Kinh doanh quán nhỏ có cần đăng ký giấy phép kinh doanh không? mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Xin chào luật sư. Tôi có ý định mở quán cháo lòng, vậy có cần xin giấy phép kinh doanh không?
Nguyễn Văn Ngọ

Bài viết liên quan
–  Kinh doanh quán nhỏ có cần đăng ký giấy phép kinh doanh không?
–  Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể
–  Quy định về thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
–  Kinh doanh online nhỏ lẻ mặt hàng kính ngắm quang học cho súng hơi có phải đăng ký kinh doanh không?
–  Phân biệt Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đầu tư

Cơ sở pháp lý: 

– Nghị định 39/2007/NĐ-CP về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh
– Nghị định 124/2015 NĐ-CP sửa đổi Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ban hành ngày 19/11/2015

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật LVN, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật LVN xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đăng ký giấy phép kinh doanh.

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
“Trong Nghị định này, một số từ ngữ được hiểu như sau:
1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;”

Do thông tin bạn cung cấp chưa rõ ràng, nên chúng tôi phân tích dựa trên hai trường hợp sau:

Thứ nhất, những trường hợp mà Nghị định 39/2007/NĐ-CP hướng đến chính là những quán nhỏ thường xuất hiện ở vỉa hè, trong ngõ hẻm. Vì vậy nếu bạn hoặc gia đình bạn tự kinh doanh với quy mô nhỏ; kinh doanh quà vặt: bánh, đồ ăn, nước uống,… có giá thành thấp; không xây dựng cơ sở vật chất kiên cố, không có biển hiệu, quảng cáo; có hoặc không có địa điểm cố định thì bạn không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Tuy nhien, trường hợp kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống, cá nhân hoạt động thương mại phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với việc kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ này.

 

Thứ hai, bạn muốn đầu tư cơ sở vật chất cố định, khang trang; kinh doanh với quy lớn hơn; có bảng hiệu quảng cáo, tên cửa hàng và có thêm nhân viên hỗ trợ kinh doanh tại đó một các thường xuyên, ổn định thì bắt buộc phải đăng kí kinh doanh tại phòng đăng kí kinh doanh cấp Quận, huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh phải kinh doanh đúng với ngành nghề đã đăng kí trên giấy phép đăng kí kinh doanh.
Nếu tiến hành hoạt động kinh doanh như trên mà không đăng kí cấp giấy chứng nhận hộ kinh doanh là vi phạm pháp luật, sẽ bị lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 2, Điều 6, Nghị định 124/2015 NĐ-CP quy định xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các hành vi kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh theo quy định. 

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về đăng ký giấy phép kinh doanh. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Phương Anh

Để được giải đáp thắc mắc về: Kinh doanh quán nhỏ có cần đăng ký giấy phép kinh doanh không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com