Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Ngô Thị Ngăn
Bài viết liên quan:
– Cai nghiện tự nguyện và chế độ thăm gặp thân nhân
– Quy định về việc gặp gỡ, thăm hỏi nhân thân đang bị tạm giam
– Chế độ thăm gặp phạm nhân
– Vợ chưa đăng kí kết hôn có được thăm gặp chồng là phạm nhân ?
– Bị tái nghiện sau khi cai nghiện thì có bị đưa đi cai nghiện bắt buộc không?
|
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Thông tư 14/2014/TT-BLĐTBXH ban hành biểu mẫu về lập hồ sơ đề nghị, thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và hướng dẫn xây dụng nội quy, quy chế đối với học viên của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
|
Theo quy định tại khoản 1 điều 28 Nghị định 221/2013/NĐ-CP thì:
Điều 28. Chế độ thăm, gặp thân nhân
1. Học viên được quyền thăm gặp thân nhân tại phòng thăm gặp của cơ sở cai nghiện bắt buộc, một tuần một lần, mỗi lần không quá 02 giờ và tối đa không quá 03 thân nhân. Trường hợp gặp lâu hơn phải được Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc đồng ý và tối đa không quá 04 giờ. Học viên có vợ hoặc chồng, được Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc xem xét, cho phép thăm gặp tại phòng riêng của cơ sở cai nghiện bắt buộc một lần trong tháng và tối đa không quá 48 giờ cho một lần gặp. Căn cứ quy mô và điều kiện, cơ sở cai nghiện xây dựng phòng để học viên thăm gặp gia đình.
|
Theo đó, thân nhân của học viên có quyền được thăm gặp tại phòng thăm gặp của cơ sở cai nghiện bắt buộc 01 lần/tuần.
Thân nhân của học viên khi vào thăm phải xuất trình chứng minh thư hoặc giấy tờ khác có ảnh của cơ quan có thẩm quyền cấp và khai báo về quan hệ với học viên với cán bộ phụ trách thăm gặp theo quy định tại khoản 2 điều 9 Thông tư 14/2014/TT-BLĐTBXH:
Điều 9. Thăm gặp thân nhân
…
2. Khi tới thăm gặp học viên, thân nhân học viên xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có ảnh của cơ quan có thẩm quyền cấp và khai báo quan hệ với học viên với cán bộ phụ trách thăm gặp. Trường hợp thăm gặp tại phòng dành riêng cho vợ, chồng ngoài giấy tờ trên phải có giấy đăng ký kết hôn hoặc có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú về tình trạng hôn nhân.
3. Cán bộ phụ trách thăm gặp có trách nhiệm: kiểm tra giấy tờ của thân nhân, đối chiếu số lần thăm gặp trong sổ theo dõi thăm gặp của cơ sở cai nghiện bắt buộc (Mẫu số 13); hướng dẫn và cùng thân nhân, học viên thực hiện thủ tục thăm gặp theo quy chế thăm gặp thân nhân của cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trường hợp không đủ điều kiện thăm gặp phải giải thích rõ cho thân nhân và học viên biết.
Theo đó, nếu hai người chung sống với nhau và chưa đăng ký kết hôn cũng như không có tên trong hộ khẩu để chứng minh quan hệ thân nhân thì không được phép vào thăm học viên tại cơ sở cai nghiện bắt buộc.
|
Từ những phân tích trên, một người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền được thăm gặp thân nhân với các điều kiện theo quy định của pháp luật. Thân nhân khi vào thăm cần xuất trình các giấy tờ cần thiết và chứng minh quan hệ với học viên.
Chuyên viên: Khánh Lâm
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Lại Thị Khánh Lâm
Để được giải đáp thắc mắc về: Không có tên trong hộ khẩu có được đi thăm người trong cơ sở cai nghiện bắt buộc không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn