Luật đất đai năm 2013 mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

QUỐC HỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Luật số: 45/2013/QH13

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2013

 

LUẬT ĐẤT ĐAI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam;

Quốc hội ban hành Luật đất đai,

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về chế độ sởhữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dânvề đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai,quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan nhà nước thực hiệnquyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiệnnhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.

2. Người sử dụng đất.

3. Các đối tượng khác có liênquan đến việc quản lý, sử dụng đất.

Điều 3. Giảithích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dướiđây được hiểu như sau:

1. Thửa đất là phần diệntích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tảtrên hồ sơ.

2. Quy hoạch sử dụng đấtlà việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêuphát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thíchứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất củacác ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chínhtrong một khoảng thời gian xác định.

3. Kế hoạch sử dụng đất làviệc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quyhoạch sử dụng đất.

4. Bản đồ địa chính làbản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vịhành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

5. Bản đồ hiện trạng sử dụngđất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định,được lập theo từng đơn vị hành chính.

6. Bản đồ quy hoạch sử dụngđất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự phân bổcác loại đất tại thời điểm cuối kỳ của quy hoạch đó.

7. Nhà nước giao quyền sửdụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc Nhà nước ban hành quyếtđịnh giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.

8. Nhà nước cho thuê quyền sửdụng đất (sau đây gọi là Nhà nước cho thuê đất) là việc Nhà nước quyết địnhtrao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồngcho thuê quyền sử dụng đất.

9. Nhà nước công nhận quyềnsử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụngđất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thôngqua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định.

10. Chuyển quyền sử dụng đấtlà việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông quacác hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất vàgóp vốn bằng quyền sử dụng đất.

11. Nhà nước thu hồi đấtlà việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nướctrao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luậtvề đất đai.

12. Bồi thường về đất làviệc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồicho người sử dụng đất.

13. Chi phí đầu tư vào đấtcòn lại bao gồm chi phí san lấp mặt bằng và chi phí khác liên quan trựctiếp có căn cứ chứng minh đã đầu tư vào đất mà đến thời điểm Nhà nước thu hồiđất còn chưa thu hồi được.

14. Hỗ trợ khi Nhà nước thuhồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đờisống, sản xuất và phát triển.

15. Đăng ký đất đai, nhà ở,tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháplý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất vàquyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.

16. Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thưpháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sảnkhác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhàở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

17. Thống kê đất đai làviệc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về hiện trạng sử dụng đấttại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần thống kê.

18. Kiểm kê đất đai làviệc Nhà nước tổ chức điều tra, tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trênthực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến độngđất đai giữa hai lần kiểm kê.

19. Giá đất là giá trị củaquyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích đất.

20. Giá trị quyền sử dụng đấtlà giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác địnhtrong thời hạn sử dụng đất xác định.

21. Tiền sử dụng đất làsố tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đấtcó thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyềnsử dụng đất.

22. Hệ thống thông tin đấtđai là hệ thống tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin,phần mềm, dữ liệu và quy trình, thủ tục được xây dựng để thu thập, lưu trữ, cậpnhật, xử lý, phân tích, tổng hợp và truy xuất thông tin đất đai.

23. Cơ sở dữ liệu đất đai là tậphợp các dữ liệu đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lývà cập nhật thông qua phương tiện điện tử.

24. Tranh chấp đất đai làtranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bêntrong quan hệ đất đai.

25. Hủy hoại đất là hànhvi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mấthoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.

26. Tổ chức sự nghiệp cônglập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổchức chính trị – xã hội thành lập, có chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụcông theo quy định của pháp luật.

27. Tổ chức kinh tế baogồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định của phápluật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

28. Đất để xây dựng côngtrình ngầm là phần đất để xây dựng công trình trong lòng đất mà công trìnhnày không phải là phần ngầm của công trình xây dựng trên mặt đất.

29. Hộ gia đình sử dụng đấtlà những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định củapháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đấtchung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sửdụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

30. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nôngnghiệp là hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhậnquyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp và cónguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó.

Điều 4. Sở hữu đất đai

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diệnchủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sửdụng đất theo quy định của Luật này.

Điều 5. Người sử dụng đất

Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuêđất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy địnhcủa Luật này, bao gồm:

1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vịvũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinhtế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của phápluật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);

2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọichung là hộ gia đình, cá nhân);

3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Namsinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố vàđiểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;

4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện,thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôngiáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;

5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồmcơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nướcngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đạidiện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơquan đại diện của tổ chức liên chính phủ;

6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quyđịnh của pháp luật về quốc tịch;

7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanhnghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp ViệtNam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định củapháp luật về đầu tư.

Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất

1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mụcđích sử dụng đất.

2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường vàkhông làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ củamình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác củapháp luật có liên quan.

Điều 7. Người chịu trách nhiệmtrước Nhà nước đối với việc sử dụng đất

1. Người đứng đầu của tổ chức, tổ chức nước ngoàicó chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với việc sửdụng đất của tổ chức mình.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấnđối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệpđã giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy bannhân dân cấp xã) để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân, cáccông trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thểthao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và công trình công cộngkhác của địa phương.

3. Người đại diện cho cộng đồng dân cư là trưởngthôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố hoặc người được cộng đồng dâncư thỏa thuận cử ra đối với việc sử dụng đất đã giao, công nhận cho cộng đồngdân cư.

4. Người đứng đầu cơ sở tôn giáo đối với việc sửdụng đất đã giao cho cơ sở tôn giáo.

5. Chủ hộ gia đình đối với việc sử dụng đất của hộgia đình.

6. Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đốivới việc sử dụng đất của mình.

7. Người có chung quyền sử dụng đất hoặc người đạidiện cho nhóm người có chung quyền sử dụng đất đối với việc sử dụng đất đó.

Điều 8. Người chịu trách nhiệmtrước Nhà nước đối với đất được giao để quản lý

1. Người đứng đầu của tổ chức chịu trách nhiệm đốivới việc quản lý đất trong các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức được giao quản lý công trình công cộng,gồm công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp nước, hệ thốngthoát nước, hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập; quảng trường, tượng đài, biatưởng niệm;

b) Tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đấtđể thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT) và cáchình thức khác theo quy định của pháp luật về đầu tư;

c) Tổ chức được giao quản lý đất có mặt nước củacác sông và đất có mặt nước chuyên dùng;

d) Tổ chức được giao quản lý quỹ đất đã thu hồitheo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệmđối với việc quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng được giao để quản lý,đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất chưa sử dụng tại cácđảo chưa có người ở thuộc địa phương.

4. Người đại diện cho cộng đồng dân cư là ngườichịu trách nhiệm đối với đất được giao cho cộng đồng dân cư quản lý.

Điều 9. Khuyến khích đầu tư vàođất đai

Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụngđất đầu tư lao động, vật tư tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học, công nghệvào các việc sau đây:

1. Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất;

2. Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tíchđất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất;

3. Phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trịcủa đất.

Điều 10. Phân loại đất

Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loạinhư sau:

1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sauđây:

a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đấttrồng cây hàng năm khác;

b) Đất trồng cây lâu năm;

c) Đất rừng sản xuất;

d) Đất rừng phòng hộ;

đ) Đất rừng đặc dụng;

e) Đất nuôi trồng thủy sản;

g) Đất làm muối;

h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựngnhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thứctrồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc,gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chănnuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươmtạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đấtsau đây:

a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xâydựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế,giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao vàcông trình sự nghiệp khác;

đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đấtkhu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơsở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuấtvật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giaothông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệthống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi;đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng,khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưuchính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trìnhcông cộng khác;

g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhàhỏa táng;

i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nướcchuyên dùng;

k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ,lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà đểchứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ chosản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đấtkhông nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;

3. Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xácđịnh mục đích sử dụng.

Điều 11. Căn cứ để xác địnhloại đất

Việc xác định loại đất theo một trong các căn cứsau đây:

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứngnhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được cấp trước ngày 10 tháng12 năm 2009; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất;

2. Giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại cáckhoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này đối với trường hợp chưa được cấp Giấychứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phépchuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trườnghợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này;

4. Đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tạicác khoản 1, 2 và 3 Điều này thì việc xác định loại đất thực hiện theo quy địnhcủa Chính phủ.

Điều 12. Những hành vi bịnghiêm cấm

1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đượccông bố.

3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mụcđích.

4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khithực hiện quyền của người sử dụng đất.

5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượthạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.

6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sửdụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủnghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy địnhvề quản lý đất đai.

9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đấtđai không chính xác theo quy định của pháp luật.

10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiệnquyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Chương 2.

QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI

MỤC 1. QUYỀN CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐIVỚI ĐẤT ĐAI

Điều 13. Quyền của đại diệnchủ sở hữu về đất đai

1. Quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sửdụng đất.

2. Quyết định mục đích sử dụng đất.

3. Quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụngđất.

4. Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất.

5. Quyết định giá đất.

6. Quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sửdụng đất.

7. Quyết định chính sách tài chính về đất đai.

8. Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụngđất.

Điều 14. Nhà nước quyết địnhmục đích sử dụng đất

Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất thông quaquy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụngđất.

Điều 15. Nhà nước quy định hạnmức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất

1. Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất gồm hạnmức giao đất nông nghiệp, hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận quyền sửdụng đất ở và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.

2. Nhà nước quy định thời hạn sử dụng đất bằng cáchình thức sau đây:

a) Sử dụng đất ổn định lâu dài;

b) Sử dụng đất có thời hạn.

Điều 16. Nhà nước quyết địnhthu hồi đất, trưng dụng đất

1. Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trườnghợp sau đây:

a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh;phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theopháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

2. Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trườnghợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tìnhtrạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

Điều 17. Nhà nước trao quyềnsử dụng đất cho người sử dụng đất

Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụngđất thông qua các hình thức sau đây:

1. Quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất,giao đất có thu tiền sử dụng đất;

2. Quyết định cho thuê đất thu tiền thuê đất hàngnăm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;

3. Công nhận quyền sử dụng đất.

Điều 18. Nhà nước quyết địnhgiá đất

1. Nhà nước quy định nguyên tắc, phương pháp địnhgiá đất.

2. Nhà nước ban hành khung giá đất, bảng giá đất vàquyết định giá đất cụ thể.

Điều 19. Nhà nước quyết địnhchính sách tài chính về đất đai

1. Nhà nước quyết định chính sách thu, chi tàichính về đất đai.

2. Nhà nước điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đấtmà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại thông qua chính sách thuế,tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, đầu tư cơ sở hạ tầng và chính sách hỗ trợ chongười có đất thu hồi.

Điều 20. Nhà nước quy địnhquyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của người sửdụng đất phù hợp với hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụngđất, nguồn gốc sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

Điều 21. Thực hiện quyền đạidiện chủ sở hữu về đất đai

1. Quốc hội ban hành luật, nghị quyết về đất đai;quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; thực hiện quyền giámsát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước.

2. Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền thôngqua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương mình trước khi trình cơ quancó thẩm quyền phê duyệt; thông qua bảng giá đất, việc thu hồi đất thực hiện cácdự án phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng của địa phươngtheo thẩm quyền quy định tại Luật này; giám sát việc thi hành pháp luật về đấtđai tại địa phương.

3. Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiệnquyền đại diện chủ sở hữu về đất đai theo thẩm quyền quy định tại Luật này.

MỤC 2. TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚCĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI

Điều 22. Nội dung quản lý nhànước về đất đai

1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý,sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.

2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồsơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồhiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tàinguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.

4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồiđất, chuyển mục đích sử dụng đất.

6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khithu hồi đất.

7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính,cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất.

8. Thống kê, kiểm kê đất đai.

9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.

10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.

11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩavụ của người sử dụng đất.

12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánhgiá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luậtvề đất đai.

13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.

14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyếtkhiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.

15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.

Điều 23. Trách nhiệm quản lýnhà nước về đất đai

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đaitrong phạm vi cả nước.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệmtrước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.

Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giúp Chính phủ trong quản lý nhànước về đất đai.

3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lýnhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật này.

Điều 24. Cơ quan quản lý đấtđai

1. Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được tổchức thống nhất từ trung ương đến địa phương.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ươnglà Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lậpở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theoquy định của Chính phủ.

Điều 25. Công chức địa chính ởxã, phường, thị trấn

1. Xã, phường, thị trấn có công chức làm công tácđịa chính theo quy định của Luật cán bộ, công chức.

2. Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn cótrách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý đất đai tại địaphương.

Điều 26. Bảo đảm của Nhà nướcđối với người sử dụng đất

1. Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền vớiđất hợp pháp của người sử dụng đất.

2. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất khi có đủ điềukiện theo quy định của pháp luật.

3. Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng,an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì ngườisử dụng đất được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định củapháp luật.

4. Có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếpsản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không có đấtsản xuất do quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinhtế được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.

5. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đãđược giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trìnhthực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủCách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam.

Điều 27. Trách nhiệm của Nhànước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số

1. Có chính sách về đất ở, đất sinh hoạt cộng đồngcho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóavà điều kiện thực tế của từng vùng.

2. Có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào dân tộcthiểu số trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất nôngnghiệp.

Điều 28. Trách nhiệm của Nhànước trong việc xây dựng, cung cấp thông tin đất đai

1. Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai vàbảo đảm quyền tiếp cận của tổ chức, cá nhân đối với hệ thống thông tin đất đai.

2. Công bố kịp thời, công khai thông tin thuộc hệthống thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân, trừ những thông tin thuộc bí mậttheo quy định của pháp luật.

3. Thông báo quyết định hành chính, hành vi hànhchính trong lĩnh vực quản lý đất đai cho tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng quyền vàlợi ích hợp pháp.

4. Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong quảnlý, sử dụng đất đai có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp thông tin về đất đaicho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Chương 3.

ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ ĐẤT ĐAI

MỤC 1. ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH

Điều 29. Địa giới hành chính

1. Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hànhchính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về trình tự, thủ tụcxác định địa giới hành chính, quản lý mốc địa giới và hồ sơ địa giới hành chínhcác cấp.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định vềkỹ thuật và định mức kinh tế – kỹ thuật trong việc cắm mốc địa giới hành chính,lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp.

2. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việcxác định địa giới hành chính trên thực địa và lập hồ sơ về địa giới hành chínhtrong phạm vi địa phương.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý mốcđịa giới hành chính trên thực địa tại địa phương; trường hợp mốc địa giới hànhchính bị mất, xê dịch hoặc hư hỏng phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấphuyện).

3. Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm tài liệu dạnggiấy, dạng số thể hiện thông tin về việc thành lập, điều chỉnh đơn vị hànhchính và các mốc địa giới, đường địa giới của đơn vị hành chính đó.

Hồ sơ địa giới hành chính cấp dưới do Ủy ban nhândân cấp trên trực tiếp xác nhận; hồ sơ địa giới hành chính tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương do Bộ Nội vụ xác nhận.

Hồ sơ địa giới hành chính cấp nào được lưu trữ tạiỦy ban nhân dân cấp đó và Ủy ban nhân dân cấp trên, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên vàMôi trường.

4. Tranh chấp địa giới hành chính giữa các đơn vịhành chính do Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính đó cùng phối hợp giảiquyết. Trường hợp không đạt được sự nhất trí về phân định địa giới hành chínhhoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyếtđược quy định như sau:

a) Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới củađơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Chính phủ trìnhQuốc hội quyết định;

b) Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới củađơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thịtrấn thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý đấtđai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh có trách nhiệm cung cấp tài liệu cần thiết và phối hợp với cơ quannhà nước có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp địa giới hành chính.

Điều 30. Bản đồ hành chính

1. Bản đồ hành chính của địa phương nào thì đượclập trên cơ sở bản đồ địa giới hành chính của địa phương đó.

2. Việc lập bản đồ hành chính được thực hiện theoquy định sau đây:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫnviệc lập bản đồ hành chính các cấp trong phạm vi cả nước và tổ chức thực hiệnviệc lập bản đồ hành chính toàn quốc, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trungương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thực hiện việc lậpbản đồ hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

MỤC 2. ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ ĐẤTĐAI

Điều 31. Lập, chỉnh lý bản đồđịa chính

1. Việc đo đạc, lập bản đồ địa chính được thực hiệnchi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.

2. Việc chỉnh lý bản đồ địa chính được thực hiệnkhi có sự thay đổi về hình dạng kích thước diện tích thửa đất và các yếu tốkhác có liên quan đến nội dung bản đồ địa chính.

3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy địnhviệc lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính trong phạm vi cả nước; điều kiệnhành nghề đo đạc địa chính.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việclập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính ở địa phương.

Điều 32. Hoạt động điều tra,đánh giá đất đai

1. Điều tra, đánh giá đất đai bao gồm các hoạt độngsau đây:

a) Điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năngđất đai;

b) Điều tra, đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm đất;

c) Điều tra, phân hạng đất nông nghiệp;

d) Thống kê, kiểm kê đất đai;

đ) Điều tra, thống kê giá đất; theo dõi biến độnggiá đất;

e) Xây dựng và duy trì hệ thống quan trắc giám sáttài nguyên đất.

2. Điều tra, đánh giá đất đai bao gồm các nội dungsau đây:

a) Lấy mẫu, phân tích, thống kê số liệu quan trắcđất đai;

b) Xây dựng bản đồ về chất lượng đất, tiềm năng đấtđai, thoái hóa đất, ô nhiễm đất, phân hạng đất nông nghiệp, giá đất;

c) Xây dựng báo cáo đánh giá về chất lượng đất,tiềm năng đất đai, thoái hóa đất, ô nhiễm đất, phân hạng đất nông nghiệp, giáđất;

d) Xây dựng báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai, lậpbản đồ hiện trạng sử dụng đất, báo cáo về giá đất và biến động giá đất.

Điều33. Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sauđây:

a) Tổ chức thực hiện và công bố kết quả điều tra,đánh giá đất đai của cả nước, các vùng theo định kỳ 05 năm một lần và theochuyên đề;

b) Chỉ đạo việc thực hiện điều tra, đánh giá đấtđai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

c) Tổng hợp, công bố kết quả điều tra, đánh giá đấtđai của cả nước.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chứcthực hiện và công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai của địa phương; gửi kếtquả về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.

3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy địnhviệc điều tra, đánh giá đất đai và điều kiện về năng lực của đơn vị thực hiệnđiều tra, đánh giá đất đai.

Điều 34. Thống kê, kiểmkê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

1. Thống kê, kiểm kê đất đai bao gồm thống kê, kiểmkê đất đai theo định kỳ và kiểm kê đất đai theo chuyên đề.

2. Thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ được thực hiệntheo quy định sau đây:

a) Thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theođơn vị hành chính xã, phường, thị trấn;

b) Việc thống kê đất đai được tiến hành mỗi năm mộtlần, trừ năm thực hiện kiểm kê đất đai;

c) Việc kiểm kê đất đai được tiến hành 05 năm mộtlần.

3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập 05 nămmột lần gắn với việc kiểm kê đất đai quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Việc kiểm kê đất đai chuyên đề để phục vụ yêucầu quản lý nhà nước thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộtrưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

5. Trách nhiệm thực hiện việc thống kê, kiểm kê đấtđai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việcthống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện báo cáo Ủy bannhân dân cấp trên trực tiếp; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên vàMôi trường về kết quả thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụngđất của địa phương;

c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm chủtrì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thống kê, kiểm kê đất quốcphòng, an ninh và gửi báo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường;

d) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo Thủtướng Chính phủ và công bố kết quả thống kê đất đai hàng năm, kết quả kiểm kêđất đai 05 năm của cả nước.

6. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy địnhchi tiết việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Chương 4.

QUYHOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 35. Nguyên tắc lậpquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1.Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế – xãhội, quốc phòng, an ninh.

2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sửdụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kếhoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhànước có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảmtính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế – xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấphuyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã.

3. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.

4. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảovệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu.

5. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa, danhlam thắng cảnh.

6. Dân chủ và công khai.

7. Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng,an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môitrường.

8. Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địaphương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtđã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.

Điều36. Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1.Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.

2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.

3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

4. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng.

5. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.

Điều37. Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1.Kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm.

2. Kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnhvà kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh là 05 năm. Kế hoạch sử dụngđất cấp huyện được lập hàng năm.

Điều38. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia

1.Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia bao gồm:

a) Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quốcphòng, an ninh của quốc gia; quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế -xã hội; chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực;

b) Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội;

c) Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kếtquả thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia kỳ trước;

d) Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực;

đ) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đếnviệc sử dụng đất.

2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia baogồm:

a) Định hướng sử dụng đất 10 năm;

b) Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất đối với nhómđất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng; trong đó xácđịnh diện tích một số loại đất gồm đất trồng lúa, đất chuyên trồng lúa nước,đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủysản, đất làm muối, đất quốc phòng, đất an ninh, đất khu công nghiệp, đất khuchế xuất, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế, đất phát triển hạ tầng cấpquốc gia, đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất đô thị vàđất bãi thải, xử lý chất thải;

c) Xác định diện tích các loại đất quy định tạiđiểm b khoản này của kỳ quy hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và vùngkinh tế – xã hội;

d) Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia vàcác vùng kinh tế – xã hội;

đ) Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

3. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia baogồm:

a) Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia;

b) Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm vàhàng năm của cả nước;

c) Nhu cầu sử dụng đất 05 năm của các ngành, lĩnhvực;

d) Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp quốcgia kỳ trước;

đ) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiệnkế hoạch sử dụng đất.

4. Nội dung kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia baogồm:

a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạchsử dụng đất cấp quốc gia kỳ trước;

b) Xác định diện tích các loại đất quy định tạiđiểm b khoản 2 Điều này trong kỳ kế hoạch sử dụng đất 05 năm;

c) Kế hoạch sử dụng đất 05 năm cho từng đơn vị hànhchính cấp tỉnh và vùng kinh tế – xã hội;

d) Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

Điều39. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh

1.Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm:

a) Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia;

b) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hộicủa vùng kinh tế – xã hội, của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chiếnlược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực;

c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương;

d) Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kếtquả thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh kỳ trước;

đ) Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, củacấp tỉnh;

e) Định mức sử dụng đất;

g) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đếnviệc sử dụng đất.

2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm:

a) Định hướng sử dụng đất 10 năm;

b) Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổtrong quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và diện tích các loại đất theo nhu cầusử dụng đất cấp tỉnh;

c) Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năngsử dụng;

d) Xác định diện tích các loại đất quy định tạiđiểm b khoản này đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;

đ) Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;

e) Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

3. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh baogồm:

a) Kế hoạch sử dụng đất 05 năm cấp quốc gia; quyhoạch sử dụng đất cấp tỉnh;

b) Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm vàhàng năm của cấp tỉnh;

c) Nhu cầu sử dụng đất 05 năm của các ngành, lĩnhvực, của cấp tỉnh;

d) Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnhkỳ trước;

đ) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiệnkế hoạch sử dụng đất.

4. Nội dung kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm:

a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạchsử dụng đất cấp tỉnh kỳ trước;

b) Xác định diện tích các loại đất quy định tạiđiểm b khoản 2 Điều này trong kỳ kế hoạch sử dụng đất theo từng năm và đến từngđơn vị hành chính cấp huyện;

c) Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mụcđích sử dụng đất quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luậtnày trong kỳ kế hoạch sử dụng đất theo từng năm và đến từng đơn vị hành chínhcấp huyện;

d) Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án cấpquốc gia và cấp tỉnh sử dụng đất vào các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều62 của Luật này thực hiện trong kỳ kế hoạch sử dụng đất theo từng năm và đếntừng đơn vị hành chính cấp huyện;

Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnhtrang khu đô thị, khu dân cư nông thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diệntích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dựán nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh;

đ) Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;

e) Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

Điều40. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện

1.Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:

a) Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;

b) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hộicủa cấp tỉnh, cấp huyện;

c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

d) Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kếtquả thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ trước;

đ) Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, củacấp huyện, của cấp xã;

e) Định mức sử dụng đất;

g) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đếnviệc sử dụng đất.

2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện baogồm:

a) Định hướng sử dụng đất 10 năm;

b) Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổtrong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sửdụng đất của cấp huyện và cấp xã;

c) Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năngsử dụng đến từng đơn vị hành chính cấp xã;

d) Xác định diện tích các loại đất đã xác định tạiđiểm b khoản này đến từng đơn vị hành chính cấp xã;

đ) Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; đốivới khu vực quy hoạch đất trồng lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụngđất quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này thì thểhiện chi tiết đến từng đơn vị hành chính cấp xã;

e) Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

3. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấphuyện bao gồm:

a) Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;

b) Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;

c) Nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch của cácngành, lĩnh vực, của các cấp;

d) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiệnkế hoạch sử dụng đất.

4. Nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấphuyện bao gồm:

a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạchsử dụng đất năm trước;

b) Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổtrong kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sửdụng đất của cấp huyện, cấp xã trong năm kế hoạch;

c) Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi đểthực hiện công trình, dự án sử dụng đất vào mục đích quy định tại Điều 61 vàĐiều 62 của Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã.

Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnhtrang đô thị, khu dân cư nông thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diệntích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dựán nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh;

d) Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mụcđích sử dụng đối với các loại đất phải xin phép quy định tại các điểm a, b, c,d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hànhchính cấp xã;

đ) Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấphuyện;

g) Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

5. Đối với quận đã có quy hoạch đô thị được cơ quannhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không lập quy hoạch sử dụng đất nhưng phảilập kế hoạch sử dụng đất hàng năm; trường hợp quy hoạch đô thị của quận khôngphù hợp với diện tích đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thìphải điều chỉnh quy hoạch đô thị cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấptỉnh.

Điều41. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh

1.Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh bao gồm:

a) Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia;

b) Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quốcphòng, an ninh của quốc gia và quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế -xã hội;

c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội;

d) Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kếtquả thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh kỳ trước;

đ) Nhu cầu sử dụng đất quốc phòng, an ninh;

e) Định mức sử dụng đất;

g) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đếnviệc sử dụng đất.

2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, anninh bao gồm:

a) Định hướng sử dụng đất quốc phòng, an ninh;

b) Xác định nhu cầu sử dụng đất quốc phòng, an ninhtrong kỳ quy hoạch sử dụng đất phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinhtế – xã hội, quốc phòng, an ninh và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội củaquốc gia;

c) Xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng, anninh để giao lại cho địa phương quản lý, sử dụng vào mục đích phát triển kinhtế – xã hội;

d) Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốcphòng, an ninh.

3. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, anninh bao gồm:

a) Kế hoạch sử dụng đất 05 năm cấp quốc gia, quyhoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh;

b) Nhu cầu sử dụng đất 05 năm quốc phòng, an ninh;

c) Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốcphòng, an ninh kỳ trước;

d) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiệnkế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh.

4. Nội dung kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, anninh bao gồm:

a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạchsử dụng đất quốc phòng, an ninh kỳ trước;

b) Xác định khu vực, diện tích đất sử dụng vào mụcđích quốc phòng, an ninh trong kỳ kế hoạch 05 năm và cụ thể đến từng năm;

c) Xác định cụ thể vị trí, diện tích đất quốcphòng, an ninh bàn giao lại cho địa phương quản lý trong kỳ kế hoạch 05 năm;

d) Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốcphòng, an ninh.

Điều42. Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1.Chính phủ tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia. Bộ Tàinguyên và Môi trường chủ trì giúp Chính phủ trong việc lập quy hoạch, kế hoạchsử dụng đất cấp quốc gia.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện chủ trìgiúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

3. Bộ Quốc phòng tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất quốc phòng; Bộ Công an tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất anninh.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều43. Lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 42 của Luật này có trách nhiệm tổ chứclấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

2. Hình thức, nội dung và thời gian lấy ý kiến nhândân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh được thực hiện thông quahình thức công khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấttrên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dâncấp tỉnh; việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất cấp huyện được thực hiện thông qua hình thức tổ chức hội nghị, lấy ý kiếntrực tiếp và công khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhândân cấp huyện;

b) Nội dung lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất gồm các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các dự áncông trình thực hiện trong kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

c) Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất là 30 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tổchức lấy ý kiến.

3. Cơ quan có trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm xây dựng báocáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân và hoàn thiện phương ánquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất.

4. Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốcphòng, an ninh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lấy ý kiến Ủy ban nhândân cấp tỉnh trong quá trình tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều44. Thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1.Thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

a) Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm địnhquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.

Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Hộiđồng thẩm định trong quá trình thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

b) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lậpHội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh và quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.

Cơ quan quản lý đất đai ở trung ương có trách nhiệmgiúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hộiđồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện cótrách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất.

2. Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất các cấp có trách nhiệm thẩm định và gửi Thông báo kết quả thẩm định quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất đến cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất quy định tại Điều 42 của Luật này; cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạchsử dụng đất có trách nhiệm tiếp thu, giải trình theo nội dung thông báo kết quảthẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dựkiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là việc chuyển mục đích sử dụng đấttrồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

3. Nội dung thẩm định quy hoạch sử dụng đất baogồm:

a) Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học của việc lập quyhoạch sử dụng đất;

b) Mức độ phù hợp của phương án quy hoạch sử dụngđất với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng,an ninh của quốc gia và địa phương; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực;

c) Hiệu quả kinh tế – xã hội, môi trường;

d) Tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụngđất.

4. Nội dung thẩm định kế hoạch sử dụng đất bao gồm:

a) Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với quyhoạch sử dụng đất;

b) Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với kếhoạch phát triển kinh tế – xã hội;

c) Tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất.

5. Kinh phí tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạchsử dụng đất được xác định thành một mục riêng trong kinh phí lập quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất.

Điều45. Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1.Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.

2. Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất cấp tỉnh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; quy hoạch, kế hoạchsử dụng đất an ninh.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dâncùng cấp thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trước khi trìnhChính phủ phê duyệt.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất cấp huyện.

Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dâncùng cấp thông qua quy hoạch sử dụng đất cấp huyện trước khi trình Ủy ban nhândân cấp tỉnh phê duyệt.

Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấptỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấptỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đấtquy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật này trước khi phê duyệt kế hoạch sử dụngđất hàng năm của cấp huyện.

Điều46. Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1.Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện trong các trường hợpsau đây:

a) Có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế -xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia; quy hoạch tổng thể phát triển cácvùng kinh tế – xã hội mà sự điều chỉnh đó làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất;

b) Do tác động của thiên tai, chiến tranh làm thayđổi mục đích, cơ cấu, vị trí, diện tích sử dụng đất;

c) Có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của cấptrên trực tiếp làm ảnh hưởng tới quy hoạch sử dụng đất;

d) Có sự điều chỉnh địa giới hành chính của địaphương.

2. Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất chỉ đượcthực hiện khi có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất hoặc có sự thay đổi về khảnăng thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

3. Nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất là mộtphần của quy hoạch sử dụng đất đã được quyết định, phê duyệt. Nội dung điềuchỉnh kế hoạch sử dụng đất là một phần của kế hoạch sử dụng đất đã được quyếtđịnh, phê duyệt.

Việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtthực hiện theo quy định tại các điều 42, 43, 44 và 48 của Luật này.

4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phêduyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp nào thì có thẩm quyền quyết định,phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp đó.

Điều47. Tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1.Trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cơ quan chịu trách nhiệmchủ trì việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thuê tư vấn lập quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất.

2. Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức, cánhân hoạt động tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Điều48. Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1.Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện sau khi đượccơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt phải được công bố côngkhai.

2. Trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất được quy định như sau:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm côngbố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia tại trụ sở cơ quan vàtrên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công bốcông khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh tại trụ sở cơ quan và trêncổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm công bốcông khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện tại trụ sở cơ quan, trêncổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện và công bố công khai nộidung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện có liên quan đến xã, phường, thịtrấn tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Thời điểm, thời hạn công bố công khai quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất theo quy định sau đây:

a) Việc công bố công khai được thực hiện trong thờihạn 30 ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phêduyệt;

b) Việc công khai được thực hiện trong suốt kỳ quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Điều49. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1.Chính phủ tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấpquốc gia.

Thủ tướng Chính phủ phân bổ chỉ tiêu sử dụng đấtcho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trêncơ sở các chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia đã được Quốc hội quyết định.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệmthực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp xã.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm thực hiệnquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh.

2. Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bốmà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất đượctiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quyđịnh của pháp luật.

Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm củacấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đấtvà thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sửdụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm;nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện cóthì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của phápluật.

3. Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đấthàng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặcphải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đấthoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bốviệc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diệntích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất.

Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệtkế hoạch sử dụng đất không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưngkhông công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ thì người sử dụng đất không bị hạn chế vềquyền theo quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Khi kết thúc kỳ quy hoạch sử dụng đất mà các chỉtiêu quy hoạch sử dụng đất chưa thực hiện hết thì vẫn được tiếp tục thực hiệnđến khi quy hoạch sử dụng đất kỳ tiếp theo được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquyết định, phê duyệt.

5. Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức thựchiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Điều50. Báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1.Trách nhiệm báo cáo hàng năm về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện có trách nhiệmgửi báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến Ủy ban nhândân cấp trên trực tiếp; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo kếtquả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến Bộ Tài nguyên và Môi trường;

b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm gửi báocáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh đếnBộ Tài nguyên và Môi trường;

c) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổnghợp kết quả thực hiện hàng năm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nướcđể báo cáo Chính phủ trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm.

2. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đấthàng năm đối với năm cuối của kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu phải kèm theo báo cáotổng hợp việc thực hiện cả kỳ kế hoạch sử dụng đất.

Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàngnăm đối với năm cuối của kỳ quy hoạch sử dụng đất phải kèm theo báo cáo tổnghợp việc thực hiện cả kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối và báo cáo tổng hợp việcthực hiện cả kỳ quy hoạch sử dụng đất.

Điều51. Giải quyết phát sinh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau khi Luật này cóhiệu lực thi hành

1. Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đượccơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt trước ngày Luật này cóhiệu lực thi hành thì phải rà soát, điều tra bổ sung để điều chỉnh quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp với quy định của Luật này khi lập kế hoạch sửdụng đất 05 năm (2016 – 2020).

2. Khi Luật này có hiệu lực thi hành mà quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất cấp huyện chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phêduyệt thì việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụngđất, chuyển mục đích sử dụng đất căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh vàdanh mục dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của cấp huyện do Ủy ban nhândân cấp huyện tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Việc phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấphuyện phải hoàn thành chậm nhất 01 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thihành.

Chương 5.

GIAOĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT, CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 52. Căn cứ để giaođất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

1.Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt.

2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư,đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Điều 53. Giao đất, chothuê đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác

ViệcNhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụngcho người khác chỉ được thực hiện sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyếtđịnh thu hồi đất theo quy định của Luật này và phải thực hiện xong việc bồithường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật đối với trường hợp phảigiải phóng mặt bằng.

Điều54. Giao đất không thu tiền sử dụng đất

Nhànước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nôngnghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệptrong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này;

2. Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặcdụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sửdụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng khôngnhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợpquy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này;

3. Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chínhsử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;

4. Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụtái định cư theo dự án của Nhà nước;

5. Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sởtôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 159 của Luật này.

Điều55. Giao đất có thu tiền sử dụng đất

Nhànước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

1. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;

2. Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự ánđầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;

3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xâydựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;

4. Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầutư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạtầng.

Điều56. Cho thuê đất

1.Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê đất một lầncho cả thời gian thuê trong các trường hợp sau đây:

a) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để sản xuấtnông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;

b) Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụngđất nông nghiệp vượt hạn mức được giao quy định tại Điều 129 của Luật này;

c) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại,dịch vụ; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng,làm đồ gốm; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;

d) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựngcông trình công cộng có mục đích kinh doanh;

đ) Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nướcngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầutư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sảnxuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có mục đíchkinh doanh; đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê;

e) Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tựchủ tài chính, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;

g) Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao sửdụng đất để xây dựng trụ sở làm việc.

2. Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng nămđối với đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâmnghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối hoặc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,nuôi trồng thủy sản, làm muối kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Điều57. Chuyển mục đích sử dụng đất

1.Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nướccó thẩm quyền bao gồm:

a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm,đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôitrồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thứcao, hồ, đầm;

c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đấtrừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giaođất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đấtcó thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ởsang đất ở;

g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sửdụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanhphi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịchvụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đấtcơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy địnhtại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chínhtheo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sửdụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.

Điều 58. Điều kiện giaođất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầutư

1. Đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừngphòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác mà không thuộc trường hợpđược Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thìcơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, chophép chuyển mục đích sử dụng đất khi có một trong các văn bản sau đây:

a) Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đốivới trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 héc ta đất trồng lúa trở lên; từ20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên;

b) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đốivới trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 héc ta đất trồng lúa; dưới 20héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

2. Đối với dự án sử dụng đất tại đảo và xã, phường,thị trấn biên giới, ven biển thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyếtđịnh giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi được sựchấp thuận bằng văn bản của các bộ, ngành có liên quan.

3. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chophép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư phải có các điềukiện sau đây:

a) Có năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụngđất theo tiến độ của dự án đầu tư;

b) Ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu tư;

c) Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đaiđối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thựchiện dự án đầu tư khác.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều59. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

1.Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mụcđích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đíchsử dụng đất đối với tổ chức;

b) Giao đất đối với cơ sở tôn giáo;

c) Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nướcngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 55của Luật này;

d) Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ởnước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại điểm đ vàđiểm e khoản 1 Điều 56 của Luật này;

đ) Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chứcnăng ngoại giao.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất,cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sauđây:

a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đíchsử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhânthuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mụcđích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có vănbản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;

b) Giao đất đối với cộng đồng dân cư.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹđất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, chothuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2Điều này không được ủy quyền.

Điều60. Xử lý trường hợp giao đất, cho thuê đất trước ngày Luật này có hiệu lực thihành

1. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài thuộc trường hợp thuê đất theo quy định của Luậtnày đã được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trước ngày Luật này cóhiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn sử dụng đất cònlại mà không phải chuyển sang thuê đất. Khi hết thời hạn sử dụng đất, nếu đượccơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn thì phải chuyển sang thuê đất theo quyđịnh của Luật này.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài thuộc trường hợp thuê đất theo quy định của Luật này đãđược Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệulực thi hành thì phải chuyển sang thuê đất kể từ ngày Luật này có hiệu lực thihành và nộp tiền thuê đất.

3. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài thuộc trường hợp thuê đất theo quy định của Luậtnày đã nhận chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp trước ngày Luật này có hiệu lựcthi hành thì được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn sử dụng đất còn lại màkhông phải chuyển sang thuê đất theo quy định của Luật này.

4. Tổ chức kinh tế thuộc trường hợp thuê đất theoquy định của Luật này mà đã nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộgia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để thựchiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hànhthì được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn còn lại của dự án mà không phảichuyển sang thuê đất theo quy định của Luật này.

5. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đấtmột lần cho cả thời gian thuê để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bánhoặc để bán kết hợp cho thuê trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì đượctiếp tục thuê đất trong thời hạn sử dụng đất còn lại hoặc chuyển sang giao đấtcó thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này nếu có nhu cầu.

Chương 6.

THUHỒI ĐẤT, TRƯNG DỤNG ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ

MỤC 1. THU HỒI ĐẤT,TRƯNG DỤNG ĐẤT

Điều 61. Thu hồi đất vìmục đích quốc phòng, an ninh

Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, anninh trong các trường hợp sau đây:

1. Làm nơi đóng quân,trụ sở làm việc;

2. Xây dựng căn cứ quân sự;

3. Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địavà công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;

4. Xây dựng ga, cảng quân sự;

5. Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học vàcông nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;

6. Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhândân;

7. Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãihủy vũ khí;

8. Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện,bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;

9. Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhândân;

10. Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do BộQuốc phòng, Bộ Công an quản lý.

Điều62. Thu hồi đất để phát triểnkinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

Nhànước thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộngtrong các trường hợp sau đây:

1. Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốchội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất;

2. Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủchấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất, bao gồm:

a) Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất,khu công nghệ cao, khu kinh tế; khu đô thị mới, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗtrợ phát triển chính thức (ODA);

b) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương; trụ sở của tổ chức nướcngoài có chức năng ngoại giao; công trình di tích lịch sử – văn hóa, danh lamthắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm,công trình sự nghiệp công cấp quốc gia;

c) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốcgia gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liênlạc; hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; kho dự trữ quốc gia; công trình thugom, xử lý chất thải;

3. Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dâncấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất bao gồm:

a) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổchức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; công trình di tích lịch sử – vănhóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, biatưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương;

b) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật củađịa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tinliên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải;

c) Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạtchung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xãhội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thểthao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tanglễ, nhà hỏa táng;

d) Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nôngthôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sảnxuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triểnrừng phòng hộ, rừng đặc dụng;

đ) Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩmquyền cấp phép, trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thôngthường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ vàkhai thác tận thu khoáng sản.

Điều 63. Căn cứ thu hồi đấtvì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốcgia, công cộng

Việcthu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợiích quốc gia, công cộng phải dựa trên các căn cứ sau đây:

1. Dự án thuộc các trường hợp thu hồi đất quy địnhtại Điều 61 và Điều 62 của Luật này;

2. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đãđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

3. Tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án.

Điều64. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai

1. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật vềđất đai bao gồm:

a) Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nướcgiao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chínhvề hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;

b) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;

c) Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượnghoặc không đúng thẩm quyền;

d) Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quyđịnh của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;

đ) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn,chiếm;

e) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quyđịnh của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;

g) Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đốivới Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;

h) Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trongthời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thờihạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 thángliên tục;

i) Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dựán đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độsử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhậnbàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đấtvào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhànước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thờigian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được giahạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất màkhông bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khảkháng.

2. Việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đaiphải căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác địnhhành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 65. Thu hồi đất dochấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đedọa tính mạng con người

1. Các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sửdụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng conngười bao gồm:

a) Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sửdụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất cónguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảmhoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trảtiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặckhông còn nhu cầu sử dụng đất;

b) Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừakế;

c) Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;

d) Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạnnhưng không được gia hạn;

đ) Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguycơ đe dọa tính mạng con người;

e) Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởngbởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người.

2. Việc thu hồi đất theo quy định tại khoản 1 Điềunày phải dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết đãcó hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thu hồi đất quy định tại điểm a khoản1 Điều này;

b) Giấy chứng tử hoặc quyết định tuyên bố một ngườilà đã chết theo quy định của pháp luật và văn bản xác nhận không có người thừakế của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người để thừa kế đã chết đóđối với trường hợp thu hồi đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Văn bản trả lại đất của người sử dụng đất đốivới trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

d) Quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất đốivới trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;

đ) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định mứcđộ ô nhiễm môi trường, sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên taikhác đe dọa tính mạng con người đối với trường hợp quy định tại điểm đ và điểme khoản 1 Điều này.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 66. Thẩm quyền thuhồi đất

1.Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo,người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoạigiao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm bkhoản 2 Điều này;

b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công íchcủa xã, phường, thị trấn.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đấttrong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộngđồng dân cư;

b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nướcngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đốitượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnhquyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết địnhthu hồi đất.

Điều67. Thông báo thu hồi đất và chấp hành quyết định thu hồi đất vì mục đích quốcphòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

1. Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhấtlà 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơquan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồibiết. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra,khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

2. Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực thuhồi đất đồng ý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất trước thời hạn quyđịnh tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thuhồi đất mà không phải chờ đến hết thời hạn thông báo thu hồi đất.

3. Người có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp vớicơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong quá trìnhđiều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ,tái định cư.

4. Khi quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hànhvà phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt được công bố công khai, người có đất thu hồi phải chấp hànhquyết định thu hồi đất.

Điều 68. Tổ chức làmnhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; quản lý đất đã thu hồi

1. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặtbằng bao gồm tổ chức dịch vụ công về đất đai, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ vàtái định cư.

2. Đất đã thu hồi được giao để quản lý, sử dụngtheo quy định sau đây:

a) Đất đã thu hồi theo quy định tại Điều 61 và Điều62 của Luật này thì giao cho chủ đầu tư để thực hiện dự án đầu tư hoặc giao chotổ chức dịch vụ công về đất đai để quản lý;

b) Đất đã thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 64và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này thì giao cho tổ chức dịchvụ công về đất đai để quản lý, đấu giá quyền sử dụng đất.

Trường hợp đất đã thu hồi theo quy định tại khoản 1Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này là đất nôngnghiệp của hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn thì giao cho Ủy ban nhân dân cấp xãquản lý. Quỹ đất này được giao, cho thuê đối với hộ gia đình, cá nhân không cóđất hoặc thiếu đất sản xuất theo quy định của pháp luật.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều69. Trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triểnkinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

1.Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểmđếm được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đấtban hành thông báo thu hồi đất.

Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người cóđất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thôngbáo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dâncấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợpvới tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiệnkế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;

c) Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổchức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảosát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền vớiđất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

d) Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực cóđất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặtbằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấpxã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làmnhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để ngườisử dụng đất thực hiện.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động,thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụbồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hànhquyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiệnquyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hànhthì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiệnquyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tạiĐiều 70 của Luật này.

2. Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư được quy định như sau:

a) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặtbằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợpvới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương ánbồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với ngườidân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồithường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinhhoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biênbản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trậnTổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặtbằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ýkiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phươngán bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cóđất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý vềphương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quancó thẩm quyền;

b) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồithường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyềnquyết định thu hồi đất.

3. Việc quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổchức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tạiĐiều 66 của Luật này quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồithường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;

b) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặtbằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yếtcông khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tạitrụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi cóđất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người cóđất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất táiđịnh cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thờigian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thuhồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;

c) Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bốtrí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phêduyệt;

d) Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giaođất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhândân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổchức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phụcđể người có đất thu hồi thực hiện.

Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động,thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụbồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hànhquyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quyđịnh tại Điều 71 của Luật này.

4. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặtbằng có trách nhiệm quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng.

Điều70. Cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc

1.Nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc:

a) Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dânchủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;

b) Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thựchiện trong giờ hành chính.

2. Cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộcđược thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người có đất thu hồi không chấp hành quyết địnhkiểm đếm bắt buộc sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóngmặt bằng đã vận động, thuyết phục;

b) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểmđếm bắt buộc đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, tạiđịa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;

c) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểmđếm bắt buộc đã có hiệu lực thi hành;

d) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡngchế có hiệu lực thi hành.

Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhậnquyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy bannhân dân cấp xã lập biên bản.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hànhquyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thựchiện quyết định cưỡng chế.

4. Trình tự, thủ tục thực hiện quyết định cưỡng chếkiểm đếm bắt buộc được quy định như sau:

a) Tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế vận động,thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế;

b) Trường hợp người bị cưỡng chế chấp hành quyếtđịnh cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhậnsự chấp hành và thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyếtđịnh cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế thi hành quyết địnhcưỡng chế.

Điều71. Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất

1. Nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định thuhồi đất được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 70 của Luật này.

2. Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đượcthực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người có đất thu hồi không chấp hành quyết địnhthu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Namcấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặtbằng đã vận động, thuyết phục;

b) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thuhồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểmsinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;

c) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết địnhthu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;

d) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡngchế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.

Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhậnquyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy bannhân dân cấp xã lập biên bản.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hànhquyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiệnquyết định cưỡng chế.

4. Trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồiđất:

a) Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế;

b) Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục,đối thoại với người bị cưỡng chế; nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban thựchiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thựchiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.

Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyếtđịnh cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế;

c) Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc người bịcưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyểntài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế; nếu không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡngchế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tàisản ra khỏi khu đất cưỡng chế.

Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sảnthì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tàisản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tàisản.

5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thựchiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất:

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổchức thực hiện việc cưỡng chế, giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cưỡngchế theo quy định của pháp luật về khiếu nại; thực hiện phương án tái định cưtrước khi thực hiện cưỡng chế; bảo đảm điều kiện, phương tiện cần thiết phục vụcho việc cưỡng chế; bố trí kinh phí cưỡng chế thu hồi đất;

b) Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm chủ trìlập phương án cưỡng chế và dự toán kinh phí cho hoạt động cưỡng chế trình Ủyban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện cưỡng chế theo phương án đãđược phê duyệt; bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóngmặt bằng;

Trường hợp trên đất thu hồi có tài sản thì Ban thựchiện cưỡng chế phải bảo quản tài sản; chi phí bảo quản tài sản đó do chủ sở hữuchịu trách nhiệm thanh toán;

c) Lực lượng Công an có trách nhiệm bảo vệ trật tự,an toàn trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất;

d) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi cótrách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện việcgiao, niêm yết công khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất; tham gia thực hiệncưỡng chế; phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằngniêm phong, di chuyển tài sản của người bị cưỡng chế thu hồi đất;

đ) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quanchịu trách nhiệm phối hợp với Ban thực hiện cưỡng chế thực hiện việc cưỡng chếthu hồi đất khi Ban thực hiện cưỡng chế có yêu cầu;

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 72. Trưng dụng đất

1. Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thậtcần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiếntranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

2. Quyết định trưng dụng đất phải được thể hiệnbằng văn bản; trường hợp khẩn cấp không thể ra quyết định bằng văn bản thìngười có thẩm quyền được quyết định trưng dụng đất bằng lời nói nhưng phảiviết giấy xác nhận việc quyết định trưng dụng đất ngay tại thời điểm trưngdụng. Quyết định trưng dụng đất có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm ban hành.

Chậm nhất là 48 giờ, kể từ thời điểm quyết địnhtrưng dụng đất bằng lời nói, cơ quan của người đã quyết định trưng dụng đấtbằng lời nói có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản việc trưng dụng đất và gửicho người có đất trưng dụng.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an,Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên vàMôi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấphuyện có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất, quyết định gia hạn trưng dụngđất. Người có thẩm quyền trưng dụng đất không được phân cấp thẩm quyền chongười khác.

4. Thời hạn trưng dụng đất là không quá 30 ngày kểtừ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành. Trường hợp trong tình trạngchiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thời hạn trưng dụng được tính từ ngày raquyết định đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tìnhtrạng khẩn cấp.

Trường hợp hết thời hạn trưng dụng đất mà mục đíchcủa việc trưng dụng chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày.Quyết định gia hạn trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản và gửi chongười có đất trưng dụng trước khi kết thúc thời hạn trưng dụng.

5. Người có đất trưng dụng phải chấp hành quyếtđịnh trưng dụng. Trường hợp quyết định trưng dụng đất đã được thực hiện theođúng quy định của pháp luật mà người có đất trưng dụng không chấp hành thìngười quyết định trưng dụng đất ra quyết định cưỡng chế thi hành và tổ chứccưỡng chế thi hành hoặc giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyệnnơi có đất trưng dụng tổ chức cưỡng chế thi hành.

6. Người có thẩm quyền trưng dụng đất có tráchnhiệm giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng đất trưng dụng đúng mục đích,hiệu quả; hoàn trả đất khi hết thời hạn trưng dụng; bồi thường thiệt hại doviệc trưng dụng đất gây ra.

7. Việc bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đấtgây ra thực hiện theo quy định sau đây:

a) Người có đất trưng dụng được bồi thường thiệthại trong trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại; trường hợp người có đất trưngdụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra;

b) Trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại thì việcbồi thường được thực hiện bằng tiền theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đấttrên thị trường tại thời điểm thanh toán;

c) Trường hợp người có đất trưng dụng bị thiệt hạivề thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra thì mức bồi thường được xácđịnh căn cứ vào mức thiệt hại thu nhập thực tế tính từ ngày giao đất trưng dụngđến ngày hoàn trả đất trưng dụng được ghi trong quyết định hoàn trả đất trưngdụng.

Mức thiệt hại thu nhập thực tế phải phù hợp với thunhập do đất trưng dụng mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểmtrưng dụng đất;

d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơicó đất trưng dụng thành lập Hội đồng để xác định mức bồi thường thiệt hại dothực hiện trưng dụng đất gây ra trên cơ sở văn bản kê khai của người sử dụngđất và hồ sơ địa chính. Căn cứ vào mức bồi thường thiệt hại do Hội đồng xácđịnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định mức bồi thường.

đ) Tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đấtgây ra được ngân sách nhà nước chi trả một lần, trực tiếp cho người có đất trưngdụng trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hoàn trả đất.

8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 73. Sử dụng đấtthông qua hình thức nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốnbằng quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh

1. Việc sử dụng đất để thực hiện dự án, công trìnhsản xuất, kinh doanh không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất quy định tạiĐiều 61 và Điều 62 của Luật này mà phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtđã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư được nhậnchuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất theoquy định của pháp luật.

2. Nhà nước có chính sách khuyến khích việc thuêquyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, hộgia đình, cá nhân để thực hiện dự án, công trình sản xuất, kinh doanh.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

MỤC 2. BỒI THƯỜNG VỀĐẤT, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ

Điều 74. Nguyên tắc bồithường về đất khi Nhà nước thu hồi đất

1.Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thườngquy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.

2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giaođất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồithường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồido Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

3. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phảibảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy địnhcủa pháp luật.

Điều75. Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốcphòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải làđất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấychứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọichung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quyđịnh của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữunhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặccó đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ởvà tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

2. Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡngđang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấychứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật nàymà chưa được cấp.

3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhànước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lầncho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu côngnghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấychứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật nàymà chưa được cấp.

4. Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sửdụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhậnthừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụngđất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước,có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luậtnày mà chưa được cấp.

5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao đượcNhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và cóGiấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật nàymà chưa được cấp.

6. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nướcngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiềnsử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợpcho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấychứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưađược cấp.

Điều76. Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đíchquốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

1. Các trường hợp không được bồi thường về đất nhưngđược bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất baogồm:

a) Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụngđất, trừ trường hợp đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhânquy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này;

b) Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trườnghợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất;

c) Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đấthàng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng đượcmiễn tiền thuê đất, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê dothực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng;

d) Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã,phường, thị trấn;

đ) Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôitrồng thủy sản, làm muối.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 77. Bồi thường vềđất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộgia đình, cá nhân

1.Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thìđược bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định sau đây:

a) Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồmdiện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 129, Điều 130 của Luật này vàdiện tích đất do được nhận thừa kế;

b) Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mứcquy định tại Điều 129 của Luật này thì không được bồi thường về đất nhưng đượcbồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại;

c) Đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyểnquyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thìviệc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sảnxuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để đượccấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất theo quy định của Luật này thì được bồi thường đối với diện tíchđất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giaođất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật này.

Điều78. Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đấtnông nghiệp của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính,cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo

1.Tổ chức kinh tế đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiềnsử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, nhậnchuyển nhượng quyền sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiệnđược bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường về đất;mức bồi thường về đất được xác định theo thời hạn sử dụng đất còn lại.

2. Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tựchủ tài chính đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước cho thuê trả tiền thuêđất hàng năm khi Nhà nước thu hồi đất thì không được bồi thường về đất nhưngđược bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại nếu chi phí này không có nguồngốc từ ngân sách nhà nước.

Trường hợp đất nông nghiệp không phải là đất rừngđặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên của tổ chứckinh tế đã giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật khiNhà nước thu hồi đất thì hộ gia đình, cá nhân nhận khoán không được bồi thườngvề đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.

3. Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo đang sử dụngđất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất mà có đủ điều kiện được bồi thường quyđịnh tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường về đất theo quy định củaChính phủ.

Điều79. Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở

1.Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoàiđang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam mà có đủ điềukiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này khi Nhà nước thu hồi đấtthì được bồi thường như sau:

a) Trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trongđịa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ởhoặc nhà ở; trường hợp không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thìNhà nước bồi thường bằng tiền;

b) Trường hợp còn đất ở, nhà ở trong địa bàn xã,phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địaphương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở.

2. Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đấtgắn liền với nhà ở phải di chuyển chỗ ở mà không đủ điều kiện được bồi thường vềđất ở, nếu không có chỗ ở nào khác thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuêmua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất.

3. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nướcngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng đất để thực hiện dựán xây dựng nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện được bồi thườngquy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường về đất.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều80. Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khiNhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của hộ gia đình, cánhân

1.Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở khiNhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75của Luật này thì được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng; trường hợpkhông có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo thời hạn sử dụngđất còn lại đối với đất sử dụng có thời hạn.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất phi nôngnghiệp không phải là đất ở được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàngnăm; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng đượcmiễn tiền thuê đất, khi Nhà nước thu hồi đất thì không được bồi thường về đấtnhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại, trừ trường hợp hộ giađình, cá nhân sử dụng đất do thực hiện chính sách đối với người có công vớicách mạng.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều81. Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đấtphi nông nghiệp không phải là đất ở của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp cônglập tự chủ tài chính, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, người ViệtNam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

1.Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sử dụng đất phi nôngnghiệp không phải là đất ở, đất nghĩa trang, nghĩa địa, khi Nhà nước thu hồiđất, nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thìđược bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng; trường hợp không có đất đểbồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo thời hạn sử dụng đất còn lại.

2. Tổ chức kinh tế đang sử dụng đất được Nhà nướcgiao đất để làm nghĩa trang, nghĩa địa quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luậtnày; doanh nghiệp liên doanh sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở donhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất quy định tại Điều 184 của Luật này, khi Nhànước thu hồi đất thì được bồi thường về đất theo quy định của Chính phủ.

3. Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tựchủ tài chính, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chứcnăng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng đất phinông nghiệp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thờigian thuê, khi Nhà nước thu hồi đất nếu đủ điều kiện được bồi thường quy địnhtại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường về đất theo thời hạn sử dụng đấtcòn lại.

4. Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tựchủ tài chính, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chứcnăng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng đất phinông nghiệp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm, khi Nhà nướcthu hồi đất thì được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.

5. Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡngđang sử dụng đất phi nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất mà có đủ điều kiệnđược bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường về đấttheo quy định của Chính phủ.

Điều82. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất

Nhànước thu hồi đất không bồi thường về đất trong các trường hợp sau đây:

1. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 củaLuật này;

2. Đất được Nhà nước giao để quản lý;

3. Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tạiĐiều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này;

4. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đấttheo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 củaLuật này.

Điều83. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

1.Nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất:

a) Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoàiviệc được bồi thường theo quy định của Luật này còn được Nhà nước xem xét hỗtrợ;

b) Việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng,kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật.

2. Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất baogồm:

a) Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;

b) Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việclàm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trựctiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ giađình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở;

c) Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồiđất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải dichuyển chỗ ở;

d) Hỗ trợ khác.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 84. Hỗ trợ đàotạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nướcthu hồi đất

1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nôngnghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp để bồithường thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền còn được hỗ trợ đào tạo, chuyểnđổi nghề, tìm kiếm việc làm.

Trường hợp người được hỗ trợ đào tạo chuyển đổinghề, tìm kiếm việc làm trong độ tuổi lao động có nhu cầu được đào tạo nghề thìđược nhận vào các cơ sở đào tạo nghề; được tư vấn hỗ trợ tìm kiếm việc làm, vayvốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh.

2. Đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở kếthợp kinh doanh dịch vụ mà nguồn thu nhập chính là từ hoạt động kinh doanh dịchvụ, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được vay vốn tín dụngưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh; trường hợp người có đất thu hồi còntrong độ tuổi lao động thì được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việclàm.

3. Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấphuyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổchức lập và thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việclàm cho người có đất thu hồi là đất nông nghiệp, đất ở kết hợp kinh doanh dịchvụ. Phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm được lập vàphê duyệt đồng thời với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Trong quá trình lập phương án đào tạo, chuyển đổinghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấphuyện phải tổ chức lấy ý kiến và có trách nhiệm tiếp thu, giải trình ý kiến củangười có đất thu hồi.

Điều85. Lập và thực hiện dự án tái định cư

1.Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lậpvà thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất.

2. Khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạtầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện,phong tục, tập quán của từng vùng, miền.

3. Việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khihoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư.

4. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Điều86. Bố trí tái định cư cho người có đất ở thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở

1.Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng được Ủy ban nhân dân cấptỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao trách nhiệm bố trí tái định cư phải thôngbáo cho người có đất ở thu hồi thuộc đối tượng phải di chuyển chỗ ở về dự kiếnphương án bố trí tái định cư và niêm yết công khai ít nhất là 15 ngày tại trụsở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đấtthu hồi và tại nơi tái định cư trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phêduyệt phương án bố trí tái định cư.

Nội dung thông báo gồm địa điểm, quy mô quỹ đất,quỹ nhà tái định cư, thiết kế, diện tích từng lô đất, căn hộ, giá đất, giá nhàtái định cư; dự kiến bố trí tái định cư cho người có đất thu hồi.

2. Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tạichỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trítái định cư. Ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặtbằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng.

Phương án bố trí tái định cư đã được phê duyệt phảiđược công bố công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạtchung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và tại nơi tái định cư.

3. Giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất tại nơitái định cư, giá bán nhà ở tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

4. Trường hợp người có đất thu hồi được bố trí táiđịnh cư mà tiền bồi thường, hỗ trợ không đủ để mua một suất tái định cư tốithiểu thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu.

Chính phủ quy định cụ thể suất tái định cư tốithiểu cho phù hợp với điều kiện từng vùng, miền và địa phương.

Điều87. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các trường hợp đặc biệt

1. Đối với dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủtrương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư mà phải dichuyển cả cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống, kinh tế – xãhội, truyền thống văn hóa của cộng đồng, các dự án thu hồi đất liên quan đếnnhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Thủ tướng Chính phủ quyết địnhkhung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

2. Đối với dự án sử dụng vốn vay của các tổ chứcquốc tế, nước ngoài mà Nhà nước Việt Nam có cam kết về khung chính sách bồithường, hỗ trợ, tái định cư thì thực hiện theo khung chính sách đó.

3. Đối với trường hợp thu hồi quy định tại điểm đvà điểm e khoản 1 Điều 65 của Luật này thì người có đất thu hồi được bồithường, hỗ trợ, tái định cư để ổn định đời sống, sản xuất theo quy định củaChính phủ.

MỤC 3. BỒI THƯỜNG THIỆTHẠI VỀ TÀI SẢN, VỀ SẢN XUẤT, KINH DOANH

Điều 88. Nguyên tắc bồithường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồiđất

1.Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bịthiệt hại về tài sản thì được bồi thường.

2. Khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ giađình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thườngthiệt hại.

Điều89. Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất khi Nhà nước thuhồi đất

1.Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt gắn liền với đất của hộ gia đình,cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi Nhà nước thu hồi đất phải tháodỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theoquy định của pháp luật thì chủ sở hữu nhà ở, công trình đó được bồi thường bằnggiá trị xây dựng mới của nhà ở, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương.

Trường hợp phần còn lại của nhà ở, công trình vẫnbảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì bồi thường theothiệt hại thực tế.

2. Đối với nhà, công trình xây dựng khác gắn liềnvới đất không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, khi Nhà nước thuhồi đất mà bị tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêuchuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được bồi thường thiệt hại theoquy định của Chính phủ.

3. Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xãhội gắn liền với đất đang sử dụng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1và khoản 2 Điều này thì mức bồi thường tính bằng giá trị xây dựng mới của côngtrình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương theo quy định của pháp luật chuyênngành.

Điều90. Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi

1.Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thườngthực hiện theo quy định sau đây:

a) Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tínhbằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạchđược tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của câytrồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất;

b) Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tínhbằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồiđất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất;

c) Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể dichuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hạithực tế do phải di chuyển, phải trồng lại;

d) Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sáchnhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quảnlý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườncây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theoquy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

2. Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đốivới vật nuôi là thủy sản thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:

a) Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểmthu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường;

b) Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểmthu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế dophải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chiphí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường cụ thể do Ủy bannhân dân cấp tỉnh quy định.

Điều91. Bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất

1.Khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển tài sản thì được Nhà nước bồi thườngchi phí để tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt; trường hợp phải di chuyển hệ thống máymóc, dây chuyền sản xuất còn được bồi thường đối với thiệt hại khi tháo dỡ, vậnchuyển, lắp đặt.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức bồi thườngtại khoản 1 Điều này.

Điều 92. Trường hợp Nhànước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất

1. Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trườnghợp thu hồi đất quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i khoản 1 Điều 64 và điểmb, d khoản 1 Điều 65 của Luật này.

2. Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quyđịnh của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quannhà nước có thẩm quyền.

3. Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội vàcông trình xây dựng khác không còn sử dụng.

Điều93. Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thuhồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổchức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho ngườicó đất thu hồi.

2. Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồithường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đấtthu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn đượcthanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luậtquản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.

3. Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiềnbồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp cóthẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữcủa Kho bạc nhà nước.

4. Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nướcthu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nướctheo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụtài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách nhà nước.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều94. Bồi thường thiệt hại đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng côngtrình có hành lang bảo vệ an toàn

Khi Nhà nước xây dựng công trình công cộng, quốcphòng, an ninh có hành lang bảo vệ an toàn mà không thu hồi đất nằm trong phạmvi hành lang an toàn thì người sử dụng đất được bồi thường thiệt hại do hạn chếkhả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất theo quy định củaChính phủ.

Chương7.

ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNGĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

MỤC1. ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

Điều95. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1.Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất đểquản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiệntheo yêu cầu của chủ sở hữu.

2. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chứcđăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấyhoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.

3. Đăng ký lần đầu được thực hiện trong các trườnghợp sau đây:

a) Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng;

b) Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký;

c) Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký;

d) Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăngký.

4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trườnghợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:

a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liềnvới đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại,thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, gópvốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

b) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liềnvới đất được phép đổi tên;

c) Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích,số hiệu, địa chỉ thửa đất;

d) Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so vớinội dung đã đăng ký;

đ) Chuyển mục đích sử dụng đất;

e) Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;

g) Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thutiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thờigian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hìnhthức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy địnhcủa Luật này.

h) Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đấtchung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng;

i) Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ởvà tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợvà chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chunggắn liền với đất;

k) Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sảngắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy bannhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xửlý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấpđất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhândân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bảncông nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;

l) Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụnghạn chế thửa đất liền kề;

m) Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sửdụng đất.

5. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liềnvới đất đã kê khai đăng ký được ghi vào Sổ địa chính, được cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu cónhu cầu và có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và quy định khác của phápluật có liên quan; trường hợp đăng ký biến động đất đai thì người sử dụng đấtđược cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất hoặc chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp.

Trường hợp đăng ký lần đầu mà không đủ điều kiệncấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất thì người đang sử dụng đất được tạm thời sử dụng đất cho đến khiNhà nước có quyết định xử lý theo quy định của Chính phủ.

6. Các trường hợp đăng ký biến động quy định tạicác điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều này thì trong thời hạn không quá 30ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng kýbiến động; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến độngđược tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.

7. Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đấtcó hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào Sổ địa chính.

Điều96. Hồ sơ địa chính

1. Hồ sơ địa chính bao gồm cáctài liệu dạng giấy hoặc dạng số thể hiện thông tin chi tiết về từng thửa đất,người được giao quản lý đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền vớiđất, các quyền và thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền vớiđất.

2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy địnhvề hồ sơ địa chính và việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính; lộ trìnhchuyển đổi hồ sơ địa chính dạng giấy sang hồ sơ địa chính dạng số.

MỤC 2. CẤP GIẤY CHỨNGNHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

Điều 97. Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1.Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sởhữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụthể về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất.

2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứngnhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữunhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quyđịnh của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trướcngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất; trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.

Điều 98. Nguyên tắc cấpGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợpngười sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã,phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đấtđó.

2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất,nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đấtphải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữuchung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứngnhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấychứng nhận và trao cho người đại diện.

3. Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sảnkhác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chínhtheo quy định của pháp luật.

Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tàisản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tàichính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trảtiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyềnsở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩmquyền cấp.

4. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhàở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phảighi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyềnsở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng cóthỏa thuận ghi tên một người.

Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhàở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấychứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.

5. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa sốliệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luậtnày hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thayđổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, khôngcó tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đấtkhông phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếucó.

Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thayđổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất vàdiện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sửdụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất theo quy định tại Điều 99 của Luật này.

Điều 99. Trường hợp sử dụngđất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất

1.Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;

b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từsau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, đượcthừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đấtđể thu hồi nợ;

d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giảithành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhândân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyếttranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đãđược thi hành;

đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụmcông nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;

h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắnliền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhómngười sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sửdụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;

k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lạiGiấy chứng nhận bị mất.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất cógiấy tờ về quyền sử dụng đất

1.Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờsau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trướcngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thựchiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cáchmạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời đượccơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổđịa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sửdụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tìnhthương gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bánnhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dâncấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đấtở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩmquyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có mộttrong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tênngười khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của cácbên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thựchiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đókhông có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bảnán hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thihành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranhchấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã đượcthi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thìphải thực hiện theo quy định của pháp luật.

4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhànước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này cóhiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trườnghợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của phápluật.

5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trìnhlà đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tạikhoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhândân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấpGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất.

Điều101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờvề quyền sử dụng đất

1.Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hànhmà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thườngtrú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồngthủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng cóđiều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xãnơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thìđược cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không cócác giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổnđịnh từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai,nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợpvới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xâydựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đốivới nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyềnsở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều102. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất

1.Tổ chức đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích đất sử dụngđúng mục đích.

2. Phần diện tích đất mà tổ chức đang sử dụng nhưngkhông được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất được giải quyết như sau:

a) Nhà nước thu hồi phần diện tích đất không sửdụng, sử dụng không đúng mục đích, cho mượn, cho thuê trái pháp luật, diện tíchđất để bị lấn, bị chiếm;

b) Tổ chức phải bàn giao phần diện tích đã sử dụnglàm đất ở cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để quản lý; trường hợp đất ở phù hợpvới quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thìngười sử dụng đất ở được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp doanh nghiệp nhà nước sảnxuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối đã được Nhà nướcgiao đất mà doanh nghiệp đó cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng một phần quỹ đấtlàm đất ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì phải lập phương án bố trí lại diệntích đất ở thành khu dân cư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất phê duyệttrước khi bàn giao cho địa phương quản lý.

3. Đối với tổ chức đang sử dụng đất thuộc trườnghợp Nhà nước cho thuê đất quy định tại Điều 56 của Luật này thì cơ quan quản lýđất đai cấp tỉnh làm thủ tục ký hợp đồng thuê đất trước khi cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

4. Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được Nhà nước cho phép hoạt động;

b) Không có tranh chấp;

c) Không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặngcho sau ngày 01 tháng 7 năm 2004.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều103. Xác định diện tích đất ở đối với trường hợp có vườn, ao

1.Đất vườn, ao của hộ gia đình, cá nhân được xác định là đất ở phải trong cùngmột thửa đất đang có nhà ở.

2. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao đượchình thành trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 và người đang sử dụng có một trongcác loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100của Luật này thì diện tích đất ở được xác định theo giấy tờ đó.

Trường hợp trong các loại giấy tờ về quyền sử dụngđất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này chưa xác định rõdiện tích đất ở thì diện tích đất ở được công nhận không phải nộp tiền sử dụngđất được xác định bằng không quá 05 lần hạn mức giao đất ở quy định tại khoản 2Điều 143 và khoản 4 Điều 144 của Luật này.

3. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao đượchình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 vàngười đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy địnhtại Điều 100 của Luật này mà trong giấy tờ đó ghi rõ diện tích đất ở thì diệntích đất ở được xác định theo giấy tờ đó.

4. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao đượchình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 vàngười đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy địnhtại Điều 100 của Luật này mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thìdiện tích đất ở được xác định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện,tập quán tại địa phương quy định hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đìnhphù hợp với tập quán ở địa phương theo số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình;

b) Trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn hạn mứccông nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định bằng hạn mứccông nhận đất ở tại địa phương;

c) Trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mứccông nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộdiện tích thửa đất.

5. Đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sửdụng đất quy định tại Điều 100 của Luật này mà đất đã sử dụng ổn định từ trướcngày 15 tháng 10 năm 1993 thì diện tích đất ở được xác định theo mức quy địnhtại khoản 4 Điều này; trường hợp đất đã sử dụng ổn định kể từ ngày 15 tháng 10năm 1993 thì diện tích đất ở được xác định theo mức đất ở giao cho mỗi hộ giađình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 143 và khoản 4 Điều 144 của Luật này.

6. Phần diện tích đất vườn, ao còn lại sau khi đãxác định diện tích đất ở theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 của Điều nàythì được xác định sử dụng vào mục đích hiện trạng đang sử dụng theo quy địnhtại khoản 1 Điều 10 của Luật này.

7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều104. Cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với đất

1.Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựngkhác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất.

2. Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với tài sản gắn liềnvới đất thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều105. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức,cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quantài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyềnsở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộgia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đượcsở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

3. Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứngnhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu côngtrình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sảngắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyềnsở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quantài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều106. Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cótrách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợpsau đây:

a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ phápnhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liềnvới đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứngnhận của người đó;

b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắnliền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đãđược cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.

2. Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trongcác trường hợp sau đây:

a) Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấychứng nhận đã cấp;

b) Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp;

c) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liềnvới đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mớiGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất;

d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền,không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiệnđược cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồngốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người đượccấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tàisản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.

3. Việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp đối vớitrường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này do cơ quan có thẩm quyền cấpGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất quy định tại Điều 105 của Luật này quyết định sau khi đã có kết luậncủa cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai.

Chương8.

TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI,GIÁ ĐẤT VÀ ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

MỤC 1. TÀI CHÍNH VỀ ĐẤTĐAI

Điều 107. Các khoản thutài chính từ đất đai

1.Các khoản thu tài chính từ đất đai bao gồm:

a) Tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất cóthu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sửdụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất;

b) Tiền thuê đất khi được Nhà nước cho thuê;

c) Thuế sử dụng đất;

d) Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất;

đ) Tiền thu từ việc xử phạt vi phạm pháp luật vềđất đai;

e) Tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hạitrong quản lý và sử dụng đất đai;

g) Phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai.

2. Chính phủ quy định chi tiết việc thu tiền sửdụng đất, tiền thuê đất, tiền xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai, tiền bồithường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai.

Điều108. Căn cứ, thời điểm tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

1.Căn cứ tính tiền sử dụng đất:

a) Diện tích đất được giao, được chuyển mục đích sửdụng, được công nhận quyền sử dụng đất;

b) Mục đích sử dụng đất;

c) Giá đất theo quy định tại Điều 114 của Luật này;trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất thì giá đất là giá trúng đấu giá.

2. Căn cứ tính tiền cho thuê đất:

a) Diện tích đất cho thuê;

b) Thời hạn cho thuê đất;

c) Đơn giá thuê đất; trường hợp đấu giá quyền thuêđất thì giá đất thuê là đơn giá trúng đấu giá;

d) Hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuêđất hàng năm hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

3. Thời điểm tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuêđất là thời điểm Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyểnmục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Điều 109. Nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi chuyển mục đích sửdụng đất, gia hạn sử dụng đất

1.Khi chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều57 của Luật này thì người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đấttheo quy định sau đây:

a) Nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trả một lầncho cả thời gian thuê bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất, tiền thuê đấtcủa loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất và tiền sử dụng đất, tiền thuêđất của loại đất trước khi chuyển mục đích sử dụng đất;

b) Nộp tiền thuê đất hàng năm theo loại đất sau khichuyển mục đích sử dụng đất.

2. Khi được gia hạn sử dụng đất mà người sử dụngđất thuộc đối tượng phải trả tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì phải thực hiệnnghĩa vụ tài chính đối với thời gian được gia hạn.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều110. Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

1. Việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đấtđược thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanhthuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của phápluật về đầu tư, trừ dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại;

b) Sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ởđối với người có công với cách mạng, hộ gia đình nghèo; hộ gia đình, cá nhân làdân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùngbiên giới, hải đảo; sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của phápluật về nhà ở; đất ở cho người phải di dời khi Nhà nước thu hồi đất do có nguycơ đe dọa tính mạng con người;

c) Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đối với hộ giađình, cá nhân là dân tộc thiểu số;

d) Sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp củacác tổ chức sự nghiệp công lập;

đ) Đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không,sân bay; đất xây dựng cơ sở, công trình cung cấp dịch vụ hàng không;

e) Sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở, sânphơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nôngnghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối đối với hợp tác xã nôngnghiệp;

g) Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều111. Quỹ phát triển đất

1. Quỹ phát triển đất của địa phương do Ủy ban nhândân cấp tỉnh thành lập hoặc ủy thác cho Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chínhkhác của địa phương để ứng vốn cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và tạoquỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt.

2. Nguồn tài chính của Quỹ phát triển đất được phânbổ từ ngân sách nhà nước và huy động các nguồn khác theo quy định của phápluật.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

MỤC 2. GIÁ ĐẤT

Điều 112. Nguyên tắc,phương pháp định giá đất

1.Việc định giá đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểmđịnh giá;

b) Theo thời hạn sử dụng đất;

c) Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường củaloại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, giá trúng đấu giá quyền sửdụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việcsử dụng đất;

d) Cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau cócùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tựnhư nhau thì có mức giá như nhau.

2. Chính phủ quy định phương pháp định giá đất.

Điều113. Khung giá đất

Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 05 năm mộtlần đối với từng loại đất, theo từng vùng. Trong thời gian thực hiện khunggiá đất mà giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giátối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá tối thiểu trong khung giá đất thìChính phủ điều chỉnh khung giá đất cho phù hợp.

Điều114. Bảng giá đất và giá đất cụ thể

1.Căn cứ nguyên tắc, phương pháp định giá đất và khung giá đất, Ủy ban nhân dâncấp tỉnh xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đấttrước khi ban hành. Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm một lần và côngbố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ.

Trong thời gian thực hiện bảng giá đất, khiChính phủ điều chỉnh khung giá đất hoặc giá đất phổ biến trên thịtrường có biến động thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh bảnggiá đất cho phù hợp.

Trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thôngqua bảng giá đất ít nhất 60 ngày, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi dự thảo bảng giáđất đến cơ quan có chức năng xây dựng khung giá đất xem xét, trường hợp cóchênh lệch lớn về giá đất giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trungương thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ trongcác trường hợp sau đây:

a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhậnquyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạnmức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nôngnghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giaođất ở cho hộ gia đình, cá nhân;

b) Tính thuế sử dụng đất;

c) Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đấtđai;

d) Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực đất đai;

đ) Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệthại trong quản lý và sử dụng đất đai;

e) Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho ngườitự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhànước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiềnsử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụthể. Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dâncấp tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Trong quá trình thựchiện, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh được thuê tổ chức có chức năng tư vấnxác định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể.

Việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sởđiều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin vềgiá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai; áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp.Căn cứ kết quả tư vấn xác định giá đất, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh trìnhHội đồng thẩm định giá đất xem xét trước khi trình Ủy ban nhân dân cùng cấpquyết định.

Hội đồng thẩm định giá đất gồm Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch và đại diện của cơ quan, tổ chức cóliên quan, tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất.

4. Giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứtrong các trường hợp sau đây:

a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhậnquyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích đất ở vượthạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nôngnghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích vượt hạn mức giaođất ở cho hộ gia đình, cá nhân. Tính tiền thuê đất đối với đất nông nghiệp vượthạn mức giao đất, vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộgia đình, cá nhân;

b) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất cóthu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; côngnhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức màphải nộp tiền sử dụng đất;

c) Tính tiền thuê đất đối với trường hợp Nhà nướccho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất;

d) Tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóadoanh nghiệp nhà nước mà doanh nghiệp cổ phần sử dụng đất thuộc trường hợp Nhànước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lầncho cả thời gian thuê; tính tiền thuê đất đối với trường hợp doanh nghiệp nhànước cổ phần hóa được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm;

đ) Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều115. Tư vấn xác định giá đất

1.Tư vấn xác định giá đất được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Khi xây dựng, điều chỉnh khung giá đất; xâydựng, điều chỉnh bảng giá đất và định giá đất cụ thể mà cơ quan nhà nước cóthẩm quyền có yêu cầu;

b) Khi giải quyết khiếu nại về giá đất theo yêu cầucủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các bên có liên quan;

c) Khi thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến giáđất cụ thể mà các bên có yêu cầu.

2. Điều kiện hoạt động của tư vấn xác định giá đất,hành nghề tư vấn xác định giá đất thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3. Việc xác định giá đất của tư vấn xác định giáđất phải độc lập, khách quan, trung thực và tuân theo nguyên tắc, phương phápđịnh giá đất quy định tại Điều 112 của Luật này.

4. Giá đất do tư vấn xác định là một trong các căncứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, quyết định giá đất.

Điều116. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất

1. Quyền của tổ chức có chức năng tư vấn xác địnhgiá đất:

a) Thực hiện tư vấn xác định giá đất theo quy địnhcủa Luật này, Luật giá và quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Yêu cầu bên thuê tư vấn cung cấp thông tin, tàiliệu có liên quan đến việc tư vấn xác định giá đất; được nhận tiền dịch vụ theothỏa thuận trong hợp đồng;

c) Đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng tư vấnxác định giá đất khi bên thuê tư vấn vi phạm điều kiện do hai bên thỏa thuậntrong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật;

d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Nghĩa vụ của tổ chức có chức năng tư vấn xácđịnh giá đất:

a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chínhxác, trung thực, khách quan của kết quả tư vấn giá đất;

b) Thực hiện thỏa thuận theo hợp đồng tư vấn xácđịnh giá đất với bên thuê tư vấn;

c) Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nướccó thẩm quyền; báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tổ chức, kết quả hoạtđộng tư vấn xác định giá đất định kỳ hàng năm hoặc trong trường hợp đột xuất;

d) Thực hiện nghĩa vụ về thuế và các nghĩa vụ tàichính khác có liên quan theo quy định của pháp luật;

đ) Đăng ký danh sách định giá viên và việc thayđổi, bổ sung danh sách định giá viên với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi tổchức tư vấn xác định giá đất đặt trụ sở chính;

e) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về kết quả tư vấn xácđịnh giá đất;

g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

MỤC 3. ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬDỤNG ĐẤT

Điều 117. Nguyên tắcđấu giá quyền sử dụng đất

1.Đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện công khai, liên tục, khách quan, trungthực, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.

2. Việc đấu giá quyền sử dụng đất phải đúng trìnhtự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về đấu giá tàisản.

Điều 118. Các trườnghợp đấu giá quyền sử dụng đất và các trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất

1.Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giáquyền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây, trừ các trường hợp quy định tạikhoản 2 Điều này:

a) Đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê hoặccho thuê mua;

b) Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượnghoặc cho thuê;

c) Sử dụng quỹ đất để tạo vốn cho đầu tư xây dựngkết cấu hạ tầng;

d) Sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sảnxuất phi nông nghiệp;

đ) Cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụngvào mục đích công ích để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản,làm muối;

e) Giao đất, cho thuê đất đối với đất Nhà nước thuhồi do sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sảnxuất, kinh doanh mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước;

g) Giao đất ở tại đô thị, nông thôn cho hộ giađình, cá nhân;

h) Giao đất, cho thuê đất đối với các trường hợpđược giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

2. Các trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đấtkhi Nhà nước giao đất, cho thuê đất bao gồm:

a) Giao đất không thu tiền sử dụng đất;

b) Sử dụng đất được miễn tiền sử dụng đất, tiềnthuê đất quy định tại Điều 110 của Luật này;

c) Sử dụng đất quy định tại các điểm b, g khoản 1và khoản 2 Điều 56 của Luật này;

d) Sử dụng đất vào mục đích hoạt động khoáng sản;

đ) Sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựngnhà ở tái định cư, nhà ở xã hội và nhà ở công vụ;

e) Giao đất ở cho cán bộ, công chức, viên chứcchuyển nơi công tác theo quyết định điều động của cơ quan có thẩm quyền;

g) Giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩuthường trú tại xã mà không có đất ở và chưa được Nhà nước giao đất ở;

h) Giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩuthường trú tại thị trấn thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùngcó điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà không có đất ở và chưa đượcNhà nước giao đất ở;

i) Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyếtđịnh.

3. Trường hợp đất đưa ra đấu giá quyền sử dụng đấttheo quy định tại khoản 1 Điều này mà không có người tham gia hoặc trường hợpchỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá hoặc đấu giá ít nhất là 02 lần nhưngkhông thành thì Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất mà không phảiđấu giá quyền sử dụng đất.

Điều119. Thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất

1. Điều kiện để tổ chức thực hiện đấu giá quyền sửdụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất:

a) Đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấphuyện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Đất đã được giải phóng mặt bằng, đất có tài sảngắn liền với đất mà tài sản thuộc sở hữu nhà nước;

c) Có phương án đấu giá quyền sử dụng đất được cơquan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụngđất phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuêđất theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật này;

b) Phải bảo đảm các điều kiện để thực hiện dự ánđầu tư theo quy định tại Điều 58 của Luật này đối với trường hợp giao đất, chothuê đất để thực hiện dự án đầu tư.

Chương 9.

HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI

Điều 120. Hệ thốngthông tin đất đai

1. Hệ thống thông tin đất đai được thiết kế tổngthể và xây dựng thành một hệ thống thống nhất trên phạm vi cả nước, phục vụ đamục tiêu; theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, quốc tế được công nhận tại ViệtNam.

2. Hệ thống thông tin đất đai gồm các thành phần cơbản sau đây:

a) Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai;

b) Hệ thống phần mềm hệ điều hành, phần mềm hệthống và phần mềm ứng dụng;

c) Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.

Điều 121. Cơ sở dữ liệuđất đai quốc gia

1. Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia được xây dựngthống nhất trong phạm vi cả nước.

2. Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia gồm các thànhphần:

a) Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật vềđất đai;

b) Cơ sở dữ liệu địa chính;

c) Cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai;

d) Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

đ) Cơ sở dữ liệu giá đất;

e) Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai;

g) Cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra, giải quyếttranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai;

h) Cơ sở dữ liệu khác liên quan đến đất đai.

3. Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin cơ sở dữliệu đất đai được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môitrường.

Điều 122. Quản lý, khaithác cơ sở dữ liệu đất đai

1. Thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai được cơquan nhà nước có thẩm quyền cung cấp thì có giá trị pháp lý như trong hồ sơdạng giấy.

2. Cơ sở dữ liệu đất đai là tài sản của Nhà nướcphải được bảo đảm an ninh, an toàn chặt chẽ; nghiêm cấm mọi hành vi truy cậptrái phép, phá hoại, làm sai lệch thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai.

3. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu về thông tin, dữliệu đất đai được khai thác, sử dụng qua cổng thông tin đất đai ở trung ương,địa phương và phải nộp phí; khi thực hiện khai thác thông tin, dữ liệu đất đaiphải thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Điều 123. Dịch vụ côngđiện tử trong lĩnh vực đất đai

1. Các dịch vụ công điện tử được thực hiện gồm đăngký đất đai, tài sản gắn liền với đất; thực hiện các giao dịch về đất đai và tàisản gắn liền với đất; cung cấp thông tin, dữ liệu về đất đai.

2. Cơ quan quản lý đất đai có trách nhiệm thực hiệncác dịch vụ công quy định tại khoản 1 Điều này; cung cấp các dịch vụ thuậntiện, đơn giản, an toàn cho tổ chức và cá nhân trên môi trường mạng.

Điều 124. Trách nhiệmxây dựng hệ thống thông tin đất đai

1. Nhà nước có chính sách đầu tư xây dựng hệ thốngthông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai; bảo đảm kinh phí vận hành, duy trì hệthống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổchức xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đaiquốc gia; thực hiện dịch vụ công điện tử trong lĩnh vực đất đai theo quy địnhcủa Chính phủ.

3. Bộ, ngành, cơ quan có liên quan có trách nhiệmcung cấp kết quả điều tra cơ bản và các dữ liệu, thông tin có liên quan đến đấtđai cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để cập nhật vào cơ sở dữ liệu đất đai quốcgia, hệ thống thông tin đất đai.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chứcxây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai ở địaphương; cung cấp dữ liệu đất đai cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để tích hợpvào cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.

5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy địnhchi tiết về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai, điều kiệncủa tổ chức, cá nhân hoạt động tư vấn về xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thôngtin đất đai.

Chương 10.

CHẾĐỘ SỬ DỤNG CÁC LOẠI ĐẤT

MỤC 1. THỜI HẠN SỬ DỤNGĐẤT

Điều 125. Đất sử dụngổn định lâu dài

Người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dàitrong các trường hợp sau đây:

1. Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng;

2. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quyđịnh tại khoản 3 Điều 131 của Luật này;

3. Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừngsản xuất là rừng tự nhiên;

4. Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phinông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đấtđược Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê;

5. Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1Điều 147 của Luật này; đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệpcông lập chưa tự chủ tài chính quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật này;

6. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

7. Đất cơ sở tôn giáo quy định tại Điều 159 củaLuật này;

8. Đất tín ngưỡng;

9. Đất giao thông, thủy lợi, đất có di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng các công trình công cộng kháckhông có mục đích kinh doanh;

10. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;

11. Đất tổ chức kinh tế sử dụng quy định tại khoản3 Điều 127 và khoản 2 Điều 128 của Luật này.

Điều 126. Đất sử dụngcó thời hạn

1. Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đấtnông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theoquy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 củaLuật này là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuấtnông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy địnhtại khoản này.

2. Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ giađình, cá nhân không quá 50 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, hộ gia đình, cá nhânnếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất.

3. Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chứcđể sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản,làm muối; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích thương mại,dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; tổ chức để thực hiện các dự án đầutư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiđể thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được xem xét, quyết định trên cơ sởdự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm.

Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốnchậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàncó điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thìthời hạn giao đất, cho thuê đất không quá 70 năm.

Đối với dự án kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bánkết hợp với cho thuê hoặc để cho thuê mua thì thời hạn giao đất cho chủ đầu tưđược xác định theo thời hạn của dự án; người mua nhà ở gắn liền với quyền sửdụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài.

Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầutiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quáthời hạn quy định tại khoản này.

4. Thời hạn cho thuê đất để xây dựng trụ sở làmviệc của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao không quá 99 năm. Khi hếtthời hạn, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nếu có nhu cầu sử dụng đấtthì được Nhà nước xem xét gia hạn hoặc cho thuê đất khác, mỗi lần gia hạn khôngquá thời hạn quy định tại khoản này.

5. Thời hạn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệpsử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn là không quá 05 năm.

6. Đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sựnghiệp công lập tự chủ tài chính quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật này vàcác công trình công cộng có mục đích kinh doanh là không quá 70 năm.

Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầutiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quáthời hạn quy định tại khoản này.

7. Đối với thửa đất sử dụng cho nhiều mục đích thìthời hạn sử dụng đất được xác định theo thời hạn của loại đất sử dụng vào mụcđích chính.

8. Thời hạn giao đất, cho thuê đất quy định tạiĐiều này được tính từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhànước có thẩm quyền.

Điều 127. Thời hạn sửdụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất

1. Thời hạn sử dụng đất đối với hộ gia đình, cánhân khi chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau:

a) Trường hợp chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừngđặc dụng sang sử dụng vào mục đích khác thì thời hạn được xác định theo thờihạn của loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng. Thời hạn sử dụng đấtđược tính từ thời điểm có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

b) Trường hợp chuyển đất trồng lúa, đất trồng câyhàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủysản, đất làm muối sang trồng rừng phòng hộ, trồng rừng đặc dụng thì hộ giađình, cá nhân được sử dụng đất ổn định lâu dài;

c) Trường hợp chuyển mục đích sử dụng giữa các loạiđất bao gồm đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sảnxuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hộ gia đình, cá nhân sử dụngđất được tiếp tục sử dụng đất đó theo thời hạn đã được giao, cho thuê.

Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đấtđược Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định tạikhoản 1 Điều 126 của Luật này nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng;

d) Trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang sử dụngvào mục đích phi nông nghiệp thì thời hạn sử dụng đất được xác định theo thờihạn của loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng. Thời hạn sử dụng đấtđược tính từ thời điểm có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

đ) Trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ đất phinông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài sang đất phi nông nghiệp sử dụng có thờihạn hoặc từ đất phi nông nghiệp sử dụng có thời hạn sang đất phi nông nghiệp sửdụng ổn định lâu dài thì hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất ổn định lâu dài.

2. Thời hạn sử dụng đất đối với tổ chức, người ViệtNam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự ánđầu tư không thuộc khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu côngnghệ cao khi chuyển mục đích sử dụng đất được xác định theo dự án đầu tư quyđịnh tại khoản 3 Điều 126 của Luật này.

3. Tổ chức kinh tế chuyển mục đích sử dụng từ đấtphi nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài sang đất phi nông nghiệp sử dụng cóthời hạn hoặc từ đất phi nông nghiệp sử dụng có thời hạn sang đất phi nôngnghiệp sử dụng ổn định lâu dài thì tổ chức kinh tế được sử dụng đất ổn định lâudài.

Điều 128. Thời hạn sửdụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất

1. Thời hạn sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sửdụng đất đối với loại đất có quy định thời hạn là thời gian sử dụng đất còn lạicủa thời hạn sử dụng đất trước khi nhận chuyển quyền sử dụng đất.

2. Người nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với loạiđất được sử dụng ổn định lâu dài thì được sử dụng đất ổn định lâu dài.

MỤC 2. ĐẤT NÔNG NGHIỆP

Điều 129. Hạn mức giaođất nông nghiệp

1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôitrồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuấtnông nghiệp như sau:

a) Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối vớitỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồngbằng sông Cửu Long;

b) Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối vớitỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộgia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

3. Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhânkhông quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất:

a) Đất rừng phòng hộ;

b) Đất rừng sản xuất.

4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiềuloại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muốithì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đấttrồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối vớixã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thịtrấn ở trung du, miền núi.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đấtrừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 héc ta.

5. Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặtnước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theoquy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muốikhông quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và khôngtính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại cáckhoản 1, 2 và 3 Điều này.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đấttrống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ giađình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơquan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

6. Hạn mức giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm,trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối thuộc vùng đệm củarừng đặc dụng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy định tại cáckhoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

7. Đối với diện tích đất nông nghiệp của hộ giađình, cá nhân đang sử dụng ngoài xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thườngtrú thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao khôngthu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp của mỗi hộgia đình, cá nhân.

Cơ quan quản lý đất đai nơi đã giao đất nông nghiệpkhông thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân gửi thông báo cho Ủy bannhân dân cấp xã nơi hộ gia đình, cá nhân đó đăng ký hộ khẩu thường trú để tínhhạn mức giao đất nông nghiệp.

8. Diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cánhân do nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyềnsử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán,được Nhà nước cho thuê đất không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp quy địnhtại Điều này.

Điều 130. Hạn mức nhậnchuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân

1. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nôngnghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệpcủa hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3Điều 129 của Luật này.

2. Chính phủ quy định hạn mức nhận chuyển quyền sửdụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân phù hợp với điều kiện cụ thể theotừng vùng và từng thời kỳ.

Điều131. Đất nông nghiệp hộgia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng

1. Đất nông nghiệp hộ gia đình, cá nhân sử dụng gồmđất nông nghiệp được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; dothuê quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác; do nhận chuyểnđổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất theo quyđịnh của pháp luật.

2. Việc sử dụng đất nông nghiệp do Nhà nước giaocho hộ gia đình, cá nhân được quy định như sau:

a) Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đấttrước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng theo quy địnhcủa Luật này;

b) Đối với những địa phương chưa thực hiện việcgiao đất cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật về đất đai thì Ủyban nhân dân cấp xã nơi có đất lập phương án giao đất và đề nghị Ủy ban nhândân cấp huyện quyết định giao đất;

c) Đối với những địa phương mà Ủy ban nhân dân cáccấp đã hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân thương lượng điều chỉnh đất cho nhautrong quá trình thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai trước ngày 15tháng 10 năm 1993 và đang sử dụng ổn định thì được tiếp tục sử dụng.

3. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng đượcquy định như sau:

a) Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất, côngnhận quyền sử dụng đất để bảo tồn bản sắc dân tộc gắn với phong tục, tập quáncủa các dân tộc;

b) Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất, côngnhận quyền sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ đất được giao, được sử dụng đấtkết hợp với mục đích sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, không đượcchuyển sang sử dụng vào mục đích khác.

Điều 132. Đất nôngnghiệp sử dụng vào mục đích công ích

1. Căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địaphương, mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mụcđích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng câylâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địaphương.

Đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhântrả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nôngnghiệp thu hồi là nguồn để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụngvào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

Đối với những nơi đã để lại quỹ đất nông nghiệp sửdụng vào mục đích công ích vượt quá 5% thì diện tích ngoài mức 5% được sử dụngđể xây dựng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trìnhcông cộng của địa phương; giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nôngnghiệp, nuôi trồng thủy sản tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đấtsản xuất.

2. Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích côngích của xã, phường, thị trấn để sử dụng vào các mục đích sau đây:

a) Xây dựng các công trình công cộng của xã,phường, thị trấn bao gồm công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giảitrí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trìnhcông cộng khác theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Bồi thường cho người có đất được sử dụng để xâydựng các công trình công cộng quy định tại điểm a khoản này;

c) Xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

3. Đối với diện tích đất chưa sử dụng vào các mụcđích quy định tại khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã cho hộ gia đình,cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theohình thức đấu giá để cho thuê. Thời hạn sử dụng đất đối với mỗi lần thuê khôngquá 05 năm.

Tiền thu được từ việc cho thuê đất thuộc quỹ đấtnông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích phải nộp vào ngân sách nhà nước do Ủyban nhân dân cấp xã quản lý và chỉ được dùng cho nhu cầu công ích của xã,phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

4. Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích côngích của xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất quản lý, sửdụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt.

Điều 133. Đất nôngnghiệp do tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầutư nước ngoài sử dụng

1. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nướcngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu sử dụng đất để sản xuấtnông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối thì được Nhà nước xemxét cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.

2. Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập đãđược Nhà nước giao đất, cho thuê đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hànhđể sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp thì phải rà soát hiệntrạng sử dụng đất, lập phương án sử dụng đất. Nội dung phương án sử dụng đấtphải xác định rõ diện tích, ranh giới sử dụng, diện tích từng loại đất được giữlại sử dụng, thời hạn sử dụng đất, diện tích đất bàn giao cho địa phương.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạoviệc rà soát, phê duyệt phương án sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất theophương án sử dụng đất được phê duyệt; thu hồi diện tích đất không sử dụng, sửdụng không đúng mục đích, giao khoán, cho thuê, cho mượn trái pháp luật, bịlấn, bị chiếm để tạo quỹ đất giao, cho thuê đối với tổ chức, hộ gia đình, cánhân. Việc giao đất, cho thuê đất phải ưu tiên hộ gia đình, cá nhân là dân tộcthiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất ở địa phương.

3. Tổ chức kinh tế đã được Nhà nước giao đất khôngthu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,nuôi trồng thủy sản, làm muối trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phảichuyển sang thuê đất.

Điều 134. Đất trồng lúa

1.Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sangsử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trường hợp cần thiết phải chuyển một phầndiện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biệnpháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.

Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kếtcấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồnglúa có năng suất, chất lượng cao.

2. Người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm cảitạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; không được chuyển sang sử dụng vào mục đíchtrồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối và vào mục đíchphi nông nghiệp nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

3. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sửdụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp mộtkhoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặctăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa theo quy định của Chính phủ.

Điều135. Đất rừng sản xuất

1. Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiêncho tổ chức quản lý rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

2. Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất làrừng trồng theo quy định sau đây:

a) Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sảnxuất nông nghiệp theo hạn mức quy định tại điểm b khoản 3 Điều 129 của Luật nàyđể sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sảnxuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuêđất;

b) Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình,cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng;

c) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhànước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất theo quy định tại điểm a và điểm bkhoản này thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồngcây lâu năm.

3. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nướcngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất rừng sản xuất được kếthợp kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.

4. Đất rừng sản xuất tập trung ở những nơi xa khudân cư không thể giao trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân thì được Nhà nước giaocho tổ chức để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp với sản xuất nông nghiệp, lâmnghiệp, nuôi trồng thủy sản.

Điều 136. Đất rừngphòng hộ

1. Nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho tổ chức quảnlý rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừngtheo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phêduyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luậtvề bảo vệ và phát triển rừng.

2. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đấtrừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, pháttriển rừng; Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp chohộ gia đình, cá nhân đó sử dụng.

3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu, khảnăng bảo vệ, phát triển rừng và đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ màchưa có tổ chức quản lý và khu vực quy hoạch trồng rừng phòng hộ thì được Nhànước giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp sử dụngđất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chứckinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnhquan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.

5. Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng phònghộ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng thì được giao đất rừngphòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng; có quyền và nghĩa vụ theo quy định củaLuật bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 137. Đất rừng đặcdụng

1. Nhà nước giao đất rừng đặc dụng cho tổ chức quảnlý rừng đặc dụng để quản lý, bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đãđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mụcđích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

2. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán ngắnhạn đất rừng đặc dụng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cho hộ gia đình, cánhân chưa có điều kiện chuyển ra khỏi khu vực đó để bảo vệ rừng.

3. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán đấtrừng đặc dụng thuộc phân khu phục hồi sinh thái cho hộ gia đình, cá nhân sinhsống ổn định tại khu vực đó để bảo vệ và phát triển rừng.

4. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết địnhgiao đất, cho thuê đất vùng đệm của rừng đặc dụng đối với tổ chức, hộ gia đình,cá nhân để sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về lâm nghiệphoặc kết hợp quốc phòng, an ninh theo quy hoạch phát triển rừng của vùng đệm vàđược kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảovệ và phát triển rừng.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chứckinh tế thuê đất rừng đặc dụng thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnhquan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.

Điều 138. Đất làm muối

1. Đất làm muối được Nhà nước giao cho hộ gia đình,cá nhân trong hạn mức giao đất tại địa phương để sản xuất muối. Trường hợp sửdụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất.

Đất làm muối được Nhà nước cho thuê đối với tổ chứckinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài để thực hiện dự án đầu tư sản xuất muối.

2. Những vùng đất làm muối có năng suất, chất lượngcao phải được bảo vệ và ưu tiên cho việc sản xuất muối.

3. Nhà nước khuyến khích việc sử dụng những vùngđất có khả năng làm muối để sản xuất muối phục vụ cho nhu cầu công nghiệp vàđời sống.

Điều 139. Đất có mặtnước nội địa

1. Ao, hồ, đầm được Nhà nước giao theo hạn mức đốivới hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, sản xuấtnông nghiệp.

Ao, hồ, đầm được Nhà nước cho thuê đối với tổ chứckinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản,sản xuất nông nghiệp hoặc nông nghiệp kết hợp với mục đích phi nông nghiệp.

2. Đối với hồ, đầm thuộc địa phận nhiều xã, phường,thị trấn thì việc sử dụng do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định. Đối với hồ,đầm thuộc địa phận nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì việc sửdụng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Đối với hồ, đầm thuộc địa phậnnhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì việc sử dụng do Chính phủ quyđịnh.

Điều 140. Đất có mặtnước ven biển

1. Đất có mặt nước ven biển được Nhà nước cho thuêđối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nướcngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sử dụng vào mục đích nuôi trồngthủy sản, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, phi nông nghiệp.

2. Việc sử dụng đất có mặt nước ven biển theo quyđịnh sau đây:

a) Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơquan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Bảo vệ đất, làm tăng sự bồi tụ đất ven biển;

c) Bảo vệ hệ sinh thái, môi trường và cảnh quan;

d) Không cản trở việc bảo vệ an ninh quốc gia vàgiao thông trên biển.

Điều 141. Đất bãi bồiven sông, ven biển

1. Đất bãi bồi ven sông, ven biển bao gồm đất bãibồi ven sông, đất cù lao trên sông, đất bãi bồi ven biển và đất cù lao trênbiển.

2. Đất bãi bồi ven sông, ven biển thuộc địa phậnxã, phường, thị trấn nào thì do Ủy ban nhân dân cấp xã đó quản lý.

Đất bãi bồi ven sông, ven biển thường xuyên đượcbồi tụ hoặc thường bị sạt lở do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý và bảo vệ.

3. Đất bãi bồi ven sông, ven biển được Nhà nước chothuê đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ởnước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư sảnxuất, kinh doanh nông nghiệp, phi nông nghiệp.

4. Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đấtbãi bồi ven sông, ven biển trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành để sử dụngvào mục đích nông nghiệp thì được tiếp tục sử dụng trong thời hạn giao đất cònlại. Khi hết thời hạn giao đất, nếu có nhu cầu sử dụng đất, phù hợp với quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt vàkhông vi phạm pháp luật về đất đai thì Nhà nước xem xét cho thuê đất.

5. Nhà nước khuyến khích tổ chức kinh tế, hộ giađình, cá nhân đầu tư đưa đất bãi bồi ven sông, ven biển vào sử dụng.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 142. Đất sử dụngcho kinh tế trang trại

1. Nhà nước khuyến khích hình thức kinh tế trang trạicủa hộ gia đình, cá nhân nhằm khai thác có hiệu quả đất đai để phát triển sảnxuất, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nôngnghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối gắn với dịch vụ, chế biến vàtiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

2. Đất sử dụng cho kinh tế trang trại gồm đất đượcNhà nước giao không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất cho hộ giađình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản,làm muối quy định tại Điều 129 của Luật này; đất do Nhà nước cho thuê; đất dothuê, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho; đất do nhận khoán của tổchức; đất do hộ gia đình, cá nhân góp.

3. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm kinh tếtrang trại được chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất theo quy định của phápluật.

4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất làm kinhtế trang trại phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nướccó thẩm quyền phê duyệt, không có tranh chấp thì được tiếp tục sử dụng theo quyđịnh sau đây:

a) Trường hợp đất được giao không thu tiền sử dụngđất trong hạn mức cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâmnghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật nàythì được tiếp tục sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này;

b) Trường hợp đất được giao không thu tiền sử dụngđất cho hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,nuôi trồng thủy sản, làm muối khi hết thời hạn được giao thì phải chuyển sangthuê đất;

c) Trường hợp sử dụng đất do được Nhà nước chothuê, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, được tặng cho, nhận khoán của tổ chức;do hộ gia đình, cá nhân góp vốn thì được tiếp tục sử dụng theo quy định củaLuật này.

5. Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức kinh tế trangtrại để bao chiếm, tích tụ đất đai không vì mục đích sản xuất.

MỤC 3. ĐẤT PHI NÔNGNGHIỆP

Điều 143. Đất ở tạinông thôn

1. Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tạinông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống,vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạchsử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nướccó thẩm quyền phê duyệt.

2. Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạchphát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy bannhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làmnhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợpvới điều kiện và tập quán tại địa phương.

3. Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình côngcộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhândân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.

4. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho nhữngngười sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất trong những khu dân cưsẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.

Điều 144. Đất ở tại đôthị

1. Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở,xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đấtthuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựngđô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sửdụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảođảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại.

3. Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất để xây dựngnhà ở tại đô thị, có chính sách tạo điều kiện để những người sống ở đô thị cóchỗ ở.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sửdụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mứcđất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợpchưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tốithiểu được tách thửa đối với đất ở.

5. Việc chuyển đất ở sang đất xây dựng cơ sở sảnxuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạchxây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủcác quy định về trật tự, an toàn, bảo vệ môi trường đô thị.

Điều 145. Đất xây dựngkhu chung cư

1. Đất xây dựng khu chung cư bao gồm đất để xâydựng nhà chung cư, xây dựng các công trình phục vụ trực tiếp cho đời sống củanhững hộ gia đình trong nhà chung cư và các công trình phục vụ cộng đồng theoquy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Việc quy hoạch đất xây dựng khu chung cư phảibảo đảm đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, bảo vệ môi trường.

3. Chính phủ quy định chi tiết chế độ sử dụng đấtxây dựng khu chung cư.

Điều 146. Đất sử dụngđể chỉnh trang, phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn

1. Đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển đô thịgồm đất chỉnh trang khu vực nội thành, nội thị hiện có; đất được quy hoạch đểmở rộng đô thị hoặc phát triển đô thị mới.

Đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển khu dân cưnông thôn gồm đất chỉnh trang trong khu dân cư hiện có, đất thuộc quỹ đất nôngnghiệp sử dụng vào mục đích công ích, đất được quy hoạch để mở rộng khu dân cưnông thôn.

2. Việc sử dụng đất để chỉnh trang, phát triển đôthị, khu dân cư nông thôn phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quyhoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quannhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng do cơquan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc lập vàgiao cho tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án theo quy định của pháp luật để chỉnhtrang hoặc xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới. Đất cho các dự ánnày phải được phân bổ đồng bộ trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho toànkhu vực, bao gồm đất sử dụng để xây dựng kết cấu hạ tầng, đất ở, đất xây dựngcác công trình công cộng, công trình sự nghiệp, đất thương mại, dịch vụ, đất cơsở sản xuất phi nông nghiệp.

Khi thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng,chỉnh trang khu đô thị, khu dân cư nông thôn, Nhà nước chủ động thu hồi đất,bao gồm đất để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng và đất vùng phụ cận theo quyhoạch và kế hoạch sử dụng đất.

4. Cộng đồng dân cư xây dựng, chỉnh trang các côngtrình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góphoặc Nhà nước hỗ trợ thì việc tự nguyện góp quyền sử dụng đất, bồi thường hoặchỗ trợ do cộng đồng dân cư và người sử dụng đất đó thỏa thuận.

Điều 147. Đất xây dựngtrụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

1. Đất xây dựng trụ sở cơ quan gồm đất trụ sở cơquan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.

2. Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xâydựng các công trình sự nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực về kinh tế, văn hóa,xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môitrường, ngoại giao và các công trình sự nghiệp khác.

3. Việc sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2Điều này phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựngđô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền phê duyệt.

4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được giao đất,cho thuê đất có trách nhiệm bảo toàn diện tích đất được giao, được thuê và phảisử dụng đất đúng mục đích.

Nghiêm cấm việc sử dụng đất xây dựng trụ sở cơquan, xây dựng công trình sự nghiệp vào mục đích khác.

5. Nhà nước khuyến khích việc sử dụng đất vào mụcđích phát triển văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa họcvà công nghệ, môi trường.

Điều 148. Đất sử dụngvào mục đích quốc phòng, an ninh

1. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh baogồm đất sử dụng vào các mục đích quy định tại Điều 61 của Luật này.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lýnhà nước đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thuộc địa bànquản lý hành chính của địa phương.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm phối hợpvới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất vào mục đích quốc phòng, an ninh bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triểnkinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; rà soát, xác định ranh giới đấtsử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh; xác định vị trí, diện tích đất quốcphòng, an ninh không còn nhu cầu sử dụng, sử dụng không đúng mục đích để bàngiao cho địa phương quản lý, sử dụng.

3. Đối với những khu vực nằm trong quy hoạch sửdụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh nhưng chưa có nhu cầu sử dụng vào mụcđích quốc phòng, an ninh thì người đang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đếnkhi có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng khôngđược làm biến dạng địa hình tự nhiên.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 149. Đất khu côngnghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề

1. Việc sử dụng đất xây dựng khu công nghiệp, khuchế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnphê duyệt.

Khi quy hoạch, thành lập khu công nghiệp, khu chếxuất phải đồng thời lập quy hoạch, xây dựng khu nhà ở, công trình công cộng nằmngoài khu công nghiệp, khu chế xuất phục vụ đời sống người lao động làm việctrong khu công nghiệp, khu chế xuất.

2. Nhà nước cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế,người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đểđầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp,khu chế xuất. Đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thìngười được Nhà nước cho thuê đất có quyền cho thuê lại đất với hình thức trảtiền thuê đất hàng năm; đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất mộtlần cho cả thời gian thuê thì người được Nhà nước cho thuê đất có quyền chothuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặctrả tiền thuê đất hàng năm.

Nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất đối với diệntích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp, cụm côngnghiệp, khu chế xuất.

3. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vàosản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất đượcthuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế khác, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựngkinh doanh kết cấu hạ tầng và có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Trường hợp thuê lại đất trả tiền thuê đất mộtlần cho cả thời gian thuê thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 174của Luật này;

b) Trường hợp thuê lại đất trả tiền thuê đất hàngnăm thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 175 của Luật này.

4. Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụmcông nghiệp, khu chế xuất phải sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định, đượccấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất và có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này.

5. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư sản xuất, kinh doanh trong khu côngnghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất đã được Nhà nước giao đất, nhận chuyểnnhượng quyền sử dụng đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế khác,người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầngkhu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất trước ngày Luật này có hiệu lựcthi hành thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn còn lại của dự án mà khôngphải chuyển sang thuê đất. Khi hết thời hạn thực hiện dự án nếu có nhu cầu đượcNhà nước xem xét cho thuê đất theo quy định của Luật này.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 150. Đất sử dụngcho khu công nghệ cao

1. Đất sử dụng cho khu công nghệ cao theo quyếtđịnh thành lập của Thủ tướng Chính phủ bao gồm các loại đất có chế độ sử dụngkhác nhau phục vụ sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao; nghiên cứu pháttriển và ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao.

Khi quy hoạch, thành lập khu công nghệ cao phảiđồng thời lập quy hoạch, xây dựng khu nhà ở, công trình công cộng nằm ngoài khucông nghệ cao để phục vụ đời sống chuyên gia, người lao động làm việc trong khucông nghệ cao.

2. Ban quản lý khu công nghệ cao được Ủy ban nhândân cấp tỉnh giao đất khu công nghệ cao. Ban quản lý khu công nghệ cao được chothuê đất đối với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất trong khu công nghệ cao theo quyđịnh của Luật này.

3. Ban quản lý khu công nghệ cao lập quy hoạch chitiết xây dựng của khu công nghệ cao và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cóđất phê duyệt.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đất cho Ban quản lýkhu công nghệ cao để tổ chức xây dựng, phát triển khu công nghệ cao theo quyhoạch đã được phê duyệt.

4. Người sử dụng đất được Ban quản lý khu công nghệcao cho thuê đất trong khu công nghệ cao có các quyền và nghĩa vụ như được Nhànước cho thuê đất theo quy định của Luật này.

5. Doanh nghiệp phát triển khu công nghệ cao, doanhnghiệp phát triển hạ tầng được Ban quản lý khu công nghệ cao cho thuê đất;người có nhu cầu sử dụng đất trong khu công nghệ cao được thuê lại đất củadoanh nghiệp phát triển khu công nghệ cao, doanh nghiệp phát triển hạ tầng.

6. Người sử dụng đất trong khu công nghệ cao phảisử dụng đất đúng mục đích đã được ghi trong hợp đồng thuê đất, được cấp Giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất và có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này.

Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất trongkhu công nghệ cao thì người nhận chuyển nhượng phải tiếp tục sử dụng đất đúngmục đích đã được xác định.

7. Nhà nước khuyến khích tổ chức, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựngkinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghệ cao và khuyến khích tổ chức, cánhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài sử dụng đất vào mục đích phát triển khoa học và công nghệ.

8. Việc xác định giá cho thuê đất và tính thu tiềnthuê đất trong khu công nghệ cao thực hiện theo quy định của Luật này.

Điều 151. Đất sử dụngcho khu kinh tế

1. Đất sử dụng cho khu kinh tế bao gồm đất để xâydựng khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu được thành lập theo quyết định của Thủtướng Chính phủ. Đất sử dụng cho khu kinh tế là diện tích đất sử dụng cho cáckhu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu côngnghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính vàcác khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế nhằm tạo môitrường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Việc xây dựng, mở mới các khu kinh tế phải phù hợpvới quy hoạch tổng thể hệ thống các khu kinh tế trong cả nước.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đất cho Ban quảnlý khu kinh tế để tổ chức xây dựng khu kinh tế theo kế hoạch sử dụng đất đãđược phê duyệt trong quy hoạch chi tiết xây dựng của khu kinh tế.

3. Ban quản lý khu kinh tế có trách nhiệm thực hiệnviệc bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất được cơ quan nhànước có thẩm quyền thu hồi để giao cho mình trước khi giao lại đất, cho thuêđất. Ban quản lý khu kinh tế được giao lại đất có thu tiền sử dụng đất, giaolại đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất cho người có nhu cầu sử dụngđất trong các khu chức năng của khu kinh tế theo quy định tại các Điều 54, 55và 56 của Luật này.

Thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh trongkhu kinh tế là không quá 70 năm.

4. Người sử dụng đất trong khu kinh tế được đầu tưxây dựng kinh doanh nhà ở, kết cấu hạ tầng, được sản xuất, kinh doanh, hoạtđộng dịch vụ và có các quyền, nghĩa vụ như sau:

a) Trường hợp được Ban quản lý khu kinh tế giao lạiđất trong khu kinh tế thì có các quyền và nghĩa vụ như được Nhà nước giao đấttheo quy định của Luật này;

b) Trường hợp được Ban quản lý khu kinh tế cho thuêđất trong khu kinh tế thì có các quyền và nghĩa vụ như được Nhà nước cho thuêđất theo quy định của Luật này.

5. Nhà nước khuyến khích đầu tư xây dựng kinh doanhkết cấu hạ tầng trong khu kinh tế và khuyến khích sử dụng đất vào mục đích pháttriển kinh tế.

6. Chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của ngườisử dụng đất trong khu kinh tế được áp dụng đối với từng loại đất theo quy địnhcủa Luật này.

7. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong khu kinh tếđã được Nhà nước giao đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chứckinh tế khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước ngày Luật này có hiệulực thi hành thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn còn lại của dự án,không phải chuyển sang thuê đất. Khi hết thời hạn thực hiện dự án, nếu có nhucầu được Ban quản lý khu kinh tế xem xét cho thuê đất theo quy định của Luậtnày.

8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 152. Đất sử dụngcho hoạt động khoáng sản

1. Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản bao gồm đấtđể thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và khu vực các công trình phụ trợcho hoạt động khoáng sản và hành lang an toàn trong hoạt động khoáng sản.

2. Đất để thăm dò, khai thác khoáng sản được Nhànước cho thuê đối với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài,doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép thực hiện dự án thăm dò, khaithác khoáng sản.

Đất để làm mặt bằng chế biến khoáng sản thuộc loạiđất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có chế độ sử dụng đất như đất thươngmại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp quy định tại Điều 153 của Luậtnày.

3. Việc sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản phảituân theo các quy định sau đây:

a) Có giấy phép hoạt động khoáng sản và quyết địnhcho thuê đất để thăm dò, khai thác khoáng sản hoặc quyết định cho thuê đất đểlàm mặt bằng chế biến khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quyđịnh của Chính phủ;

b) Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lýchất thải và các biện pháp khác để không gây thiệt hại cho người sử dụng đấttrong khu vực và xung quanh;

c) Sử dụng đất phù hợp với tiến độ thăm dò, khaithác khoáng sản; người sử dụng đất có trách nhiệm trả lại đất đúng với tiến độthăm dò, khai thác khoáng sản và trạng thái lớp đất mặt được quy định trong hợpđồng thuê đất;

d)Trường hợp thăm dò, khai thác khoáng sản mà không sử dụng lớp đất mặt hoặckhông ảnh hưởng đến việc sử dụng mặt đất thì không phải thuê đất mặt.

Điều 153. Đất thươngmại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

1. Đất thương mại, dịch vụ bao gồm đất xây dựng cơsở kinh doanh thương mại, dịch vụ và các công trình khác phục vụ cho kinhdoanh, thương mại, dịch vụ.

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp bao gồm đất đểxây dựng các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp, cụm côngnghiệp, khu chế xuất.

2. Việc sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sởsản xuất phi nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quyhoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quannhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định về bảo vệ môi trường.

3. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụngđất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thứcNhà nước cho thuê đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất, thuê đất, thuê lại đất,nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhânkhác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầngcủa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đấtthương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức Nhànước cho thuê đất; thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cánhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khác; thuê lại đất gắn với kết cấu hạtầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Người Việt Nam định cư ở nướcngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này còn được nhậnthừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất để làm mặt bằng xây dựng cơ sở sảnxuất phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đấtthương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức Nhànước cho thuê đất; thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài.

Điều154. Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

1. Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm baogồm đất, đất có mặt nước để khai thác nguyên liệu và đất làm mặt bằng để chếbiến, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.

Việc sử dụng đất để khai thác nguyên liệu cho sảnxuất gạch ngói, làm đồ gốm phải tận dụng các loại đất đồi, gò không canh tác,đất bãi hoang, đất lòng sông hoặc ao, hồ cần khơi sâu, đất ven sông ngòi khôngsản xuất nông nghiệp, đất đê bối không còn sử dụng, đất do cải tạo đồng ruộng.

2. Đất, đất có mặt nước để khai thác nguyên liệuđược Nhà nước cho thuê đối với hộ gia đình, cá nhân được phép khai thác nguyênliệu để sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đối với tổ chức kinh tế, ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phépthực hiện dự án đầu tư khai thác nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng, làmđồ gốm.

Đất để làm mặt bằng sản xuất vật liệu xây dựng, làmđồ gốm thuộc loại đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có chế độ sử dụngđất như đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp quy địnhtại Điều 153 của Luật này.

3. Việc sử dụng đất để sản xuất vật liệu xây dựng,làm đồ gốm phải tuân theo các quy định sau đây:

a) Có quyết định cho thuê đất vào mục đích khaithác nguyên liệu, chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm của cơ quannhà nước có thẩm quyền;

b) Thực hiện các biện pháp cần thiết để không gâythiệt hại cho sản xuất, đời sống và ảnh hưởng xấu đến môi trường, dòng chảy,giao thông;

c) Người sử dụng đất có trách nhiệm trả lại đấtđúng với tiến độ khai thác nguyên liệu và trạng thái mặt đất được quy địnhtrong hợp đồng thuê đất.

4.Nghiêm cấm sử dụng những loại đất sau đây để khai thác làm nguyên liệu cho sảnxuất gạch ngói, làm đồ gốm:

a) Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắngcảnh đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương quyết định bảo vệ;

b) Đất nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàncông trình.

5. Trong quá trình sử dụng đất để khai thác nguyênliệu cho sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm, người sử dụng đất phải áp dụng cácbiện pháp công nghệ thích hợp để khai thác, sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm; phảithực hiện các biện pháp cần thiết để không gây thiệt hại cho sản xuất, đời sốngcủa những người sử dụng đất xung quanh và không ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Điều155. Đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất để thực hiện dự án xây dựng -chuyển giao và dự án xây dựng – kinh doanh – chuyển giao

1. Việc sử dụng đất vào mục đích công cộng phải phùhợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạchxây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phêduyệt.

2. Đối với đất sử dụng vào mục đích công cộng phảilập quy hoạch chi tiết xây dựng, trong đó phân định rõ các khu chức năng sửdụng vào mục đích công cộng không có mục đích kinh doanh và các khu chức năngsử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh.

Đối với đất thuộc khu chức năng không có mục đíchkinh doanh thì Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất theo quy định tạiĐiều 54 của Luật này; có mục đích kinh doanh thì Nhà nước cho thuê đất theo quyđịnh tại Điều 56 của Luật này.

3. Nhà nước giao cho nhà đầu tư quản lý diện tíchđất để thực hiện dự án xây dựng – chuyển giao (BT); giao đất hoặc cho thuê đấtđối với nhà đầu tư để thực hiện dự án xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT)và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về đầu tư.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều156. Đất cảng hàng không, sân bay dân dụng

1. Đất phục vụ cho hoạt động hàng không dân dụngtại cảng hàng không, sân bay bao gồm:

a) Đất xây dựng trụ sở các cơ quan quản lý nhà nướchoạt động thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay;

b) Đất xây dựng các hạng mục thuộc kết cấu hạ tầngcảng hàng không, sân bay gồm đất để xây dựng đường cất hạ cánh, đường lăn, sânđỗ tàu bay, cơ sở bảo đảm hoạt động bay, bảo đảm an ninh hàng không, khẩn nguysân bay, hàng rào, đường công vụ, đường giao thông nội cảng và các công trình,khu phụ trợ khác của sân bay;

c) Đất xây dựng cơ sở, công trình phục vụ kinhdoanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay;

d) Đất xây dựng công trình phục vụ kinh doanh dịchvụ phi hàng không.

2. Cảng vụ hàng không được Ủy ban nhân dân cấp tỉnhgiao đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch cảng hàng không, sânbay đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phục vụ hoạt độnghàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay được cấp cho Cảng vụ hàngkhông.

3. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đượccơ quan quản lý nhà nước về hàng không dân dụng phê duyệt, Cảng vụ hàng khônggiao đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định sau đây:

a) Giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đấtquy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;

b) Cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm đối vớiđất quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này. Việc tính tiền thuê đất vàthu tiền thuê đất được thực hiện theo quy định của Luật này.

4. Tổ chức, cá nhân sử dụng đất tại cảng hàngkhông, sân bay có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Sử dụng đất đúng mục đích; không được chuyểnđổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốnbằng quyền sử dụng đất;

b) Được dùng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liềnvới đất thuê để thế chấp tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;được bán, cho thuê tài sản, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liềnvới đất thuê.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 157. Đấtxây dựng các công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn

1. Đất xây dựng công trình công cộng có hành langbảo vệ an toàn bao gồm đất xây dựng các hệ thống giao thông, thủy lợi, đê điều,hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống dẫnđiện, dẫn xăng dầu, dẫn khí, thông tin liên lạc và đất thuộc hành lang bảo vệan toàn các công trình này.

2. Việc sử dụng đất xây dựng công trình công cộngcó hành lang bảo vệ an toàn phải bảo đảm kết hợp khai thác cả phần trên khôngvà trong lòng đất, bố trí kết hợp các loại công trình trên cùng một khu đấtnhằm tiết kiệm đất và phải tuân theo các quy định của pháp luật chuyên ngành cóliên quan về bảo vệ an toàn công trình.

3. Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhậnmà đất đó nằm trong hành lang bảo vệ an toàn công trình thì được tiếp tục sửdụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việcbảo vệ an toàn công trình.

Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việcbảo vệ an toàn công trình thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biệnpháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thườngtheo quy định của pháp luật.

4. Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình cóhành lang bảo vệ an toàn có trách nhiệm công bố công khai mốc giới hành langbảo vệ an toàn công trình, chịu trách nhiệm chính về việc bảo vệ an toàn côngtrình; trường hợp hành lang bảo vệ an toàn công trình bị lấn, chiếm, sử dụngtrái phép thì phải kịp thời báo cáo và yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cóhành lang bảo vệ an toàn bị lấn, chiếm, sử dụng trái phép để xử lý.

5. Ủy ban nhân dân các cấp nơi có công trình cóhành lang bảo vệ an toàn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức trực tiếpquản lý công trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ an toàn côngtrình; công bố công khai mốc giới sử dụng đất trong hành lang bảo vệ an toàncông trình; kịp thời xử lý những trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép hànhlang bảo vệ an toàn công trình.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 158. Đất có ditích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh

1. Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắngcảnh đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bảo vệ thìphải được quản lý nghiêm ngặt theo quy định sau đây:

a) Đối với đất có di tích lịch sử – văn hóa, danhlam thắng cảnh do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trực tiếpquản lý theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa thì tổ chức, hộ gia đình,cá nhân, cộng đồng dân cư đó chịu trách nhiệm chính trong việc sử dụng đất códi tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;

b) Đối với đất có di tích lịch sử – văn hóa, danhlam thắng cảnh không thuộc quy định tại điểm a khoản này thì Ủy ban nhân dâncấp xã nơi có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh chịu trách nhiệmchính trong việc quản lý diện tích đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lamthắng cảnh;

c) Đối với đất có di tích lịch sử – văn hóa, danhlam thắng cảnh bị lấn, bị chiếm, sử dụng không đúng mục đích, sử dụng trái phápluật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất có trách nhiệm phát hiện,ngăn chặn và xử lý kịp thời.

2. Trong trường hợp đặc biệt cần thiết phải sử dụngđất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh vào mục đích khác thìviệc chuyển mục đích phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đượccơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải có văn bản chấp thuận của cơquan nhà nước có thẩm quyền quyết định xếp hạng đối với di tích lịch sử – vănhóa, danh lam thắng cảnh đó.

Điều 159. Đất cơ sở tôngiáo

1. Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ,nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạoriêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáođược Nhà nước cho phép hoạt động.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sáchtôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nướccó thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo.

Điều 160. Đất tínngưỡng

1. Đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình,đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.

2. Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích,phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quyhoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phêduyệt.

3. Việc xây dựng, mở rộng các công trình đình, đền,miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng phải được phép của cơ quan nhànước có thẩm quyền.

Điều 161. Đất xây dựngcông trình ngầm

1. Việc sử dụng đất để xây dựng công trình ngầmphải phù hợp với quy hoạch xây dựng công trình ngầm, quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất và các quy hoạch khác có liên quan đã được cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất,cho thuê đất để xây dựng công trình ngầm theo quy định của Chính phủ.

Điều 162. Đất làm nghĩatrang, nghĩa địa

1. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải quy hoạchthành khu tập trung, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, xa khu dân cư, thuậntiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh, bảo đảm môi trường và tiếtkiệm đất.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức đất và chếđộ quản lý việc xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang,nghĩa địa bảo đảm tiết kiệm và có chính sách khuyến khích việc an táng không sửdụng đất.

3. Nghiêm cấm việc lập nghĩa trang, nghĩa địa tráivới quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phêduyệt.

Điều 163. Đất sông,ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng

1. Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu đã xác định,đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng được quản lý và sửdụng theo quy định sau đây:

a) Nhà nước giao cho tổ chức để quản lý kết hợp sửdụng, khai thác đất có mặt nước chuyên dùng vào mục đích phi nông nghiệp hoặcphi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng và khai thác thủy sản;

b) Nhà nước cho thuê đất sông, ngòi, kênh, rạch,suối thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhânđể nuôi trồng thủy sản;

c) Nhà nước cho thuê đất sông, ngòi, kênh, rạch,suối thu tiền thuê đất hàng năm đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài,doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thủysản.

2. Việc khai thác, sử dụng đất sông, ngòi, kênh,rạch, suối và mặt nước chuyên dùng phải bảo đảm không ảnh hưởng đến mục đích sửdụng chủ yếu đã được xác định; phải tuân theo quy định về kỹ thuật của cácngành, lĩnh vực có liên quan và các quy định về bảo vệ cảnh quan, môi trường;không làm cản trở dòng chảy tự nhiên; không gây cản trở giao thông đường thủy.

MỤC 4. ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG

Điều 164. Quản lý đấtchưa sử dụng

1. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý,bảo vệ đất chưa sử dụng tại địa phương và đăng ký vào hồ sơ địa chính.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý đất chưa sửdụng tại các đảo chưa có người ở.

3. Việc quản lý đất chưa sử dụng được thực hiệntheo quy định của Chính phủ.

Điều 165. Đưa đất chưasử dụng vào sử dụng

1. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đãđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp có kếhoạch đầu tư, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất để đưa đất chưa sử dụng vào sửdụng.

2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cánhân đầu tư để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Đối với diện tích đất được quy hoạch sử dụng vàomục đích nông nghiệp thì ưu tiên giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sảnxuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại địa phương chưađược giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.

Chương 11.

QUYỀNVÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT

MỤC 1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 166. Quyền chungcủa người sử dụng đất

1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trênđất.

3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nướcphục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việccải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạmquyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

6. Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theoquy định của Luật này.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi viphạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm phápluật về đất đai.

Điều 167. Quyền chuyểnđổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, gópvốn quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyềnchuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp,góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.

2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụngđất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:

a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhânthì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theoquy định của Luật này.

Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thànhviên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổchức kinh tế theo quy định của Luật này;

b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sửdụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từngthành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất củamình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định củaLuật này.

Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụngđất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiệnquyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.

3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bảnthực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, gópvốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phảiđược công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quyđịnh tại điểm b khoản này;

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụngđất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyềnsử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sửdụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặccác bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản đượccông chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sửdụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quyđịnh của pháp luật về dân sự;

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hànhnghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Điều 168. Thời điểmđược thực hiện các quyền của người sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyềnchuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sửdụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụngđất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyếtđịnh giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thìngười sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiệnđể cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất.

Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiệnnghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xongnghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền.

2. Thời điểm người thực hiện chuyển nhượng quyền sửdụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc cho thuê;chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời chuyển nhượng toàn bộ dự án đối vớidự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê sau khi cóGiấy chứng nhận và có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 194 của Luật này.

Điều 169. Nhận quyền sửdụng đất

1. Người nhận quyền sử dụng đất được quy định nhưsau:

a) Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển quyền sửdụng đất nông nghiệp thông qua chuyển đổi quyền sử dụng đất quy định tại điểm bkhoản 1 Điều 179 của Luật này;

b) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhậnchuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừtrường hợp quy định tại Điều 191 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nướcngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sửdụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệcao, khu kinh tế. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượngvốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ;

c) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cưđược nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận tặng cho quyền sử dụng đấttheo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 và điểm e khoản 1 Điều 179 của Luậtnày, trừ trường hợp quy định tại Điều 191 của Luật này;

d) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cưđược nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế quyền sử dụng đất;

đ) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diệnđược sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhậnchuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế,nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sửdụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;

e) Tổ chức kinh tế, doanh nghiệp liên doanh nhậnchuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

g) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư,cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đấtthông qua việc Nhà nước giao đất; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhậnquyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầutư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;

h) Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủtài chính, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giaođược nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước cho thuê đất;

i) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư,cơ sở tôn giáo được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước công nhậnquyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định;

k) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận quyền sửdụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dâncấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ;quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai,khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyếtđịnh thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhậnkết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; văn bản về việc chiatách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhómngười có quyền sử dụng đất chung;

l) Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, được nhậnquyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy bannhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩmquyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyếtđịnh hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thihành án đã được thi hành;

m) Tổ chức là pháp nhân mới được hình thành thôngqua việc chia tách hoặc sáp nhập theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩmquyền hoặc văn bản về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức kinh tế phù hợp vớipháp luật được nhận quyền sử dụng đất từ các tổ chức là pháp nhân bị chia táchhoặc sáp nhập.

2. Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượngquyền sử dụng đất không phụ thuộc vào nơi cư trú, trừ trường hợp quy định tạikhoản 3 và khoản 4 Điều 191 và Điều 192 của Luật này.

Điều 170. Nghĩa vụchung của người sử dụng đất

1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửađất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không,bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định kháccủa pháp luật có liên quan.

2. Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủthủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặngcho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy địnhcủa pháp luật.

3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định củapháp luật.

4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.

5. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường,không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.

6. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìmthấy vật trong lòng đất.

7. Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồiđất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyềngia hạn sử dụng.

Điều 171. Quyền sử dụnghạn chế đối với thửa đất liền kề

1. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kềbao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác;cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiếtkhác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.

2. Việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửađất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăngký theo quy định tại Điều 95 của Luật này.

Điều172. Quyền lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất

1. Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tựchủ tài chính, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này đượclựa chọn hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc thuê đất trả tiềnthuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

2. Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tựchủ tài chính, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuêđất hàng năm được chuyển sang thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thờigian thuê và phải xác định lại giá đất cụ thể để tính tiền thuê đất tại thờiđiểm có quyết định cho phép chuyển sang thuê đất theo hình thức trả tiền thuêđất một lần cho cả thời gian thuê theo quy định của Luật này.

MỤC 2. QUYỀN VÀ NGHĨAVỤ CỦA TỔ CHỨC SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 173. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhànước giao đất không thu tiền sử dụng đất

1. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sửdụng đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luậtnày.

2. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sửdụng đất không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sửdụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được bồi thường vềđất khi Nhà nước thu hồi đất.

Điều 174. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhànước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lầncho cả thời gian thuê

1. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thutiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuêcó quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này.

2. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thutiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuêngoài quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có các quyền sau đây:

a) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộcsở hữu của mình gắn liền với đất;

b) Cho thuê quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữucủa mình gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiềnsử dụng đất; cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắnliền với đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đấtmột lần cho cả thời gian thuê;

c) Tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước; tặngcho quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụlợi ích chung của cộng đồng; tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quyđịnh của pháp luật;

d) Thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộcsở hữu của mình gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt độngtại Việt Nam;

đ) Góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sởhữu của mình gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cánhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính đượcNhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà tiềnthuê đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì có quyền và nghĩavụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; việc thực hiện các quyền phải đượcsự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tàichính được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gianthuê mà tiền thuê đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì có quyền vànghĩa vụ quy định tại Điều 173 của Luật này.

4. Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sửdụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưngđược miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có các quyền và nghĩa vụsau đây:

a) Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đấtđể thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở mà được miễn hoặc giảm tiền sửdụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật vềđất đai như trường hợp không được miễn hoặc không được giảm tiền sử dụng đất,tiền thuê đất;

b) Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đấtđể thực hiện dự án đầu tư vì mục đích lợi nhuận không thuộc trường hợp quy địnhtại điểm a khoản này mà được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyềnvà nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai như trường hợp không đượcmiễn hoặc không được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với loại đất cómục đích sử dụng tương ứng;

c) Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đấtđể thực hiện dự án đầu tư vì mục đích lợi nhuận không thuộc trường hợp quy địnhtại điểm a khoản này mà được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyềnvà nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai như trường hợp Nhà nước chothuê đất trả tiền thuê đất hàng năm đối với loại đất có mục đích sử dụng tươngứng.

Điều 175. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, tổchức sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm

1. Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập đượcNhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có các quyền và nghĩa vụ sauđây:

a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 vàĐiều 170 của Luật này;

b) Thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liềnvới đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

c) Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền vớiđất thuê khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 189 của Luật này; người mua tàisản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;

d) Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắnliền với đất thuê; người nhận góp vốn bằng tài sản được Nhà nước tiếp tục chothuê đất theo mục đích đã được xác định;

đ) Cho thuê lại quyền sử dụng đất theo hình thứctrả tiền thuê đất hàng năm đối với đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầngtrong trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng đối vớiđất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinhtế.

2. Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập sửdụng đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ngoài khu công nghiệp, cụm côngnghiệp, khu chế xuất thì có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luậtvề dân sự.

Điều 176. Quyền và nghĩa vụcủa tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sửdụng đất

1. Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụngđất, chuyển mục đích sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều166 và Điều 170 của Luật này.

2. Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụngđất có nguồn gốc do được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc Nhà nướccho thuê đất trả trước tiền một lần cho cả thời gian thuê mà tiền sử dụng đất,tiền thuê đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì có quyền vànghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 174 của Luật này.

3. Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụngđất nông nghiệp theo quy định của pháp luật thì có các quyền và nghĩa vụ sauđây:

a) Trường hợp nhận chuyển nhượng và không chuyểnmục đích sử dụng đất thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 174 củaLuật này;

b) Trường hợp nhận chuyển nhượng và chuyển mục đíchsử dụng đất mà thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đấthoặc cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì có quyềnvà nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 174 của Luật này;

c) Trường hợp nhận chuyển nhượng và chuyển mục đíchsử dụng đất mà thuộc trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đấthàng năm thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 175 của Luật này.

4. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế sử dụngđất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từđất không thu tiền sử dụng đất sang đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuêđất được quy định như sau:

a) Trường hợp tổ chức kinh tế được Nhà nước giaođất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cảthời gian thuê thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 174 của Luậtnày;

b) Trường hợp tổ chức kinh tế được Nhà nước chothuê đất thu tiền thuê đất hàng năm thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản1 Điều 175 của Luật này.

Điều 177. Quyền và nghĩa vụcủa tổ chức kinh tế nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất củatổ chức kinh tế khi giải thể, phá sản

1. Tổ chức kinh tế nhận góp vốn bằng quyền sử dụngđất của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế khác thì có quyền và nghĩa vụ quyđịnh tại Điều 174 của Luật này trong các trường hợp sau đây:

a) Đất của tổ chức kinh tế góp vốn có nguồn gốc dođược Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc được Nhà nước cho thuê đất thutiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, do nhận chuyển nhượng quyền sửdụng đất;

b) Đất của hộ gia đình, cá nhân góp vốn mà khôngphải là đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm.

2. Quyền sử dụng đất của hợp tác xã khi giải thể,phá sản thực hiện theo quy định sau đây:

a) Đối với đất được Nhà nước giao đất không thutiền sử dụng đất; được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất,do mua tài sản gắn liền với đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợppháp từ người khác mà tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền mua tài sản gắnliền với đất, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngânsách nhà nước thì Nhà nước thu hồi đất đó;

b) Đối với đất được Nhà nước giao đất có thu tiềnsử dụng đất, thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê, do mua tài sảngắn liền với đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ ngườikhác mà tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền mua tài sản gắn liền với đất,tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhànước; đất do thành viên góp quyền sử dụng vào hợp tác xã thì Nhà nước không thuhồi đất, quyền sử dụng đất đó là của hợp tác xã và được xử lý theo điều lệ củahợp tác xã, nghị quyết của đại hội thành viên.

3. Quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế là doanhnghiệp khi giải thể, phá sản được xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 178. Quyền và nghĩa vụcủa tổ chức kinh tế được thuê đất để xây dựng công trình ngầm

Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất để đầutư xây dựng công trình ngầm thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất một lầncho cả thời gian thuê thì có quyền và nghĩa vụ như tổ chức kinh tế quy định tạicác khoản 1, 2 và 4 Điều 174 của Luật này;

2. Trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng nămthì có quyền và nghĩa vụ như tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 175 củaLuật này.

MỤC 3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦAHỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN, CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 179. Quyền và nghĩa vụcủa hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệpđược Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụngđất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhànước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhậntặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 vàĐiều 170 của Luật này;

b) Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trongcùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác;

c) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy địnhcủa pháp luật;

d) Cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác, ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất;

đ) Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sửdụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ cóthành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo dichúc hoặc theo pháp luật.

Trường hợp người được thừa kế là người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật nàythì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tạikhoản 1 Điều 186 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;

e) Tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tạiđiểm c khoản 2 Điều 174 của Luật này; tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ giađình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy địnhtại khoản 1 Điều 186 của Luật này;

g) Thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụngđược phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theoquy định của pháp luật;

h) Góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tổ chức, hộgia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất,kinh doanh;

i) Trường hợp đất thuộc diện thu hồi để thực hiệndự án thì có quyền tự đầu tư trên đất hoặc cho chủ đầu tư dự án thuê quyền sửdụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với chủ đầu tư dự án để thực hiện dựán theo quy định của Chính phủ.

2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đấtthu tiền thuê đất hàng năm có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 vàĐiều 170 của Luật này;

b) Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền vớiđất thuê; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đíchđã được xác định;

c) Để thừa kế, tặng cho tài sản thuộc sở hữu củamình gắn liền với đất thuê; người nhận thừa kế, người được tặng cho tài sảnđược Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;

d) Cho thuê tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liềnvới đất thuê theo quy định của pháp luật về dân sự;

đ) Thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắnliền với đất thuê tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổchức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;

e) Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắnliền với đất thuê trong thời hạn thuê đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân,người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh; người nhậngóp vốn bằng tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã đượcxác định.

3. Hộ gia đình, cá nhân thuê lại đất trong khu côngnghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Trường hợp thuê đất, thuê lại đất trả tiền thuêđất một lần cho cả thời gian thuê thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1Điều này;

b) Trường hợp thuê đất, thuê lại đất trả tiền thuêđất hàng năm thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, chothuê đất mà được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền vànghĩa vụ như trường hợp không được miễn, không được giảm tiền sử dụng đất, tiềnthuê đất.

5. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê của tổchức, hộ gia đình, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều nàythì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự.

Điều 180. Quyền và nghĩa vụcủa hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất không thu tiềnsử dụng đất sang loại đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất

1. Hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đấttừ loại đất không thu tiền sử dụng đất sang loại đất có thu tiền sử dụng đấthoặc thuê đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 củaLuật này.

2. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sửdụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụngđất từ đất không thu tiền sử dụng đất sang đất có thu tiền sử dụng đất hoặcthuê đất được quy định như sau:

a) Trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sửdụng đất hoặc thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì cóquyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 179 của Luật này;

b) Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiềnthuê đất hàng năm thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 179 củaLuật này.

Điều 181. Quyền và nghĩa vụcủa cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất

1. Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất cóquyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này.

b) Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đấtkhông được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất;không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

MỤC 4. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦANGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI, TỔ CHỨC NƯỜC NGOÀI CÓ CHỨC NĂNG NGOẠIGIAO, DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 182. Quyền và nghĩa vụcủa tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao

1. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao sửdụng đất tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 vàĐiều 170 của Luật này;

b) Xây dựng các công trình trên đất theo giấy phépcủa cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền;

c) Sở hữu công trình do mình xây dựng trên đất thuêtrong thời hạn thuê đất.

2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì tổ chức nước ngoài cóchức năng ngoại giao có quyền và nghĩa vụ theo điều ước quốc tế đó.

Điều 183. Quyền và nghĩa vụcủa người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàisử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tưtại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam giao đất có thu tiền sử dụng đất có cácquyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 vàĐiều 170 của Luật này;

b) Quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 174của Luật này.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất thu tiềnthuê đất hàng năm có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 vàĐiều 170 của Luật này;

b) Thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắnliền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê, người nhậngóp vốn bằng tài sản được Nhà nước cho thuê đất theo đúng mục đích đã được xácđịnh trong thời hạn còn lại;

c) Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền vớiđất thuê khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 189 của Luật này;

d) Cho thuê nhà ở trong trường hợp được phép đầu tưxây dựng kinh doanh nhà ở.

3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất thu tiềnthuê đất một lần cho cả thời gian thuê; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đượcNhà nước Việt Nam giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án có cácquyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 vàĐiều 170 của Luật này;

b) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộcsở hữu của mình gắn liền với đất trong thời hạn sử dụng đất;

c) Cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, tàisản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất trong thời hạn sử dụng đất;

d) Thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộcsở hữu của mình gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt độngtại Việt Nam trong thời hạn sử dụng đất;

đ) Góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sởhữu của mình gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh trong thời hạn sửdụng đất.

4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sử dụngđất được hình thành do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp ViệtNam thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàihình thành do nhận chuyển nhượng cổ phần là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nướcngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà nhà đầu tư nước ngoài chiếmtỷ lệ cổ phần chi phối theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp thì doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2,khoản 3 Điều này tương ứng với hình thức nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;

b) Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàihình thành do nhận chuyển nhượng cổ phần là doanh nghiệp mà bên Việt Nam chiếmtỷ lệ cổ phần chi phối theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp thì doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền và nghĩa vụ như tổ chức kinh tế quyđịnh tại Điều 174 và Điều 175 của Luật này.

5. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư tạiViệt Nam được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cảthời gian thuê nhưng được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì cóquyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 4 Điều 174 của Luật này.

Điều 184. Quyền và nghĩa vụcủa doanh nghiệp liên doanh sử dụng đất do nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được chuyển đổi từ doanh nghiệp liêndoanh

1. Doanh nghiệp liên doanh giữa tổ chức nước ngoài,cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài với tổ chức kinh tế màtổ chức kinh tế góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì doanh nghiệp liên doanh cóquyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 174 của Luật này trong các trường hợp sauđây:

a) Đất của tổ chức kinh tế góp vốn do được Nhà nướcgiao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cảthời gian thuê mà tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp không có nguồn gốc từngân sách nhà nước;

b) Đất của tổ chức kinh tế góp vốn do nhận chuyểnnhượng quyền sử dụng đất không phải là đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đấthàng năm mà tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng không có nguồn gốc từ ngânsách nhà nước.

2. Doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước cho thuê đấttrước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất nhưngân sách nhà nước cấp cho doanh nghiệp, không phải ghi nhận nợ và không phảihoàn trả tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai để góp vốn liêndoanh với tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài thì doanh nghiệp liên doanh cóquyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 174 của Luật này. Giá trị quyền sử dụng đấtlà phần vốn của Nhà nước đóng góp vào doanh nghiệp liên doanh.

3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhànước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lầncho cả thời gian thuê mà góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tư cách là tổ chứckinh tế trong nước vào liên doanh với tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoàithì doanh nghiệp liên doanh có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 174 của Luậtnày.

4. Doanh nghiệp liên doanh mà bên Việt Nam góp vốnbằng quyền sử dụng đất nay chuyển thành doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài thìcó các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều183 của Luật này đối với trường hợp quyền sử dụng đất do nhận góp vốn trước đókhông thuộc trường hợp được sử dụng để thực hiện các dự án đầu tư nhà ở để bánvà doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuêđất hàng năm theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này;

b) Quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 3 Điều183 của Luật này đối với trường hợp quyền sử dụng đất do nhận góp vốn trước đókhông thuộc trường hợp được sử dụng để thực hiện các dự án đầu tư nhà ở để bánvà doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuêđất một lần cho cả thời gian thuê theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luậtnày;

c) Quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 3 Điều183 của Luật này đối với trường hợp quyền sử dụng đất do nhận góp vốn trước đóđược sử dụng để thực hiện các dự án đầu tư nhà ở để bán và doanh nghiệp 100%vốn nước ngoài được Nhà nước giao đất theo quy định tại khoản 3 Điều 55 củaLuật này.

Điều 185. Quyền và nghĩa vụcủa người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàisử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệcao, khu kinh tế

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhậnchuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chếxuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và có quyền, nghĩa vụ theo quy định tạiĐiều 174 của Luật này.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp,cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế có các quyền vànghĩa vụ sau đây:

a) Trường hợp trả tiền thuê đất, thuê lại đất mộtlần cho cả thời gian thuê, thuê lại thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều174 của Luật này;

b) Trường hợp trả tiền thuê đất, thuê lại đất hàngnăm thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 175 của Luật này.

Điều 186. Quyền và nghĩa vụvề sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tạiViệt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộcđối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc cácđối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì cóquyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữunhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụsau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 vàĐiều 170 của Luật này;

b) Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, đểthừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ởnước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắnliền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tìnhnghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật này. Trường hợp tặngcho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Namthì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụngđất ở;

c) Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ởtại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

d) Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời giankhông sử dụng.

3. Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nướcngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được muanhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điềunày thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượnghoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:

a) Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đấtthì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyểnnhượng quyền sử dụng đất;

b) Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thìngười được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó ngườinhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kếttặng cho;

c) Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưatặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có vănbản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng kýđất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.

4. Trường hợp trong số những người nhận thừa kế cóngười Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắnliền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam còn những người khác thuộc diện đượcnhận thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà chưaphân chia thừa kế quyền sử dụng đất cho từng người nhận thừa kế thì những ngườinhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ vềviệc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào sổ địa chính.

Sau khi giải quyết xong việc phân chia thừa kế thìcấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất cho người thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đối với người ViệtNam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền vớiquyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì phần thừa kế được giải quyết theo quy địnhtại khoản 3 Điều này.

5. Người nhận thừa kế trong các trường hợp quy địnhtại điểm c khoản 3 và khoản 4 Điều này được ủy quyền bằng văn bản cho ngườitrông nom hoặc tạm sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của phápluật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 187. Quyền và nghĩa vụcủa người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàithuê đất để xây dựng công trình ngầm

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng công trình ngầm được Nhà nước cho thuêđất có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất một lầncho cả thời gian thuê thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 3 và khoản 5Điều 183 của Luật này;

2. Trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng nămthì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 183 của Luật này.

MỤC 5. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁCQUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 188. Điều kiện thực hiệncác quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho,thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyềnchuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấpquyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tạikhoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 củaLuật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảmthi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điềunày, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, chothuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyềnsử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quyđịnh tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, chothuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sửdụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thờiđiểm đăng ký vào sổ địa chính.

Điều 189. Điều kiện bán, muatài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm

1. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được bántài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Tài sản gắn liền với đất thuê được tạo lập hợppháp theo quy định của pháp luật;

b) Đã hoàn thành việc xây dựng theo đúng quy hoạchxây dựng chi tiết và dự án đầu tư đã được phê duyệt, chấp thuận.

2. Người mua tài sản gắn liền với đất thuê phải bảođảm các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư;

b) Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với dự án đầutư;

c) Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đaiđối với trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự ántrước đó.

3. Người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục chothuê đất trong thời hạn sử dụng đất còn lại theo giá đất cụ thể, sử dụng đấtđúng mục đích đã được xác định trong dự án.

4. Đối với trường hợp thuê đất để thực hiện dự ánxây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng thì thực hiện theo quy định tại Điều 194của Luật này.

Điều 190. Điều kiện chuyểnđổi quyền sử dụng đất nông nghiệp

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp dođược Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, đượctặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì chỉ được chuyển đổi quyềnsử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn cho hộ gia đình, cánhân khác để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và không phải nộp thuế thu nhậptừ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ.

Điều 191. Trường hợp khôngđược nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư,cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đốivới trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sửdụng đất.

2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượngquyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ giađình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuấtnông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đấttrồng lúa.

4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyểnnhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừngphòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộcrừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụngđó.

Điều 192. Trường hợp hộ giađình, cá nhân chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trongphân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụngnhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng,tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâmnghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khuđó.

2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở,đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyểnnhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình,cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.

3. Hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số sử dụngđất do Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì được chuyểnnhượng, tặng cho quyền sử dụng đất sau 10 năm, kể từ ngày có quyết định giaođất theo quy định của Chính phủ.

Điều 193. Điều kiện nhậnchuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dựán đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhậnchuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dựán đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyềnsử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án;

2. Mục đích sử dụng đối với diện tích đất nhậnchuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

3. Đối với đất chuyên trồng lúa nước thì phải thựchiện theo quy định tại khoản 3 Điều 134 của Luật này.

Điều 194. Điều kiện chuyểnnhượng quyền sử dụng đất trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhàở; dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê

1. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự ánđầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy định củaChính phủ về điều kiện loại đô thị để cho phép chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựngkinh doanh nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lôsau khi đã hoàn thành đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và nghĩa vụ tài chính vềđất đai;

b) Đối với các dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhàở thì được chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với việc chuyển nhượng toàn bộhoặc một phần dự án khi đã có Giấy chứng nhận. Người nhận chuyển nhượng quyềnsử dụng đất phải thực hiện dự án đầu tư đúng theo tiến độ đã được phê duyệt.

2. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn vớichuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượnghoặc cho thuê phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều188 của Luật này;

b) Dự án phải xây dựng xong các công trình hạ tầngkỹ thuật tương ứng theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương 12.

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI

Điều 195. Các thủ tục hànhchính về đất đai

1. Các thủ tục hành chính về đất đai bao gồm:

a) Thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất,chuyển mục đích sử dụng đất;

b) Thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền vớiđất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất;

c) Thủ tục cấp đổi, cấp lại, đính chính, thu hồiGiấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sởhữu công trình xây dựng;

d) Thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụngđất;

đ) Thủ tục cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếmbắt buộc, cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất;

e) Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, thủ tụcgiải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính;

g) Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcđất đai.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 196. Công khai thủ tụchành chính về đất đai

1. Nội dung công khai thủ tục hành chính về đất đaibao gồm:

a) Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và trả kếtquả;

b) Thời gian giải quyết đối với mỗi thủ tục hànhchính;

c) Thành phần hồ sơ đối với từng thủ tục hànhchính;

d) Quy trình và trách nhiệm giải quyết từng loạithủ tục hành chính;

đ) Nghĩa vụ tài chính, phí và lệ phí phải nộp đốivới từng thủ tục hành chính.

2. Việc công khai về các nội dung quy định tạikhoản 1 Điều này thực hiện bằng hình thức niêm yết thường xuyên tại trụ sở cơquan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; đăng trên trang thông tin điện tử cơ sở dữliệu quốc gia về thủ tục hành chính, trang thông tin điện tử của Ủy ban nhândân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Điều 197. Thực hiện thủ tụchành chính về đất đai

1. Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạncủa mình có trách nhiệm phối hợp trong chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thựchiện thủ tục hành chính về đất đai, bảo đảm thống nhất giữa thủ tục hành chínhvề đất đai với các thủ tục hành chính khác có liên quan.

2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo,hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện thủ tục hành chính tại địa phương; quyđịnh việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan ở địa phương để giải quyết thủtục hành chính về đất đai và các thủ tục hành chính khác có liên quan.

3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hànhchính về đất đai phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định.

4. Người sử dụng đất và người khác có liên quan cótrách nhiệm thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục hành chính về đất đai và cácnghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Chương 13.

GIÁM SÁT, THANH TRA, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI,TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI

MỤC 1. GIÁM SÁT, THEO DÕI VÀĐÁNH GIÁ VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Điều 198. Giám sát của Quốchội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thànhviên của Mặt trận về việc quản lý và sử dụng đất đai

1. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp thực hiệnquyền giám sát về quản lý và sử dụng đất đai theo quy định của Hiến pháp vàLuật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy bannhân dân.

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thànhviên của Mặt trận thực hiện quyền giám sát về quản lý và sử dụng đất đai theoquy định của Hiến pháp, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và quy định khác củapháp luật có liên quan.

Điều 199. Giám sát của côngdân đối với việc quản lý, sử dụng đất đai

1. Công dân có quyền tự mình hoặc thông qua các tổchức đại diện thực hiện quyền giám sát và phản ánh các sai phạm trong quản lývà sử dụng đất đai.

2. Việc giám sát và phản ánh phải bảo đảm kháchquan, trung thực, đúng pháp luật; không được lợi dụng quyền giám sát để khiếunại, tố cáo không đúng quy định của pháp luật, làm mất trật tự xã hội; chịutrách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác các thông tin do mình phản ánh.

3. Nội dung giám sát của công dân trong quản lý vàsử dụng đất đai:

a) Việc lập, điều chỉnh, công bố, thực hiện quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất;

b) Việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mụcđích sử dụng đất;

c) Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái địnhcư;

d) Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất,cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất;

đ) Việc thu, miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuêđất, thuế liên quan đến đất đai; định giá đất;

e) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quanđến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

4. Hình thức giám sát của công dân trong quản lý vàsử dụng đất đai:

a) Trực tiếp thực hiện quyền giám sát thông quaviệc phản ánh, gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan, người có thẩm quyền giảiquyết;

b) Gửi đơn kiến nghị đến các tổ chức đại diện đượcpháp luật công nhận để các tổ chức này thực hiện việc giám sát.

5. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyềnkhi nhận được ý kiến của công dân và tổ chức đại diện cho người dân:

a) Kiểm tra, xử lý, trả lời bằng văn bản theo thẩmquyền;

b) Chuyển đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đểgiải quyết trong trường hợp không thuộc thẩm quyền;

c) Thông báo kết quả cho tổ chức, cá nhân đã phảnánh.

Điều 200. Hệ thống theo dõivà đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai

1. Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý vàsử dụng đất đai được sử dụng để đánh giá việc thi hành pháp luật về đất đai,hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, sự tác động của chính sách, pháp luật vềđất đai đến kinh tế – xã hội và môi trường trên phạm vi cả nước và các địaphương.

2. Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý vàsử dụng đất đai được xây dựng dựa trên hệ thống thông tin đất đai và việc thuthập các thông tin khác từ quá trình thi hành pháp luật về đất đai trên phạm vicả nước bao gồm:

a) Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;thống kê, kiểm kê đất đai; giá đất và thuế đất; giao đất, cho thuê đất, thu hồiđất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; việc thực hiện các dựán đầu tư có sử dụng đất; việc chấp hành pháp luật về đất đai; kiểm tra, thanhtra và xử lý vi phạm về đất đai của các cơ quan hành chính;

b) Thông tin về giải quyết tranh chấp, khiếu kiệnvề đất đai;

c) Thông tin từ quá trình giám sát việc thực thipháp luật về đất đai của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; Mặt trận Tổquốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; các tổ chức khác có liênquan và người dân;

d) Những thông tin cần thiết phải thu nhận bằng cácgiải pháp công nghệ gồm chụp ảnh mặt đất từ vệ tinh, máy bay và các phương tiệnbay khác; điều tra thực địa và các phương tiện kỹ thuật khác;

đ) Những thông tin cần thiết từ dữ liệu điều tra xãhội học về quản lý và sử dụng đất đai được thực hiện từ các hoạt động nghiêncứu, điều tra, khảo sát khác nhau và thực hiện điều tra xã hội học bổ sung khicần thiết.

3. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệmquản lý hệ thống theo dõi và đánh giá; tổ chức thực hiện đánh giá việc thực thipháp luật, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, tác động của chính sách, phápluật về đất đai đến kinh tế – xã hội và môi trường trên phạm vi cả nước và cácđịa phương; kết quả đánh giá được gửi định kỳ đến Chính phủ, Quốc hội.

4. Cơ quan nhà nước lưu giữ thông tin quy định tạikhoản 2 Điều này có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thôngtin cho cơ quan quản lý hệ thống theo dõi và đánh giá. Cơ quan tài nguyên vàmôi trường có trách nhiệm cập nhật các thông tin trong hệ thống theo dõi, đánhgiá vào hệ thống thông tin đất đai.

5. Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý vàsử dụng đất đai được công khai để các tổ chức, cá nhân tìm hiểu thông tin theoquy định của pháp luật.

6. Chính phủ quy định chi tiết về việc xây dựng vàvận hành hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai.

MỤC 2. THANH TRA, GIẢI QUYẾTTRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI

Điều 201. Thanh tra chuyênngành đất đai

1. Thanh tra chuyên ngành đất đai là hoạt độngthanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhântrong việc chấp hành pháp luật về đất đai, quy định về chuyên môn, kỹ thuật,quản lý thuộc lĩnh vực đất đai.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chỉđạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành đất đai trong cả nước.

Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương chịu tráchnhiệm tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành đất đai tại địa phương.

2. Nội dung thanh tra chuyên ngành đất đai bao gồm:

a) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đaicủa Ủy ban nhân dân các cấp;

b) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đaicủa người sử dụng đất và của tổ chức, cá nhân khác có liên quan;

c) Thanh tra việc chấp hành các quy định về chuyênmôn, nghiệp vụ trong lĩnh vực đất đai.

3. Thanh tra chuyên ngành đất đai có các nhiệm vụsau đây:

a) Thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quannhà nước, người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai;

b) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyềnhoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về đấtđai.

4. Quyền và nghĩa vụ của trưởng đoàn thanh tra,thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra chuyên ngành đất đai, quytrình tiến hành thanh tra chuyên ngành đất đai thực hiện theo quy định của phápluật về thanh tra.

Điều 202. Hòa giải tranh chấpđất đai

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đaitự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp khônghòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp đểhòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệmtổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trìnhtổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã vàcác tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giảitranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn khôngquá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản cóchữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành củaỦy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưutại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổihiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biênbản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấpđất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tàinguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên vàMôi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổiranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Điều 203. Thẩm quyền giải quyếttranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhândân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứngnhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranhchấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấychứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 củaLuật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyếttranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy bannhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theoquy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranhchấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đấtđai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân,cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết;nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịchỦy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định củapháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp làtổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếukhông đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng BộTài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định củapháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đấtđai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết địnhgiải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêmchỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Điều 204. Giải quyết khiếunại, khiếu kiện về đất đai

1. Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩavụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hànhchính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyếtđịnh hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của phápluật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hànhchính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật vềtố tụng hành chính.

Điều 205. Giải quyết tố cáovề đất đai

1. Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật vềquản lý và sử dụng đất đai.

2. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quảnlý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.

Điều 206. Xử lý đối với ngườicó hành vi vi phạm pháp luật về đất đai

1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đaithì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứutrách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai màgây thiệt hại cho Nhà nước, cho người khác, ngoài việc bị xử lý theo quy địnhcủa pháp luật còn phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế cho Nhà nước hoặccho người bị thiệt hại.

Điều 207. Xử lý đối với ngườicó hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đấtđai

1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đaikhi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luậthoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với cáchành vi vi phạm sau đây:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với quyđịnh của pháp luật trong giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất,thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chuyển quyền sử dụng đất, thựchiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai,quản lý hồ sơ địa chính, ra quyết định hành chính trong quản lý đất đai;

b) Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra viphạm pháp luật về đất đai hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đấtđai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;

c) Vi phạm quy định về lấy ý kiến, công bố, côngkhai thông tin; vi phạm quy định trình tự, thủ tục hành chính; vi phạm quy địnhvề báo cáo trong quản lý đất đai.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 208. Trách nhiệm của Chủtịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạmpháp luật về quản lý và sử dụng đất đai

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệmphát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sửdụng đất đai tại địa phương.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệmphát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép,chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; phát hiện, áp dụng biện pháp ngăn chặnvà xử lý kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn, chiếm, đất sử dụngkhông đúng mục đích ở địa phương và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lạitình trạng của đất trước khi vi phạm.

Điều 209. Tiếp nhận và xử lýtrách nhiệm của thủ trưởng, công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý đất đaicác cấp và công chức địa chính cấp xã trong việc vi phạm trình tự thực hiện cácthủ tục hành chính

1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện công chức, viênchức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp, công chức địa chính xã, phường, thịtrấn vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn đối với việc giao đất,cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, làm thủ tụcthực hiện quyền của người sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận thì có quyền gửi đơnkiến nghị đến người có thẩm quyền theo quy định sau đây:

a) Đối với vi phạm của công chức địa chính xã,phường, thị trấn thì gửi kiến nghị đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Đối với những vi phạm của công chức, viên chứcthuộc cơ quan quản lý đất đai cấp nào thì gửi kiến nghị đến thủ trưởng cơ quanquản lý đất đai cấp đó;

c) Đối với vi phạm của thủ trưởng cơ quan quản lýđất đai thì gửi kiến nghị đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp.

2. Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngàynhận được đơn kiến nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc thủ trưởng cơ quan quảnlý đất đai quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm xem xét, giải quyết vàthông báo cho người có kiến nghị biết.

Chương 14.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 210. Điều khoản chuyểntiếp

1. Người được Nhà nước cho thuê đất trước ngày 01tháng 7 năm 2004 đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc trả trước tiềnthuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã trả tiền còn lại ít nhất là 05năm thì tổ chức kinh tế có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 174 của Luậtnày; hộ gia đình, cá nhân có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 179của Luật này.

2. Trường hợp nhà đầu tư được Nhà nước cho thuê đấtthu tiền thuê đất hàng năm để đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khucông nghiệp, cụm công nghiệp khu chế xuất mà đã cho thuê lại đất có kết cấu hạtầng theo hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê trước ngàyLuật này có hiệu lực thi hành thì phải nộp tiền cho Nhà nước theo quy định củaChính phủ; người thuê lại đất có quyền và nghĩa vụ như được Nhà nước cho thuêđất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê sau khi chủ đầu tư đã nộp đủ tiềnthuê đất vào ngân sách nhà nước.

3. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nôngnghiệp đã được giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụngđất nông nghiệp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, khi hết thời hạn sửdụng đất nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy địnhtại khoản 1 Điều 126 của Luật này. Thời hạn sử dụng đất được tính từ ngày 15tháng 10 năm 2013 đối với trường hợp hết hạn vào ngày 15 tháng 10 năm 2013 theoquy định của Luật đất đai năm 2003; tính từ ngày hết thời hạn giao đất đối vớitrường hợp hết hạn sau ngày 15 tháng 10 năm 2013.

4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nôngnghiệp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứngnhận thì thời hạn sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhận tính từ ngày Luật này cóhiệu lực thi hành.

5. Đối với đất được Nhà nước giao cho tổ chức kinhtế để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng theo dự án, đất có nguồn gốc trúng đấu giáquyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 của các tổ chức kinh tế sửdụng mà không xác định thời hạn sử dụng đất thì thời hạn sử dụng đất được thựchiện theo quy định của Chính phủ.

6. Đối với những dự án, hạng mục đã chi trả xongbồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thìkhông áp dụng theo quy định của Luật này. Trường hợp những dự án, hạng mục đãphê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc đang thực hiện chi trảbồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được phê duyệt trước ngàyLuật này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo phương án đã phê duyệt, khôngáp dụng theo quy định của Luật này.

7. Đối với trường hợp được giao đất, thuê đất,chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất trước ngày Luật này cóhiệu lực thi hành mà người sử dụng đất chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính thìthời điểm tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của Chính phủ.

8. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng diện tích đấtnông nghiệp được giao vượt hạn mức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thìphải chuyển sang thuê đất theo quy định của Luật này.

9. Chính phủ quy định việc xử lý đối với một sốtrường hợp cụ thể đang sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai và các trườnghợp đã bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thihành.

Điều 211. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7năm 2014.

Luật đất đai số 13/2003/QH11 và Nghị quyết số49/2013/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội về kéo dài thời hạn sử dụngđất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia đình,cá nhân hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

2. Bãi bỏ Điều 57 của Luật hàng không dân dụng ViệtNam số 66/2006/QH11; Điều 2 của Luật số 34/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung Điều 126của Luật nhà ở và Điều 121 của Luật đất đai; Điều 4 của Luật số 38/2009/QH12sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;Điều 264 của Luật tố tụng hành chính số 64/2010/QH12; các quy định về trưngdụng đất trong Luật trưng mua, trưng dụng tài sản số 15/2008/QH12.

Điều 212. Quy định chi tiết

Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản đượcgiao trong Luật.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Sinh Hùng

 

Tải file về máy

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Luật đất đai năm 2013
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com