể làm Trọng tài viên:
a) Có năng lựchành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;
b) Có trình độ đạihọc và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;
c) Trong trườnghợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệmthực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu nêu tại điểm b khoản này, cũng có thểđược chọn làm Trọng tài viên.
2. Những người cóđủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này nhưng thuộc một trong các trườnghợp sau đây không được làm Trọng tài viên:
a) Người đang làThẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà ánnhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;
b) Người đang làbị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản ánnhưng chưa được xóa án tích.
3. Trung tâm trọngtài có thể quy định thêm các tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn quy định tại khoản 1Điều này đối với Trọng tài viên của tổ chức mình.
Điều 21. Quyền, nghĩa vụ của Trọng tài viên
1. Chấp nhận hoặctừ chối giải quyết tranh chấp.
2. Độc lập trongviệc giải quyết tranh chấp.
3. Từ chối cungcấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp.
4. Được hưởng thùlao.
5. Giữ bí mật nộidung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tincho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
6. Bảo đảm giảiquyết tranh chấp vô tư, nhanh chóng, kịp thời.
7. Tuân thủ quytắc đạo đức nghề nghiệp.
Điều 22. Hiệp hội trọng tài
Hiệp hội trọng tàilà tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Trọng tài viên và Trung tâm trọng tài trongphạm vi cả nước. Việc thành lập và hoạt động của Hiệp hội trọng tài được thựchiện theo quy định của pháp luật về hội nghề nghiệp.
Chương IV
TRUNG TÂM TRỌNG TÀI
Điều 23. Chức năng của Trung tâm trọng tài
Trung tâm trọngtài có chức năng tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọngtài quy chế và hỗ trợ Trọng tài viên về các mặt hành chính, văn phòng và cáctrợ giúp khác trong quá trình tố tụng trọng tài.
Điều 24. Điều kiện và thủ tục thành lập Trung tâmtrọng tài
1. Trung tâm trọngtài được thành lập khi có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủđiều kiện là Trọng tài viên quy định tại Điều 20 của Luật này đề nghị thành lậpvà được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập.
2. Hồ sơ đề nghịthành lập Trung tâm trọng tài gồm:
a) Đơn đề nghịthành lập;
b) Dự thảo điều lệcủa Trung tâm trọng tài theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
c) Danh sách cácsáng lập viên và các giấy tờ kèm theo chứng minh những người này có đủ điềukiện quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Trong thời hạn30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấpGiấy phép thành lập Trung tâm trọng tài và phê chuẩn điều lệ của Trung tâmtrọng tài; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 25. Đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài
Trong thời hạn 30ngày, kể từ ngày nhận được Giấy phép thành lập, Trung tâm trọng tài phải đăngký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Trung tâmtrọng tài đặt trụ sở. Hết thời hạn này nếu Trung tâm trọng tài không đăng kýthì giấy phép không còn giá trị.
Sở Tư pháp cấpGiấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm trọng tài chậm nhất 15 ngày, kể từ ngàynhận được yêu cầu đăng ký.
Điều 26. Công bố thành lập Trung tâm trọng tài
1. Trong thời hạn30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm trọng tài phảiđăng báo hằng ngày của trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt độngtrong ba số liên tiếp về những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉtrụ sở của Trung tâm trọng tài;
b) Lĩnh vực hoạtđộng của Trung tâm trọng tài;
c) Số Giấy đăng kýhoạt động, cơ quan cấp, ngày, tháng, năm cấp;
d) Thời điểm bắtđầu hoạt động của Trung tâm trọng tài.
2. Trung tâm trọngtài phải niêm yết tại trụ sở những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này vàdanh sách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài.
Điều 27. Tư cách pháp nhân và cơ cấu của Trung tâmtrọng tài
1. Trung tâm trọngtài có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
2. Trung tâm trọngtài hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
3. Trung tâm trọngtài được lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài.
4. Trung tâm trọngtài có Ban điều hành và Ban thư ký. Cơ cấu, bộ máy của Trung tâm trọng tài dođiều lệ của Trung tâm quy định.
Ban điều hànhTrung tâm trọng tài gồm có Chủ tịch, một hoặc các Phó Chủ tịch, có thể có Tổngthư ký do Chủ tịch Trung tâm trọng tài cử. Chủ tịch Trung tâm trọng tài làTrọng tài viên.
5. Trung tâm trọngtài có danh sách Trọng tài viên.
Điều 28. Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm trọng tài
1. Xây dựng điềulệ và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài phù hợp với những quy định củaLuật này.
2. Xây dựng tiêuchuẩn Trọng tài viên và quy trình xét chọn, lập danh sách Trọng tài viên, xóatên Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên của tổ chức mình.
3. Gửi danh sáchTrọng tài viên và những thay đổi về danh sách Trọng tài viên của Trung tâmtrọng tài cho Bộ Tư pháp để công bố.
4. Chỉ định Trọngtài viên để thành lập Hội đồng trọng tài trong những trường hợp quy định tạiLuật này.
5. Cung cấp dịchvụ trọng tài, hoà giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại kháctheo quy định của pháp luật.
6. Cung cấp cácdịch vụ hành chính, văn phòng và các dịch vụ khác cho việc giải quyết tranhchấp.
7. Thu phí trọngtài và các khoản hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động trọng tài.
8. Trả thù lao vàcác chi phí khác cho Trọng tài viên.
9. Tổ chức bồidưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quyết tranh chấp cho Trọng tài viên.
10. Báo cáo địnhkỳ hằng năm về hoạt động của Trung tâm trọng tài với Sở Tư pháp nơi Trung tâmtrọng tài đăng ký hoạt động.
11. Lưu trữ hồ sơ,cung cấp các bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấphoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 29. Chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài
1. Hoạt động củaTrung tâm trọng tài chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợpđược quy định tại điều lệ của Trung tâm trọng tài;
b) Bị thu hồi Giấyphép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động.
2. Chính phủ quyđịnh chi tiết các trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạtđộng và trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài.
Chương V
KHỞI KIỆN
Điều 30. Đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo
1. Trường hợp giảiquyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửiđến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọngtài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.
2. Đơn khởi kiệngồm có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng,năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên, địa chỉcủa các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
c) Tóm tắt nộidung vụ tranh chấp;
d) Cơ sở và chứngcứ khởi kiện, nếu có;
đ) Các yêu cầu cụthể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;
e) Tên, địa chỉngười được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tàiviên.
3. Kèm theo đơnkhởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu cóliên quan.
Điều 31. Thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài
1. Trường hợptranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thỏathuận khác, thì thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài được tính từ khi Trung tâmtrọng tài nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn.
2. Trường hợptranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thoảthuận khác, thì thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài được tính từ khi bị đơnnhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn.
Điều 32. Thông báo đơn khởi kiện
Nếu các bên khôngcó thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quyđịnh khác, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, các tàiliệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài, Trung tâm trọng tài phảigửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo quyđịnh tại khoản 3 Điều 30 của Luật này.
Điều 33. Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấpbằng Trọng tài
Trừ trường hợpluật chuyên ngành có quy định khác, thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tàilà 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
Điều 34. Phí trọng tài
1. Phí trọng tàilà khoản thu từ việc cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Phítrọng tài gồm:
a) Thù lao Trọngtài viên, chi phí đi lại và các chi phí khác cho Trọng tài viên;
b) Phí tham vấnchuyên gia và các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng trọng tài;
c) Phí hành chính;
d) Phí chỉ địnhTrọng tài viên vụ việc của Trung tâm trọng tài theo yêu cầu của các bên tranhchấp;
đ) Phí sử dụng cácdịch vụ tiện ích khác được cung cấp bởi Trung tâm trọng tài.
2. Phí trọng tàido Trung tâm trọng tài ấn định. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởiTrọng tài vụ việc, phí trọng tài do Hội đồng trọng tài ấn định.
3. Bên thua kiệnphải chịu phí trọng tài, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc quy tắctố tụng trọng tài quy định khác hoặc Hội đồng trọng tài có sự phân bổ khác.
Điều 35. Bản tự bảo vệ và việc gửi bản tự bảo vệ
1. Bản tự bảo vệgồm có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng,năm làm bản tự bảo vệ;
b) Tên và địa chỉcủa bị đơn;
c) Cơ sở và chứngcứ tự bảo vệ, nếu có;
d) Tên và địa chỉcủa người được bị đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tàiviên.
2. Đối với vụtranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thoảthuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác,thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệukèm theo, bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ. Theo yêu cầucủa một bên hoặc các bên, thời hạn này có thể được Trung tâm trọng tài gia hạncăn cứ vào tình tiết cụ thể của vụ việc.
3. Đối với vụtranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thoảthuận khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện củanguyên đơn và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho nguyên đơn và Trọngtài viên bản tự bảo vệ, tên và địa chỉ của người mà mình chọn làm Trọng tàiviên.
4. Trường hợp bịđơn cho rằng vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Trọng tài, không có thoảthuận trọng tài, thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài khôngthể thực hiện được thì phải nêu rõ điều đó trong bản tự bảo vệ.
5. Trường hợp bịđơn không nộp bản tự bảo vệ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này thìquá trình giải quyết tranh chấp vẫn được tiến hành.
Điều 36. Đơn kiện lại của bị đơn
1. Bị đơn có quyềnkiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp.
2. Đơn kiện lạicủa bị đơn phải được gửi cho Trung tâm trọng tài. Trong trường hợp vụ tranhchấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, đơn kiện lại phải gửi cho Hội đồngtrọng tài và nguyên đơn. Đơn kiện lại phải được nộp cùng thời điểm nộp bản tựbảo vệ.
3. Trong thời hạn30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện lại, nguyên đơn phải gửi bản tự bảo vệcho Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọngtài vụ việc, nguyên đơn phải gửi bản tự bảo vệ cho Hội đồng trọng tài và bịđơn.
4. Việc giải quyếtđơn kiện lại do Hội đồng trọng tài giải quyết đơn khởi kiện của nguyên đơn thựchiện theo quy định của Luật này về trình tự, thủ tục giải quyết đơn khởi kiệncủa nguyên đơn.
Điều 37. Rút đơn khởi kiện, đơn kiện lại; sửa đổi, bổsung đơn khởi kiện, đơn kiện lại hoặc bản tự bảo vệ
Trước khi Hội đồngtrọng tài ra phán quyết trọng tài, các bên có quyền rút đơn khởi kiện, đơn kiệnlại.
2. Trong quá trìnhtố tụng trọng tài, các bên có thể sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, đơn kiện lạihoặc bản tự bảo vệ. Hội đồng trọng tài có quyền không chấp nhận các sửa đổi, bổsung này nếu thấy rằng việc đó có thể bị lạm dụng nhằm gây khó khăn, trì hoãnviệc ra phán quyết trọng tài hoặc vượt quá phạm vi của thỏa thuận trọng tài ápdụng cho vụ tranh chấp.
Điều 38. Thương lượng trong tố tụng trọng tài
Kể từ thời điểmbắt đầu tố tụng trọng tài, các bên vẫn có quyền tự mình thương lượng, thỏathuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp.
Trong trường hợpcác bên tự thỏa thuận được với nhau chấm dứt việc giải quyết tranh chấp thì cóquyền yêu cầu Chủ tịch Trung tâm trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyếttranh chấp.
Chương VI
HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI
Điều 39. Thành phần Hội đồng trọng tài
1. Thành phần Hộiđồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuậncủa các bên.
2. Trường hợp cácbên không có thoả thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài baogồm ba Trọng tài viên.
Điều 40. Thành lập Hội đồng trọng tài tại Trung tâmtrọng tài
Trong trường hợpcác bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tàikhông quy định khác, việc thành lập Hội đồng trọng tài được quy định như sau:
1. Trong thời hạn30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và yêu cầu chọn Trọng
tài viên do Trungtâm trọng tài gửi đến, bị đơn phải chọn Trọng tài viên cho mình và báo choTrung tâm trọng tài biết hoặc đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ địnhTrọng tài viên. Nếu bị đơn không chọn Trọng tài viên hoặc không đề nghị Chủtịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày,kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tàichỉ định Trọng tài viên cho bị đơn;
2. Trường hợp vụtranh chấp có nhiều bị đơn thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơnkhởi kiện do Trung tâm trọng tài gửi đến, các bị đơn phải thống nhất chọn Trọngtài viên hoặc thống nhất yêu cầu chỉ định Trọng tài viên cho mình. Nếu các bịđơn không chọn được Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hếtthời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọngtài viên cho các bị đơn;
3. Trong thời hạn15 ngày, kể từ ngày các Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được Chủ tịchTrung tâm trọng tài chỉ định, các Trọng tài viên này bầu một Trọng tài viênkhác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Hết thời hạn này mà việc bầu không thựchiện được, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tạikhoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài;
4. Trường hợp cácbên thỏa thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưngkhông chọn được Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhậnđược đơn khởi kiện, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên và trong thời hạn 15ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chủ tịch Trung tâm trọng tài sẽ chỉ địnhTrọng tài viên duy nhất.
Điều 41. Thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc
Trường hợp các bênkhông có thoả thuận khác, việc thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc được quyđịnh như sau:
1. Trong thời hạn30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn phảichọn Trọng tài viên và thông báo cho nguyên đơn biết Trọng tài viên mà mìnhchọn. Hết thời hạn này, nếu bị đơn không thông báo cho nguyên đơn tên Trọng tàiviên mà mình chọn và các bên không có thoả thuận khác về việc chỉ định Trọngtài viên, thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọngtài viên cho bị đơn;
2. Trường hợp vụtranh chấp có nhiều bị đơn, thì các bị đơn phải thống nhất chọn Trọng tài viêntrong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn vàcác tài liệu kèm theo. Hết thời hạn này, nếu các bị đơn không chọn được Trọngtài viên và nếu các bên không có thoả thuận khác về việc chỉ định Trọng tàiviên, thì một hoặc các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọngtài viên cho các bị đơn;
3. Trong thời hạn15 ngày, kể từ ngày được các bên chọn hoặc được Tòa án chỉ định, các Trọng tàiviên bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Trong trườnghợp không bầu được Chủ tịch Hội đồng trọng tài và các bên không có thoả thuậnkhác thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Chủ tịch Hộiđồng trọng tài;
4. Trong trườnghợp các bên thoả thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyếtnhưng không chọn được Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơnnhận được đơn khởi kiện, nếu các bên không có thoả thuận yêu cầu một Trung tâmtrọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòaán có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên duy nhất;
5. Trong thời hạn07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của các bên quy định tại các khoản 1, 2,3 và 4 của Điều này, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phải phân công một Thẩm phánchỉ định Trọng tài viên và thông báo cho các bên.
Điều 42. Thay đổi Trọng tài viên
1. Trọng tài viênphải từ chối giải quyết tranh chấp, các bên có quyền yêu cầu thay đổi Trọng tàiviên giải quyết tranh chấp trong các trường hợp sau đây:
a) Trọng tài viênlà người thân thích hoặc là người đại diện của một bên;
b) Trọng tài viêncó lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp;
c) Có căn cứ rõràng cho thấy Trọng tài viên không vô tư, khách quan;
d) Đã là hòa giảiviên, người đại diện, luật sư của bất cứ bên nào trước khi đưa vụ tranh chấp đóra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng vănbản.
2. Kể từ khi đượcchọn hoặc được chỉ định, Trọng tài viên phải thông báo bằng văn bản cho Trungtâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài và các bên về những tình tiết có thể ảnhhưởng đến tính khách quan, vô tư của mình.
3. Đối với vụtranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu Hội đồng trọng tài chưađược thành lập, việc thay đổi Trọng tài viên do Chủ tịch Trung tâm trọng tàiquyết định. Nếu Hội đồng trọng tài đã được thành lập, việc thay đổi Trọng tàiviên do các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài quyết định. Trong trườnghợp các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài không quyết định được hoặcnếu các Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết tranhchấp, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quyết định về việc thay đổi Trọng tài viên.
4. Đối với vụtranh chấp do Hội đồng trọng tài vụ việc giải quyết, việc thay đổi Trọng tàiviên sẽ do các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài quyết định. Trongtrường hợp các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài không quyết định đượchoặc nếu các Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyếttranh chấp, thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của mộthoặc các Trọng tài viên nói trên, của một hoặc các bên tranh chấp, Chánh án Toàán có thẩm quyền phân công một Thẩm phán quyết định về việc thay đổi Trọng tàiviên.
5. Quyết định củaChủ tịch Trung tâm trọng tài hoặc của Toà án trong trường hợp quy định tạikhoản 3 và khoản 4 Điều này là quyết định cuối cùng.
6. Trong trườnghợp Trọng tài viên vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà khôngthể tiếp tục tham gia giải quyết tranh chấp hoặc bị thay đổi thì việc chọn, chỉđịnh Trọng tài viên thay thế được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định củaLuật này.
7. Sau khi thamkhảo ý kiến của các bên, Hội đồng trọng tài mới được thành lập có thể xem xétlại những vấn đề đã được đưa ra tại các phiên họp giải quyết tranh chấp của Hộiđồng trọng tài trước đó.
Điều 43. Xem xét thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏathuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài
1. Trước khi xemxét nội dung vụ tranh chấp, Hội đồng trọng tài phải xem xét hiệu lực của thỏathuận trọng tài; thỏa thuận trọng tài có thể thực hiện được hay không và xemxét thẩm quyền của mình. Trong trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyếtcủa mình thì Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo quy địnhcủa Luật này. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, thỏa thuậntrọng tài vô hiệu hoặc xác định rõ thỏa thuận trọng tài không thể thực hiệnđược thì Hội đồng trọng tài quyết định đình chỉ việc giải quyết và thông báongay cho các bên biết.
2. Trong quá trìnhgiải quyết tranh chấp, nếu phát hiện Hội đồng trọng tài vượt quá thẩm quyền,các bên có thể khiếu nại với Hội đồng trọng tài. Hội đồng trọng tài có tráchnhiệm xem xét, quyết định.
3. Trường hợp cácbên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài cụ thểnhưng Trung tâm trọng tài này đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức trọngtài kế thừa, thì các bên có thể thỏa thuận lựa chọn Trung tâm trọng tài khác;nếu không thỏa thuận được, thì có quyền khởi kiện ra Tòa án để giải quyết.
4. Trường hợp cácbên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc,nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngạikhách quan mà Trọng tài viên không thể tham gia giải quyết tranh chấp, thì cácbên có thể thỏa thuận lựa chọn Trọng tài viên khác để thay thế; nếu không thỏathuận được, thì có quyền khởi kiện ra Tòa án để giải quyết.
5. Trường hợp cácbên đã có thỏa thuận trọng tài nhưng không chỉ rõ hình thức trọng tài hoặckhông thể xác định được tổ chức trọng tài cụ thể, thì khi có tranh chấp, cácbên phải thỏa thuận lại về hình thức trọng tài hoặc tổ chức trọng tài cụ thể đểgiải quyết tranh chấp. Nếu không thỏa thuận được thì việc lựa chọn hình thức,tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp được thực hiện theo yêu cầu củanguyên đơn.
Điều 44. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết địnhcủa Hội đồng trọng tài về việc không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọngtài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hộiđồng trọng tài
1. Trong trườnghợp không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài quy định tại Điều 43 củaLuật này, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định củaHội đồng trọng tài, các bên có quyền gửi đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền xemxét lại quyết định của Hội đồng trọng tài. Bên khiếu nại phải đồng thời thôngbáo việc khiếu nại cho Hội đồng trọng tài.
2. Đơn khiếu nạiphải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng,năm làm đơn khiếu nại;
b) Tên và địa chỉcủa bên khiếu nại;
c) Nội dung yêucầu.
3. Đơn khiếu nạiphải kèm theo bản sao đơn khởi kiện, thoả thuận trọng tài, quyết định của Hộiđồng trọng tài. Trường hợp giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài thì phải dịchra tiếng Việt và được chứng thực hợp lệ.
4. Trong thời hạn05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Chánh án Toà án có thẩmquyền phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết đơn khiếu nại. Trong thời hạn10 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét, quyếtđịnh. Quyết định của Toà án là cuối cùng.
5. Trong khi Tòaán giải quyết đơn khiếu nại, Hội đồng trọng tài vẫn có thể tiếp tục giải quyếttranh chấp.
6. Trong trườnghợp Toà án quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọngtài, không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏathuận trọng tài không thể thực hiện được, Hội đồng trọng tài ra quyết định đìnhchỉ giải quyết tranh chấp. Nếu không có thoả thuận khác, các bên có quyền khởikiện vụ tranh chấp ra Toà án. Thời hiệu khởi kiện ra Toà án được xác định theoquy định của pháp luật. Thời gian từ ngày nguyên đơn khởi kiện tại Trọng tàiđến ngày Toà án ra quyết định thụ lý giải quyết vụ tranh chấp không tính vàothời hiệu khởi kiện.
Điều 45. Thẩm quyền xác minh sự việc của Hội đồngtrọng tài
Trong quá trìnhgiải quyết tranh chấp, Hội đồng trọng tài có quyền gặp hoặc trao đổi với cácbên với sự có mặt của bên kia bằng các hình thức thích hợp để làm sáng tỏ cácvấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp. Hội đồng trọng tài có thể tự mình hoặctheo yêu cầu của một hoặc các bên tìm hiểu sự việc từ người thứ ba, với sự cómặt của các bên hoặc sau khi đã thông báo cho các bên biết.
Điều 46. Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài về thu thậpchứng cứ
1. Các bên cóquyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Hội đồng trọng tài để chứng minh các sựviệc có liên quan đến nội dung đang tranh chấp.
2. Theo yêu cầucủa một hoặc các bên, Hội đồng trọng tài có quyền yêu cầu người làm chứng cungcấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp.
3. Hội đồng trọngtài tự mình hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên, có quyền trưng cầu giámđịnh, định giá tài sản trong vụ tranh chấp để làm căn cứ cho việc giải quyếttranh chấp. Phí giám định, định giá do bên yêu cầu giám định, định giá tạm ứnghoặc do Hội đồng trọng tài phân bổ.
4. Hội đồng trọngtài tự mình hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên, có quyền tham vấn ý kiếncủa các chuyên gia. Chi phí chuyên gia do bên yêu cầu tham vấn tạm ứng hoặc doHội đồng trọng tài phân bổ.
5. Trong trườnghợp Hội đồng trọng tài, một hoặc các bên đã áp dụng các biện pháp cần thiết đểthu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể gửi văn bảnđề nghị Toà án có thẩm quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tàiliệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến vụ tranhchấp. Văn bản đề nghị phải nêu rõ nội dung vụ việc đang giải quyết tại Trọngtài, chứng cứ cần thu thập, lý do không thu thập được, tên, địa chỉ của cơquan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ chứng cứ cần thu thập đó.
6. Trong thời hạn07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, đơn yêu cầu thu thập chứng cứ,Chánh án Tòa án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết yêucầu thu thập chứng cứ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phâncông, Thẩm phán phải có văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý,lưu giữ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và gửi văn bản đó cho Viện kiểm sát cùngcấp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức,cá nhân đang quản lý, lưu giữ chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thờichứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đượcyêu cầu.
Trong thời hạn 05ngày làm việc, kể từ ngày nhận được chứng cứ do cơ quan, tổ chức, cá nhân cungcấp, Tòa án phải thông báo cho Hội đồng trọng tài, bên yêu cầu biết để tiếnhành việc giao nhận chứng cứ.
Trường hợp quáthời hạn quy định mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không cung cấp chứng cứ theo yêucầu thì Tòa án phải thông báo ngay cho Hội đồng trọng tài, bên yêu cầu biếtđồng thời có văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý theo quy địnhcủa pháp luật.
Điều 47. Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài về triệutập người làm chứng
1. Theo yêu cầucủa một hoặc các bên và xét thấy cần thiết, Hội đồng trọng tài có quyền yêu cầungười làm chứng có mặt tại phiên họp giải quyết tranh chấp. Chi phí cho ngườilàm chứng do bên yêu cầu triệu tập người làm chứng chịu hoặc do Hội đồng trọngtài phân bổ.
2. Trường hợpngười làm chứng đã được Hội đồng trọng tài triệu tập hợp lệ mà không đến phiênhọp nhưng không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây cản trở choviệc giải quyết tranh chấp, thì Hội đồng trọng tài gửi văn bản đề nghị Tòa áncó thẩm quyền ra quyết định triệu tập người làm chứng đến phiên họp của Hộiđồng trọng tài. Văn bản phải nêu rõ nội dung vụ việc đang được giải quyết tạiTrọng tài; họ, tên, địa chỉ của người làm chứng; lý do cần triệu tập người làmchứng; thời gian, địa điểm người làm chứng cần phải có mặt.
3. Trong thời hạn07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị triệu tập người làmchứng của Hội đồng trọng tài, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phân công một Thẩmphán xem xét, giải quyết yêu cầu triệu tập người làm chứng. Trong thời hạn 05ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải ra quyết định triệutập người làm chứng.
Quyết định triệutập người làm chứng phải ghi rõ tên Hội đồng trọng tài yêu cầu triệu tập ngườilàm chứng; nội dung vụ tranh chấp; họ, tên, địa chỉ của người làm chứng; thờigian, địa điểm người làm chứng phải có mặt theo yêu cầu của Hội đồng trọng tài.
Tòa án phải gửingay quyết định này cho Hội đồng trọng tài, người làm chứng đồng thời gửi choViện kiểm sát cùng cấp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của phápluật.
Người làm chứng cónghĩa vụ nghiêm chỉnh thi hành quyết định của Tòa án.
Chi phí cho ngườilàm chứng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Chương VII
BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
Điều 48. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạmthời
1. Các bên tranhchấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài, Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạmthời theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có liên quan, trừtrường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc yêu cầuTòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không bị coi là sự bác bỏ thỏa thuậntrọng tài hoặc khước từ quyền giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.
Điều 49. Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài áp dụngbiện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Theo yêu cầucủa một trong các bên, Hội đồng trọng tài có thể áp dụng một hoặc một số biệnpháp khẩn cấp tạm thời đối với các bên tranh chấp.
2. Các biện phápkhẩn cấp tạm thời bao gồm:
a) Cấm thay đổihiện trạng tài sản đang tranh chấp;
b) Cấm hoặc buộcbất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằm ngănngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài;
c) Kê biên tài sảnđang tranh chấp;
d) Yêu cầu bảotồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranhchấp;
đ) Yêu cầu tạmthời về việc trả tiền giữa các bên;
e) Cấm chuyển dịchquyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
3. Trong quá trìnhgiải quyết tranh chấp, nếu một trong các bên đã yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặcmột số biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều này mà sau đó lạicó đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hộiđồng trọng tài phải từ chối.
4. Trước khi ápdụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Hội đồng trọng tài có quyền buộc bên yêu cầuáp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tài chính.
5. Hội đồng trọngtài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác hoặc vượt quá yêu cầu áp dụng biệnpháp khẩn cấp tạm thời của bên yêu cầu mà gây thiệt hại cho bên yêu cầu, bên bịáp dụng hoặc người thứ ba thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra Tòa ánđể yêu cầu giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Điều 50. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thờicủa Hội đồng trọng tài
1. Bên yêu cầu ápdụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Hội đồng trọng tài.
2. Đơn yêu cầu ápdụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng,năm làm đơn;
b) Tên, địa chỉcủa bên có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
c) Tên, địa chỉcủa bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
d) Tóm tắt nộidung tranh chấp;
đ) Lý do cần phảiáp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
e) Biện pháp khẩncấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Kèm theo đơn yêucầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, bên yêu cầu phải cung cấp cho Hội đồngtrọng tài chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩncấp tạm thời đó.
3. Theo quyết địnhcủa Hội đồng trọng tài, bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phảigửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Hội đồng trọngtài ấn định tương ứng với giá trị thiệt hại có thể phát sinh do áp dụng biệnpháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây ra để bảo vệ lợi ích của bên bị yêu cầuáp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấytờ có giá được gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng do Hội đồng trọng tàiquyết định.
4. Trong thời hạn03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, ngay sau khi bên yêu cầu đã thực hiệnbiện pháp bảo đảm quy định tại khoản 3 Điều này thì Hội đồng trọng tài xem xétra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trường hợp không chấp nhậnyêu cầu, Hội đồng trọng tài thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho bên yêucầu biết.
5. Việc thi hànhquyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài được thựchiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Điều 51. Thẩm quyền, thủ tục thay đổi, bổ sung, huỷ bỏbiện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài
1. Theo yêu cầucủa một bên, Hội đồng trọng tài có quyền thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện phápkhẩn cấp tạm thời vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình giải quyết tranhchấp.
2. Thủ tục thayđổi, bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại Điều50 của Luật này.
3. Hội đồng trọngtài hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng trong các trường hợp sauđây:
a) Bên yêu cầu ápdụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;
b) Bên phải thihành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã nộp tài sản hoặc cóngười khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêucầu;
c) Nghĩa vụ củabên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của pháp luật.
4. Thủ tục hủy bỏbiện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện như sau:
a) Bên yêu cầuphải có đơn đề nghị hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời gửi Hội đồng trọng tài;
b) Hội đồng trọngtài xem xét ra quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và xem xét, quyếtđịnh để bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhận lại tài sản bảođảm quy định tại khoản 3 Điều 50 của Luật này, trừ trường hợp bên yêu cầu Hộiđồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm bồithường do yêu cầu không đúng gây thiệt hại cho bên bị áp dụng biện pháp khẩncấp tạm thời hoặc cho người thứ ba.
Quyết định hủy bỏbiện pháp khẩn cấp tạm thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và Cơquan thi hành án dân sự.
Điều 52. Trách nhiệm của bên yêu cầu áp dụng biện phápkhẩn cấp tạm thời
Bên yêu cầu ápdụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình.Trong trường hợp bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng vàgây thiệt hại cho bên kia hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.
Điều 53. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục của Tòa án ápdụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Sau khi nộp đơnkhởi kiện, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơtrực tiếp bị xâm hại, một bên có quyền làm đơn gửi đến Toà án có thẩm quyền yêucầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời.
2. Trong thời hạn03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấptạm thời, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán xem xét, giảiquyết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phánphải xem xét, quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạmthời. Thẩm phán phải ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay saukhi người yêu cầu thực hiện biện pháp bảo đảm. Trường hợp không chấp nhận yêucầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầubiết.
3. Một bên cóquyền yêu cầu Tòa án thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.Việc phân công Thẩm phán xem xét giải quyết đơn yêu cầu thay đổi, bổ sung, hủybỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điềunày.
4. Trình tự, thủtục áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và kiểm sátviệc tuân theo pháp luật trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòaán thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
5. Trong quá trìnhgiải quyết tranh chấp, nếu một trong các bên đã yêu cầu Hội đồng trọng tài ápdụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời mà lại có đơn yêu cầu Tòa ánáp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án phải từ chối và trả lại đơn yêucầu, trừ trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không thuộcthẩm quyền của Hội đồng trọng tài.
Chương VIII
PHIÊN HỌP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Điều 54. Chuẩn bị phiên họp giải quyết tranh chấp
1. Trường hợp cácbên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khôngcó quy định khác, thời gian và địa điểm mở phiên họp do Hội đồng trọng tàiquyết định.
2. Trường hợp cácbên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khôngcó quy định khác, giấy triệu tập tham dự phiên họp phải được gửi cho các bênchậm nhất 30 ngày trước ngày mở phiên họp.
Điều 55. Thành phần, thủ tục phiên họp giải quyếttranh chấp
1. Phiên họp giảiquyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏathuận khác.
2. Các bên có thểtrực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranhchấp; có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củamình.
3. Trong trườnghợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những ngườikhác tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp.
4. Trình tự, thủtục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài củaTrung tâm trọng tài quy định; đối với Trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận.
Điều 56. Việc vắng mặt của các bên
1. Nguyên đơn đãđược triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt khôngcó lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được Hộiđồng trọng tài chấp thuận thì bị coi là đã rút đơn khởi kiện. Trong trường hợpnày, Hội đồng trọng tài tiếp tục giải quyết tranh chấp nếu bị đơn có yêu cầuhoặc có đơn kiện lại.
2. Bị đơn đã đượctriệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt không cólý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được Hộiđồng trọng tài chấp thuận thì Hội đồng trọng tài vẫn tiếp tục giải quyết tranhchấp căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có.
3. Theo yêu cầucủa các bên, Hội đồng trọng tài có thể căn cứ vào hồ sơ để tiến hành phiên họpgiải quyết tranh chấp mà không cần sự có mặt của các bên.
Điều 57. Hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp
Khi có lý do chínhđáng, một hoặc các bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài hoãn phiên họp giảiquyết tranh chấp. Yêu cầu hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp phải được lậpbằng văn bản, nêu rõ lý do kèm theo chứng cứ và được gửi đến Hội đồng trọng tàichậm nhất 07 ngày làm việc trước ngày mở phiên họp giải quyết tranh chấp. NếuHội đồng trọng tài không nhận được yêu cầu theo thời hạn này, bên yêu cầu hoãnphiên họp giải quyết tranh chấp phải chịu mọi chi phí phát sinh, nếu có. Hộiđồng trọng tài xem xét, quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu hoãnphiên họp và thông báo kịp thời cho các bên.
Thời hạn hoãnphiên họp do Hội đồng trọng tài quyết định.
Điều 58. Hoà giải, công nhận hòa giải thành
Theo yêu cầu củacác bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhauvề việc giải quyết tranh chấp. Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việcgiải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giảithành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên. Hội đồng trọngtài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chungthẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.
Điều 59. Đình chỉ giải quyết tranh chấp
1. Vụ tranh chấpđược đình chỉ giải quyết trong các trường hợp sau đây:
a) Nguyên đơn hoặcbị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;
b) Nguyên đơn hoặcbị đơn là cơ quan, tổ chức đã chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất,sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức mà không có cơ quan, tổchức nào tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó;
c) Nguyên đơn rútđơn khởi kiện hoặc được coi là đã rút đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 1Điều 56 của Luật này, trừ trường hợp bị đơn yêu cầu tiếp tục giải quyết tranhchấp;
d) Các bên thoảthuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp;
đ) Tòa án đã quyếtđịnh vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, không có thỏathuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài khôngthể thực hiện được theo quy định tại khoản 6 Điều 44 của Luật này.
2. Hội đồng trọngtài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Trường hợp Hội đồng trọng tàichưa được thành lập thì Chủ tịch Trung tâm trọng tài ra quyết định đình chỉgiải quyết tranh chấp.
3. Khi có quyếtđịnh đình chỉ giải quyết tranh chấp, các bên không có quyền khởi kiện yêu cầuTrọng tài giải quyết lại vụ tranh chấp đó nếu việc khởi kiện vụ tranh chấp saukhông có gì khác với vụ tranh chấp trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ phápluật có tranh chấp, trừ các trường hợp quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1Điều này.
Chương IX
PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
Điều 60. Nguyên tắc ra phán quyết
1. Hội đồng trọngtài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.
2. Trường hợp biểuquyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến củaChủ tịch Hội đồng trọng tài.
Điều 61. Nội dung, hình thức và hiệu lực của phánquyết trọng tài
1. Phán quyếttrọng tài phải được lập bằng văn bản và có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng,năm và địa điểm ra phán quyết;
b) Tên, địa chỉcủa nguyên đơn và bị đơn;
c) Họ, tên, địachỉ của Trọng tài viên;
d) Tóm tắt đơnkhởi kiện và các vấn đề tranh chấp;
đ) Căn cứ để raphán quyết, trừ khi các bên có thoả thuận không cần nêu căn cứ trong phánquyết;
e) Kết quả giảiquyết tranh chấp;
g) Thời hạn thihành phán quyết;
h) Phân bổ chi phítrọng tài và các chi phí khác có liên quan;
i) Chữ ký củaTrọng tài viên.
2. Khi có Trọngtài viên không ký tên vào phán quyết trọng tài, Chủ tịch Hội đồng trọng tàiphải ghi việc này trong phán quyết trọng tài và nêu rõ lý do. Trong trường hợpnày, phán quyết trọng tài vẫn có hiệu lực.
3. Phán quyếttrọng tài được ban hành ngay tại phiên họp hoặc chậm nhất là 30 ngày, kể từngày kết thúc phiên họp cuối cùng.
4. Phán quyếttrọng tài phải được gửi cho các bên ngay sau ngày ban hành. Các bên có quyềnyêu cầu Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài vụ việc cấp bản sao phánquyết trọng tài.
5. Phán quyếttrọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Điều 62. Đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc
1. Theo yêu cầucủa một hoặc các bên tranh chấp, phán quyết của Trọng tài vụ việc được đăng kýtại Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết trước khi yêu cầu Cơ quanthi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành phán quyết trọng tài đó. Việcđăng ký hoặc không đăng ký phán quyết trọng tài không ảnh hưởng đến nội dung vàgiá trị pháp lý của phán quyết trọng tài.
2. Trong thời hạn01 năm, kể từ ngày ban hành phán quyết trọng tài, bên yêu cầu đăng ký phánquyết trọng tài vụ việc phải gửi đơn xin đăng ký phán quyết trọng tài tới Tòaán có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này kèm theo bản chính hoặc bản saocó chứng thực hợp lệ các tài liệu sau đây:
a) Phán quyếttrọng tài do Hội đồng trọng tài vụ việc ban hành;
b) Biên bản phiênhọp giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài vụ việc, nếu có;
c) Bản chính hoặcbản sao thoả thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ.
Bên yêu cầu phảichịu trách nhiệm về tính xác thực của các tài liệu gửi cho Tòa án.
3. Trong thời hạn05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn xin đăng ký phán quyết, Chánh án Tòaán phải phân công một Thẩm phán xem xét đơn đăng ký phán quyết. Trong thời hạn10 ngày, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải kiểm tra tính xác thực củacác tài liệu gửi kèm theo đơn và thực hiện việc đăng ký. Trường hợp xác địnhphán quyết trọng tài không có thật thì Thẩm phán từ chối đăng ký, trả lại đơnyêu cầu và các tài liệu kèm theo và phải thông báo ngay cho bên có yêu cầubiết, đồng thời nêu rõ lý do. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhậnđược thông báo của Tòa án, người yêu cầu đăng ký phán quyết trọng tài có quyềnkhiếu nại với Chánh án Tòa án về việc từ chối đăng ký phán quyết trọng tài.Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án Tòaán phải xem xét và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyếtkhiếu nại của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.
4. Nội dung đăngký phán quyết Trọng tài:
a) Thời gian, địađiểm thực hiện việc đăng ký;
b) Tên Tòa án tiếnhành việc đăng ký;
c) Tên, địa chỉcủa bên yêu cầu thực hiện việc đăng ký;
d) Phán quyết đượcđăng ký;
đ) Chữ ký củangười có thẩm quyền và đóng dấu của Tòa án.
Điều 63. Sửa chữa và giải thích phán quyết; phán quyếtbổ sung
1. Trong thời hạn30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết, trừ khi các bên có thỏa thuận khác vềthời hạn, một bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài sửa chữa những lỗi rõ ràngvề chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai trong phán quyết nhưngphải thông báo ngay cho bên kia biết. Trường hợp Hội đồng trọng tài thấy yêucầu này là chính đáng thì phải sửa chữa trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhậnđược yêu cầu.
2. Trong thời hạn30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuậnkhác về thời hạn, một bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài giải thích về điểmcụ thể hoặc phần nội dung của phán quyết nhưng phải thông báo ngay cho bên kia.Nếu Hội đồng trọng tài thấy rằng yêu cầu này là chính đáng thì phải giải thíchtrong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Nội dung giải thích nàylà một phần của phán quyết.
3. Trong thời hạn30 ngày, kể từ ngày ban hành phán quyết, Hội đồng trọng tài có thể chủ động sửanhững lỗi quy định tại khoản 1 Điều này và thông báo ngay cho các bên.
4. Trường hợp cácbên không có thoả thuận khác, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phánquyết, một bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài ra phán quyết bổ sung đối vớinhững yêu cầu được trình bày trong quá trình tố tụng nhưng không được ghi trongphán quyết và phải thông báo ngay cho bên kia biết. Nếu Hội đồng trọng tài chorằng yêu cầu này là chính đáng thì ra phán quyết bổ sung trong thời hạn 45ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
5. Trường hợp cầnthiết, Hội đồng trọng tài có thể gia hạn việc sửa chữa, giải thích hoặc ra phánquyết bổ sung theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này.
Điều 64. Lưu trữ hồ sơ
1. Trung tâm trọngtài có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ vụ tranh chấp đã thụ lý. Hồ sơ vụ tranh chấpdo Trọng tài vụ việc giải quyết được các bên hoặc các Trọng tài viên lưu trữ.
2. Hồ sơ trọng tàiđược lưu trữ trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày ra phán quyết trọng tài hoặcquyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.
Chương X
THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
Điều 65. Tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài
Nhà nước khuyếnkhích các bên tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài.
Điều 66. Quyền yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài
1. Hết thời hạnthi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyệnthi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều69 của Luật này, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêucầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.
2. Đối với phánquyết của Trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quanthi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phánquyết được đăng ký theo quy định tại Điều 62 của Luật này.
Điều 67. Thi hành phán quyết trọng tài
Phán quyết trọngtài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Chương XI
HUỶ PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
Ðiều 68. Căn cứ huỷ phán quyết trọng tài
1. Tòa án xem xétviệc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên.
2. Phán quyếttrọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không có thoảthuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
b) Thành phần Hộiđồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của cácbên hoặc trái với các quy định của Luật này;
c) Vụ tranh chấpkhông thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tàicó nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bịhuỷ;
d) Chứng cứ do cácbên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo;Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranhchấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
đ) Phán quyếttrọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
3. Khi Tòa án xemxét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, nghĩa vụ chứng minh được xác định nhưsau:
a) Bên yêu cầu hủyphán quyết trọng tài quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này cónghĩa vụ chứng minh Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong cáctrường hợp đó;
b) Đối với yêu cầuhủy phán quyết trọng tài quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, Tòa án có tráchnhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phánquyết trọng tài.
Điều 69. Quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài
1. Trong thời hạn30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ đểchứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong nhữngtrường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này, thì có quyền làm đơn gửiToà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phánquyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủyphán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp.
2. Trường hợp gửiđơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả khángkhông được tính vào thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
Điều 70. Đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài
1. Đơn yêu cầu huỷphán quyết trọng tài phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng,năm làm đơn;
b) Tên và địa chỉcủa bên có yêu cầu;
c) Yêu cầu và căncứ huỷ phán quyết trọng tài.
2. Kèm theo đơnyêu cầu phải có các giấy tờ sau đây:
a) Bản chính hoặcbản sao phán quyết trọng tài đã được chứng thực hợp lệ;
b) Bản chính hoặcbản sao thoả thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ.
Giấy tờ kèm theođơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phảiđược chứng thực hợp lệ.
Điều 71. Toà án xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọngtài
1. Sau khi thụ lýđơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài, Toà án có thẩm quyền thông báo ngay choTrung tâm trọng tài hoặc các Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc, cácbên tranh chấp và Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Trong thời hạn07 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Chánh án Toà án chỉ định một Hội đồng xétđơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán, trong đó có một Thẩm phán làm chủ tọa theo sựphân công của Chánh án Tòa án.
Trong thời hạn 30ngày, kể từ ngày được chỉ định, Hội đồng xét đơn yêu cầu phải phải mở phiên họpđể xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Tòa án phải chuyển hồ sơ cho Việnkiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn 07 ngày làm việc trước ngày mởphiên họp để tham dự phiên họp của Tòa án xét đơn yêu cầu. Hết thời hạn này,Viện kiểm sát phải gửi trả lại hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp xem xét đơn yêucầu.
3. Phiên họp đượctiến hành với sự có mặt của các bên tranh chấp, luật sư của các bên, nếu có,Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp một trong các bên yêu cầu Hộiđồng xét đơn vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý dochính đáng hoặc rời phiên họp mà không được Hội đồng chấp thuận thì Hội đồngvẫn tiến hành xét đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài.
4. Khi xét đơn yêucầu, Hội đồng xét đơn yêu cầu căn cứ vào các quy định tại Điều 68 của Luật nàyvà các tài liệu kèm theo để xem xét, quyết định; không xét xử lại nội dung vụtranh chấp mà Hội đồng trọng tài đã giải quyết. Sau khi xem xét đơn và các tàiliệu kèm theo, nghe ý kiến của những người được triệu tập, nếu có, Kiểm sátviên trình bày ý kiến của Viện kiểm sát, Hội đồng thảo luận và quyết định theođa số.
5. Hội đồng xétđơn yêu cầu có quyền ra quyết định huỷ hoặc không huỷ phán quyết trọng tài.Trong trường hợp bên yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài rút đơn hoặc đã đượctriệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp màkhông được Hội đồng chấp thuận thì Hội đồng ra quyết định đình chỉ việc xét đơnyêu cầu.
6. Trong thời hạn05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Tòa án gửi quyết định cho các bên,Trung tâm trọng tài hoặc Trọng tài viên Trọng tài vụ việc và Viện kiểm sát cùngcấp.
7. Theo yêu cầucủa một bên và xét thấy phù hợp, Hội đồng xét đơn yêu cầu có thể tạm đình chỉviệc xem xét giải quyết đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong thời hạnkhông quá 60 ngày để tạo điều kiện cho Hội đồng trọng tài khắc phục sai sót tốtụng trọng tài theo quan điểm của Hội đồng trọng tài nhằm loại bỏ căn cứ hủy bỏphán quyết trọng tài. Hội đồng trọng tài phải thông báo cho Tòa án biết về việckhắc phục sai sót tố tụng. Trường hợp Hội đồng trọng tài không tiến hành khắcphục sai sót tố tụng thì Hội đồng tiếp tục xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọngtài.
8. Trường hợp Hộiđồng xét đơn yêu cầu ra quyết định hủy phán quyết trọng tài, các bên có thểthỏa thuận lại để đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại Trọng tài hoặc một bêncó quyền khởi kiện tại Tòa án. Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu không hủyphán quyết trọng tài thì phán quyết trọng tài được thi hành.
9. Trong mọitrường hợp, thời gian giải quyết tranh chấp tại Trọng tài, thời gian tiến hànhthủ tục hủy phán quyết trọng tài tại Tòa án không tính vào thời hiệu khởi kiện.
10. Quyết định củaToà án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.
Điều 72. Lệ phí toà án liên quan đến Trọng tài
Lệ phí về yêu cầuToà án chỉ định Trọng tài viên, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, yêu cầuhuỷ phán quyết trọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài và những lệ phí khácđược thực hiện theo quy định của pháp luật về án phí và lệ phí toà án.
Chương XII
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRỌNG TÀI NƯỚCNGOÀI TẠI VIỆT NAM
Điều 73. Điều kiện hoạt động của Tổ chức trọng tàinước ngoài tại Việt Nam
Tổ chức trọng tàinước ngoài đã được thành lập và đang hoạt động hợp pháp tại nước ngoài, tôn trọngHiến pháp và pháp luật của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì được phéphoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật này.
Điều 74. Hình thức hoạt động của Tổ chức trọng tàinước ngoài tại Việt Nam
Tổ chức trọng tàinước ngoài hoạt động tại Việt Namdưới các hình thức sau đây:
1. Chi nhánh củaTổ chức trọng tài nước ngoài (sau đây gọi là Chi nhánh);
2. Văn phòng đạidiện của Tổ chức trọng tài nước ngoài (sau đây gọi là Văn phòng đại diện).
Điều 75. Chi nhánh
1. Chi nhánh làđơn vị phụ thuộc của Tổ chức trọng tài nước ngoài, được thành lập và thực hiệnhoạt động trọng tài tại Việt Namtheo quy định của Luật này.
2. Tổ chức trọngtài nước ngoài và Chi nhánh của mình chịu trách nhiệm về hoạt động của Chinhánh trước pháp luật Việt Nam.
3. Tổ chức trọng tàinước ngoài cử một Trọng tài viên làm Trưởng Chi nhánh. Trưởng Chi nhánh làngười đại diện theo uỷ quyền của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 76. Quyền và nghĩa vụ của Chi nhánh của Tổ chứctrọng tài nước ngoài tại Việt Nam
1. Thuê trụ sở,thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.
2. Tuyển dụng laođộng là người Việt Nam,người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Mở tài khoảnbằng đồng Việt Nam, bằngngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam để phục vụ cho hoạt động củaChi nhánh.
4. Chuyển thu nhậpcủa Chi nhánh ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Có con dấu mangtên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Chỉ định Trọngtài viên để thành lập Hội đồng trọng tài theo ủy quyền của tổ chức trọng tàinước ngoài.
7. Cung cấp dịchvụ trọng tài, hoà giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại kháctheo quy định của pháp luật.
8. Cung cấp cácdịch vụ hành chính, văn phòng và các dịch vụ khác cho việc giải quyết tranhchấp của Hội đồng trọng tài nước ngoài.
9. Thu phí trọngtài và các khoản thu hợp pháp khác.
10. Trả thù laocho Trọng tài viên.
11. Tổ chức bồidưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quyết tranh chấp cho Trọng tài viên.
12. Lưu trữ hồ sơ,cung cấp các bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấphoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
13. Hoạt động theođúng lĩnh vực ghi trong Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động.
14. Chấp hành quyđịnh của pháp luật Việt Namcó liên quan đến hoạt động của Chi nhánh.
15. Báo cáo địnhkỳ hằng năm về hoạt động của Chi nhánh với Sở Tư pháp nơi Chi nhánh đăng kýhoạt động.
Điều 77. Văn phòng đại diện
1. Văn phòng đạidiện là đơn vị phụ thuộc của Tổ chức trọng tài nước ngoài được thành lập và tìmkiếm, thúc đẩy cơ hội hoạt động trọng tài tại Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Tổ chức trọngtài nước ngoài phải chịu trách nhiệm về hoạt động của Văn phòng đại diện trướcpháp luật Việt Nam.
Điều 78. Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện củaTổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
1. Tìm kiếm, thúcđẩy các cơ hội hoạt động trọng tài của tổ chức mình tại Việt Nam.
2. Thuê trụ sở,thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đạidiện.
3. Tuyển dụng laođộng là người Việt Nam,người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luậtViệt Nam.
4. Mở tài khoảnbằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Namtại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoảnnày vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
5. Có con dấu mangtên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Hoạt động đúngmục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong Giấy phép thành lập Văn phòngđại diện.
7. Không được thựchiện hoạt động trọng tài tại Việt Nam.
8. Chỉ được thựchiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá hoạt động trọng tài theo quy định củapháp luật Việt Nam.
9. Chấp hành quyđịnh của pháp luật Việt Namcó liên quan đến hoạt động của Văn phòng đại diện.
10. Báo cáo địnhkỳ hằng năm về hoạt động của Văn phòng đại diện với Sở Tư pháp nơi Văn phòngđại diện đăng ký hoạt động.
Điều 79. Hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diệncủa Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
Việc thành lập,đăng ký, hoạt động và chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện củaTổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của phápluật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làthành viên. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục thành lập, đăng ký và chấm dứthoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoàitại Việt Nam.
Chương XIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 80. Áp dụng Luật đối với các Trung tâm trọng tàiđược thành lập trước ngày Luật này có hiệulực
Các Trung tâmtrọng tài được thành lập trước ngày Luật này có hiệu lực không phải làm thủ tụcthành lập lại. Các Trung tâm trọng tài phải sửa đổi, bổ sung điều lệ, quy tắctố tụng trọng tài cho phù hợp với quy định của Luật này trong thời hạn 12tháng, kể từ ngày Luật này có hiệu lực. Hết thời hạn nêu trên mà các Trung tâmtrọng tài không sửa đổi, bổ sung điều lệ, quy tắc tố tụng trọng tài thì bị thuhồi Giấy phép thành lập và phải chấm dứt hoạt động.
Điều 81. Hiệu lực thi hành
1. Luật này cóhiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
2. Pháp lệnh Trọngtài thương mại số 08/2003/PL-UBTVQH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệulực.
3. Các thỏa thuậntrọng tài được ký kết trước ngày Luật này có hiệu lực được thực hiện theo cácquy định của pháp luật tại thời điểm ký thỏa thuận trọng tài.
Điều 82. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ, Toà ánnhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giaotrong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêucầu quản lý nhànước.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI Nguyễn Phú Trọng |
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Luật Trọng tài thương mại năm 2010 Ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2010
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn